BIỂU ĐỒ KIM NGẠCH XUẤT NHẬP KHẨU

Một phần của tài liệu Kinh doanh nhập khẩu của Công ty cổ phần Thiết bị - Thực trạng và giải pháp (Trang 42 - 53)

. Hình thức doanh nghiệp: công ty cổ phần có tư cách pháp nhân; hạch toán kinh tế độc lập, có con dấu riêng

BIỂU ĐỒ KIM NGẠCH XUẤT NHẬP KHẨU

1. Đặc điểm kinh doanh của công ty cổ phần thiết bị.

BIỂU ĐỒ KIM NGẠCH XUẤT NHẬP KHẨU

Nhập khẩu Xuất khẩu

1.1.Phân tích tình hình nhập khẩu của Công ty phân theo mặt hàng nhập khẩu

Trong quá trình hội nhập nền kinh tế của nước ta đã có những bước phát triển lớn, nền kinh tế luôn duy trì mức tăng trưởng 7% - 8% một năm. Đi kèm với sự phát triển kinh tế và quá trình công nghiệp hóa thì nhu cầu xây dựng và vận tải trong nước cũng giá tăng theo, vì thế trong giai đoan này nhu cầu về nguyên vật liệu dùng cho sản xuất và xây dựng rất lớn kéo theo đó là nhu cầu về máy móc thiết bị cũng tăng theo. Điều này được thể hiện một phần nào đó trong cơ cấu mặt hàng nhập khẩu của Công ty cổ phần Thiết bị.

Bảng 9: Cơ cấu mặt hàng nhập khẩu của công ty cổ phần Thiết bị

Đơn vị: USD

Mặt hàng

Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Giá trị Tỷ trọng (%) Giá trị Tỷ trọng (%) Giá trị Tỷ trọng (%) Phôi thép 13.570.027 78,42 4.336.580 80,82 6.608.776 80,66 Thép cuộn không gỉ 611.729 3,53 259.701 4,84 662.312 8.08 Thép cuộn cán nóng 813.395 4,7 38.708 0,72 - - Thép không gỉ 811.230 4,69 46.526 0,88 78.680 0,96 Thép cuộn cán nguội 517.218 2,98 410.767 7,66 - - Nhôm tấm 54.919 0,32 - - 68.147 0,83 Màng PVC 65.520 0,38 66.600 1,24 76.840 0,94 Nguyên vật liệu 17.731 0,1 15.795 0,3 210.783 2,57 Máy móc thiết bị - - 23.758 0,44 - - Mặt hàng khác 382.353 4,87 167.433 3,1 487.546 5,96 Tổng kim ngạch NK 17.304.122 100 5.365.868 100 8.193.084 100

Nguồn: Tổng hợp từ Báo cáo hàng nhập về của Phòng kinh doanh 2

Qua số liệu của bảng 8 ta có những nhận định sơ bộ về cơ cấu mặt hàng nhập khẩu của công ty

Thứ nhất, ta thấy cơ cấu mặt hàng nhập khẩu của Công ty rất đa dạng và phong phú. Nó thể hiện sự linh động và nhạy cảm với thị trường của Công ty. Tuy nhiên năm 2007 số lượng mặt hàng có xu hướng giảm.

Trong số các mặt hàng nhập khẩu phải kể đến mặt hàng phôi thép, một trong những mặt hàng nhập khẩu chính của công ty và luôn chiếm tới trên 75% kim ngạch nhập khẩu hàng hóa hàng năm của công ty.

nước. Sự thay đổi lớn nhất có thể nói đến đó là nhóm các mặt hàng thép và sự thay đổi lớn nhất về giá trị nhập khẩu mà ta có thể thấy rõ đó là mặt hàng phôi thép. Xét về tương đối thì sự thay đổi này không phải là lớn lắm cụ thể là năm 2005 tỷ trọng nhập khẩu của mặt hàng này chiếm 78,42% kim ngạch nhập khẩu của công ty, năm 2006 là 80,82%, năm 2007 là 80,66% giảm 0,16% so với năm 2006. Đây là con số không lớn, tuy nhiên nếu xét về số tuyệt đối thì đây lại là con số rất lớn. Nếu năm 2005 giá trị nhập khẩu của mặt hàng này là 13.570.027USD thì năm 2006 giá trị này giảm xuống còn 4.336.580 USD tức là giảm đi khoảng 68%. Đến năm 2007 giá trị nhập khẩu của mặt hàng này có tăng đạt 6.608.776 USD. Nhưng ngược lại với phôi thép thì các mặt hàng màng nhưa PVC, nguyên vật liệu lại tăng về giá trị nhập khẩu. Cụ thể 2006 nhựa PVC tăng 1,6% đạt 66.600 USD, năm 2007 nhựa PVC tăng 15,4% so với năm 2006 và đạt 76.840

