Hoàn thiện hành lang pháp lý

Một phần của tài liệu Phát triển các công cụ tài chính trên thị trường bất động sản Việt Nam (Trang 50 - 51)

Thị trường bất động sản Việt Nam hiện nay hiện vẫn còn non trẻ với nhiều vướng mắc bất cập. Vì vậy cần có sự can thiệp của nhà nước, mục tiêu trước mắt là lành mạnh hóa thị trường bất động sản, củng cố tạo tiền đề cho thị trường phát triển bền vững. Tác động đến thị trường bất động sản bao gồm hệ thống pháp luật liên quan đến đất đai, quy hoạch, xây dựng và pháp luật về tài chính, nên việc hoàn thiện thị trường bất động sản không chỉ dựa vào các đạo luật riêng rẽ. Cần phải sửa đổi đồng bộ các đạo luật có liên quan, như Luật Đất đai, Luật Nhà ở, Luật xây dựng, Luật Kinh doanh bất động sản…

Vai trò của nhà nước trong việc khơi thông dòng vốn cho thị trường bất động sản là ban hành các luật, quy định cụ thể cho các công cụ tài chính trên thị trường.

Trước hết, là việc ban hành, xây dựng khung pháp lý cho các quỹ đầu tư, đặc biệt là quỹ REIT. Để khuyến khích phát triển các quỹ đầu tư, các công ty đầu tư dưới dạng các công ty cổ phần để huy động vốn đầu tư của công chúng và các nguồn đầu tư trong và ngoài nước cho thị trường bất động sản. Chính các định chế này đóng vai trò trung gian giữa những nhà đầu tư không chuyên nghiệp với nhà đầu tư chuyên nghiệp về thị trường bất động sản. Thực tế cho thấy, một số mô hình mới được xây dựng thí điểm (như các Quỹ Đầu tư Phát triển địa phương) sau nhiều năm hoạt động mà vẫn chưa có hẳn khung pháp lý điều chỉnh hoạt động, thường phải vay mượn những quy định pháp lý của những tổ chức, doanh nghiệp tương tự để hoạt động thì luôn gặp khó khăn trong định hướng hoạt động cũng như là trong tổ chức bộ máy… Vì vậy về lâu dài, để các quỹ đầu tư bất động sản có thể tồn tại và phát triển ở Việt Nam và thu hút các nhà đầu tư, Chính phủ Việt Nam nên sớm ban hành luật về các quỹ này, đồng thời cũng cần có luật để bảo vệ các nhà đầu tư tham gia vào quỹ. Điều quan trọng là các luật này phải đảm bảo được tính minh bạch về thông tin cũng như ưu đãi về thuế.

Hoàn thiện và phát triển thị trường cầm cố - thế chấp, đặc biệt là hình thành thị trường thứ cấp. Trước hết Chính phủ cần rà soát lại tất cả quy trình thủ tục liên quan đến thế chấp bất động sản từ giai đoạn thế chấp đến giai đoạn sai áp phát mãi bất động sản, hiện nay, các thủ tục này còn rất phức tạp, làm nản lòng nhiều tổ chức tín dụng. Ngoài ra, nên xem xét việc cho phép thế chấp – cầm cố bằng bất động sản tại các ngân hàng nước ngoài là hướng mở rộng cũng rất hiệu quả. Lực vốn của các ngân hàng trong nước rất hạn chế, việc mở rộng thị trường thế chấp - cầm cố với sự tham gia của các tổ chức tín dụng nước ngoài là một cách khơi được nguồn vốn rất mạnh cho đầu tư. Việc mở rộng thị trường thế chấp - cầm cố là một giải pháp đúng đắn cho việc tăng vốn đầu tư đối với thị trường bất động sản hiện nay.

Đối với các công cụ tài chính khác như trái phiếu bất động sản, chứng chỉ bất động sản cũng cần phải ban hành quy định và luật cụ thể. Ngoài ra, để hỗ trợ tạo tính thanh khoản cho các công cụ tài chính trên trên thị trường chứng khoán cần hoàn thiện khung pháp lý cho thị trường chứng khoán phát triển lành mạnh.

Một phần của tài liệu Phát triển các công cụ tài chính trên thị trường bất động sản Việt Nam (Trang 50 - 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(55 trang)