Thị trường nước ngoài

Một phần của tài liệu Phân tích tình hình tiêu thụ và đề xuất một số biện pháp nhằm đẩy mạnh sản lượng tiêu thụ tại công ty May Phố Hiến (Trang 29 - 30)

 Thị trường EU: là một trong những thị trường lớn của Việt Nam, hàng năm EU nhập khoảng trên 80 tỷ USD quần áo. Hiện nay hạn ngạch mà EU cấp cho Việt Nam hàng năm khoảng 27 nghìn tấn hàng dệt may,trị giá trên 800 triệu USD. Việt nam và EU đã ký hiệp định về hàng may mặc từ tháng 12/1992, đến năm 2000 chúng ta đã đàm phán gia hạn hiệp định về “ Buôn bán hàng dệt-may mặc” đến năm 2002 thay vì đến năm 2000 . Trong hiệp định qui định rõ danh mục hàng hoá và kim ngạch mà Việt Nam được đưa vào EU tổng cộng 151 nhóm hàng trong đó có 122 nhóm hàng theo hạn ngạch và 29 nhóm hàng phi hạn ngạch. Đặc biệt, hiệp định còn qui định rõ Việt Nam và EU sẽ xem xét đến khả năng tăng số lượng có tính đến nhu cầu của ngành công nghiệp dệt EU và khả năng xuất khẩu của Việt nam . Đây là thị trường lớn, các doanh nghiệp Việt nam cần tuân thủ các quy định để không làm tổn hại đến quan hệ giữa nước ta và cộng đồng kinh tế Châu âu.

 Thị trường Nhật Bản là thị trường lớn lại không cần hạn ngạch.Năm 1997, hàng dệt may của ta xuất khẩu sang Nhật xấp xỉ đạt 200 triệu USD, chủ yếu là áo jacket,sơ mi nam,áo kimono... Đây là thị trường khó tính nhưng chứa đựng rất nhiều tiềm năng.

 Thị trường CANADA là thị trường cần có hạn ngạch, hàng dệt may của ta vào thị trường này chủ yếu là quần áo thể thao, áo sơ mi, áo dài phụ nữ. Con người Canada hiếu khách, lịch sự vừa phóng khoáng nên sản phẩm dệt may của chúng ta xuất sang cũng có phần dễ dàng hơn các thị trường khác. Tuy nhiên , ở thị trường này thì số lượng đối thủ cạnh tranh cũng rất nhiều. Theo số liệu thống kê thì đây là thị trường lớn thứ ba của Việt nam

 Thị trường Hoa kỳ và Bắc Mỹ: Hàng năm Mỹ phải nhập khoảng 34 tỷ USD quần áo. Nguồn nhập chủ yếu từ các nước châu á như:

Đài Loan :4 tỷ Hàn Quốc :3 tỷ Các nước ASEAN :2,5 tỷ

Năm 1998, Mỹ mới nhập của Việt nam khoảng 10 triệu USD, tuy nhiên thị trường này có tiềm năng rất lớn, gấp đôi thị trường Châu Âu.

 Thị trường Châu Á: Trong các nước Châu Á, Việt Nam có quan hệ làm ăn với các đối tác ở các nước như: Hồng Kông, Trung Quốc, Đài Loan,Hàn Quốc, Singapore,Irăc...Các công ty ở các nước này vừa là người đặt gia công vừa là người môi giới trung gian giữa Việt Nam và khách hàng Châu Âu, họ thường mua hàng may mặc của Việt Nam để thực hiện tái xuất khẩu.

Một phần của tài liệu Phân tích tình hình tiêu thụ và đề xuất một số biện pháp nhằm đẩy mạnh sản lượng tiêu thụ tại công ty May Phố Hiến (Trang 29 - 30)