Từ những phân tích ở trên ta thấy, những sự thay đổi lớn về cơ cấu mặt hàng nhập khẩu của Công ty từ năm 2005- 2007 là do: Với mặt hàng thép trước đây trong nước việc sản xuất phôi thép là rất hạn chế và phôi thép sản xuất trong nước có chất lượng thấp, sản lượng nhỏ chưa đủ để đáp ứng nhu cầu trong nước nên phải nhập khẩu nhiều. Năm gần đây, các nhà sản xuất đã bắt đầu thay đổi công nghệ, nhiều nhà máy sản xuất thép được xây dựng nên lượng cung cũng như chất lượng hàng hóa được gia tăng từ đó giảm đi nhu cầu nhập khẩu.

1.2.Phân tích kết quả kinh doanh hàng nhập khẩu của công ty.

Bảng 10: Kết quả kinh doanh của nhập khẩu của công ty giai đoạn 2005-2007

Đơn vị:1000 VND

Chỉ tiêu Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007

Tổng doanh thu bán hàng NK 362.704.641 347.208.721 358.231.602 Tổng chi phí kinh doanh NK 362.130.983 347.111.779 357.475.495

Lợi nhuận trước thuế 573.658 396.942 486.107

Nguồn: Phòng tài chính kế toán

Qua bảng trên ta thấy hiệu quả kinh doanh hàng nhập khẩu của công ty từ năm 2005-2007 có sự lên xuống theo biến động của thị trường. Năm 2005 tổng doanh thu bán hàng nhập khẩu của công ty đạt 362.704.641 nghìn đồng, lợi nhuận trước thuế của công ty đạt khá cao là 573.658 nghìn đồng. Điều này cho thấy doanh thu bán hàng nhập khẩu năm 2005 của công ty cao, hiệu quả kinh doanh khá tốt. Từ đó cho thấy khâu quản lý tương đối tốt đã tiết kiệm được chi phí. Tuy nhiên sang năm 2006, con số này đã có sự thay đổi. Năm 2006 đã có những thay đổi rõ rệt trong cả doanh thu và lợi nhuận trước thuế, doanh thu bán hàng nhập khẩu của công ty chỉ đạt 347.208.721 nghìn đồng và lợi nhuận trước thuế chỉ đạt 396.942 nghìn đồng. Sang năm 2007 tình hình đã cải thiện hơn, doanh thu bán hàng nhập khẩu đã tăng và đạt 358.234.602 nghìn đồng. Điều này chứng minh cho sự phản ứng nhanh kịp thời của lãnh đạo công ty, công ty đã thực hiện quản lý tốt, tiết kiệm được tối đa chi phí, chống lãng phí.

1.3.Phân tích kết quả kinh doanh hàng nhập khẩu của công ty phân theo bộ phận bán hàng

Công ty cổ phần Thiết bị - Bộ Thương mại là công ty tổ chức kinh doanh theo hướng chuyên môn hóa. Đây là một phương pháp phát huy được nhiều lợi thế của mỗi bộ phận đồng thời không tao ra sự cạnh tranh về mặt hàng giữa các

doanh chú trọng vào mặt hàng mà họ kinh doanh, từ đó nâng cao hiệu quả kinh doanh. Các bộ phận bán hàng của công ty được bố trí như sau: Phòng kinh doanh 1 chuyên kinh doanh thiết bị, máy móc, phương tiện vận tải, các loại nguyên vật liệu. Phòng kinh doanh 2 chuyên kinh doanh các mặt hàng thép như: phôi thép, thép cuộn không gỉ, thép không gỉ, thép cuộn cán nóng, thép cuộn cán nguội, nhôm tấm, màng PVC…Tiếp đó là một hệ thống gồm 5 cửa hàng kinh doanh các mặt hàng: phụ tùng ô tô, xăm lốp, một số máy móc thông dụng …Sự phân chia này phù hợp với quy mô của từng bộ phận, giúp cho các bộ phận phát huy được tối đa năng lực của mình. Dưới đây là bảng tổng hợp tình hình kinh doanh hàng nhập khẩu của từng bộ phận trong công ty giai đoạn 2005-2007

Bảng 11: Kết quả kinh doanh hàng nhập khẩu phân theo bộ phận kinh doanh

Đơn vị: 1000 VND

TT Bộ phận Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007

1 Phòng kinh doanh 1 12.039.970 15.087.246 13.826.1352 Phòng kinh doanh 2 315.674.971 286.401.556 292.858.137 2 Phòng kinh doanh 2 315.674.971 286.401.556 292.858.137 3 Cửa hàng số 1 5.908.757 8.234.158 10.130.236 4 Cửa hàng số 2 9.288.038 11.024.672 10.076.145 5 Cửa hàng số 3 4.651.990 6.241.312 8.132.673 6 Cửa hàng số 4 5.272.741 7.168.342 9.035.416 7 Cửa hàng số 5 9.868.174 13.051.435 14.172.860 Doanh thu bán hàng nhập khẩu 362.704.641 347.208.721 358.231.602

Nguồn: Phòng tài chính kế toán

Từ bảng số liệu trên ta thấy phòng kinh doanh 2 có doanh thu bán hàng nhập khẩu chiếm tỷ trọng cao nhất trong các bộ phận kinh doanh với tỷ trọng doanh thu bán hàng nhập khẩu hàng năm bình quân chiếm trên 80%. Để có được kết quả như vậy là do phòng kinh doanh 2 đảm nhiệm chuyên môn hoá

kinh doanh các mặt hàng thép, vật liệu cầu…Như ta đã biết mặt hàng phôi thép là một trong những mặt hàng kinh doanh chủ lực của công ty và luôn chiếm trên 70% kim ngạch nhập khẩu của công ty. Mặt khác, trong những năm gần đây nhu cầu về mặt hàng này tại thị trường trong nước ngày càng gia tăng, vì thế nó càng giữ vai trò quan trọng hơn trong các mặt hàng kinh doanh chiến lược cuả công ty. Bên cạnh sự lớn mạnh của phòng kinh doanh 2 thì các bộ phận khác như phòng kinh doanh 1, hệ thống 5 cửa hàng chưa phát huy hết được năng lực kinh doanh của mình, doanh thu còn chưa lớn, chỉ có cửa hàng số 2 và cửa hàng số 5 là doanh thu khá cao. Sự chênh lệch về doanh thu bán hàng này cũng có thể giải thích bởi phòng kinh doanh 1 và phòng kinh doanh 2 là các bộ phận chủ yếu tập trung kinh doanh theo hình thức bán buôn, còn hệ thống 5 cửa hàng chủ yếu là bán lẻ, nên sự chênh lệch về doanh thu là điều dễ hiểu. Tuy vậy, năm 2006 doanh thu của phòng kinh doanh 2 có sự giảm sút, đến năm 2007 đã có sự tăng trở lại nhưng doanh thu của phòng kinh doanh 1 lại giảm. Công ty cần có biện pháp tìm hiểu nguyên nhân và đưa ra những giải pháp nhằm nâng cao hơn hiệu quả kinh doanh giúp cho các bộ phận kinh doanh của công ty phát triển đồng đều hơn, tránh tình trạng phát triển quá lệch gây tác động không tốt tới hiệu quả kinh doanh của toàn công ty, không tận dụng hết được nguồn lực bên trong gây lãng phí nguồn lực và tạo ra gánh nặng lớn cho các bộ phận kinh doanh phát triển hơn. Sự phát triển không đều giữa hai phòng kinh doanh với vai trò ngang nhau này có thể sẽ dẫn đến xu hướng ỷ lại, đồng thời cũng gây sức ép đối với phòng kinh doanh 2. Điều này có thể mang lại rủi ro cao hơn cho công ty trong kinh doanh khi mà tập trung qúa lớn vào một nhóm mặt hàng. Bởi vì nếu chỉ cần biến động không có lợi trên thị trường có thể sẽ dẫn đến những khó khăn lớn cho công ty mà không có nguồn khác đủ mạnh để bù đắp lại nhằm duy trì sự ổn định (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

1.4. Phân tích tình hình kinh doanh nhập khẩu của công ty theo khu vực địa lý.

Đánh giá tình hình kinh doanh nhập khẩu của công ty theo khu vực địa lý phần nào giúp ta hiểu được thị trường tiêu thụ nội địa của công ty.

Bảng 12: Kết quả bán hàng nhập khẩu phân theo khu vực địa lý

Miền

Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007

Giá trị trọngTỷ (%) Giá trị Tỷ trọng (%) Giá trị Tỷ trọng (%) Miền Bắc 277.469.050 76,5 272.884.970 78,6 277.385.162 77,4 Miền Trung 33.731.532 9,3 28.015.627 8,07 31.125.314 8,69 Miền Nam 51.504.059 14,2 46.308.124 13,33 49.721.126 13,91 Tổng 362.704.641 100 347.208.721 100 358.231.602 100

Nguồn: Phòng kinh doanh 2

Qua bảng số liệu trên ta thấy thị trường tiêu thụ chính của công ty tập trung chủ yếu ở miền Bắc với tỷ lệ trung bình trong 3 năm chiếm 77,5% doanh thu bán hàng nhập khẩu của công ty. Điều này có thể được giải thích như sau: Công ty đã trải qua gần 50 năm hình thành và phát triển với trụ sở chính cũng như hệ thống cửa hàng bán lẻ đặt tại Hà Nội. Tuy hình thành và phát triển trong gần 50 năm nhưng những năm gần đây công ty mới mở rộng thị trường tiêu thụ của mình ra miền Trung và miền Nam với thị phần vẫn còn nhỏ. Điều này cho thấy mạng lưới phân phối và tiêu thụ của công ty còn yếu kém. Công ty quá tập trung vào thị trường miền Bắc đặc biệt thị trường tại Hải Phòng mà chưa chú trọng tới việc mở rộng thị trường tiềm năng đặc biệt là thị trường miền Nam. Sự chênh lệch lớn về tỷ trọng như trên là do nguyên

nhân: Thứ nhất, do công ty còn hạn chế nguồn nhân lực và mạng lưới phân phối. Thứ hai, việc mở rộng thị trường sang hai khu vực còn lại đòi hỏi chi phí vận chuyển hàng hoá tăng cao mà hiện nay việc nhập khẩu của công ty vẫn chủ yếu thông qua cảng Hải Phòng

1.5.Phân tích tình hình kinh doanh nhập khẩu của công ty theo khách hàng

Do đặc điểm ngành hàng mà công ty kinh doanh nên khách hàng của công ty chủ yếu là người mua công nghiệp.

Bảng 13: Doanh thu bán hàng nhập khẩu theo khác hàng

Đơn vị: 1000 VND

Tên khách hàng

Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Giá trị Tỷ trọng (%) Giá trị Tỷ trọng (%) Giá trị Tỷ trọng (%)

Cty TNHH thương mại SaNa 28.256.232 7,79 26.172.341 7,54 29.720.141 8,30 Cty sản xuất thép Úc SSE 82.704.600 28,80 81.246.178 23,40 84.137.622 23,49 Cty LDSX thép Việt-Uc 197.297.614 54,40 185.620.865 53,46 188.367.146 52,58 Cty thép và vật tư CN SIMCO 4.083.565 1,13 3.687.150 1,06 3.823.637 1,07 Nhà máy ống thép Việt-Đức

VGPIPE 34.046.971 9,39 37.653.711 10,84 39.271.866 10,96Khách hàng khác 16.315.659 4,50 11.828.476 3,70 12.911.190 3,6 Khách hàng khác 16.315.659 4,50 11.828.476 3,70 12.911.190 3,6 Tổng doanh thu bán hàng NK 362.704.641 100 347.208.721 100 358.231.602 100

Nguồn: Phòng kinh doanh 2

Qua bảng số liệu trên ta thấy những khách hàng lớn của công ty như: Công ty sản xuất thép Úc SSE, công ty liên doanh sản xuất thép Việt Úc, nhà máy ống thép Việt Đức VGPIPE…Do đặc điểm của ngành hàng luôn yêu cầu một chất lượng tốt ổn định, đặc biệt về mặt kỹ thuật của sản phẩm. Vì thế nên công ty luôn quan tâm chú trọng đến chất lượng hàng hóa nhằm đáp ứng tốt nhất nhu cầu của khách hàng và bảo đảm được chữ tín trong kinh doanh. Do vậy công ty đã duy trì được mối quan hệ với bạn hàng, với đối tác qua nhiều năm rất tốt. Công ty đã có những bạn hàng truyền thống như: Công ty sản

các mặt hàng như phôi thép, thép cuộn cán nóng..Do hai công ty trên là doanh nghiệp sản xuất thép nên phôi thép, thép cuộn cán nóng là những nguyên vật liệu không thể thiếu được trong quá trình sản xuất. Do vậy để đảm bảo cho quá trình sản xuất được ổn định và liên tục nên cả hai công ty trên đều lựa chọn hình thức mua theo đơn đặt hàng. Vì thế mà khối lượng tiêu thụ của nhóm khách hàng này rất lớn. Trong 3 năm qua, công ty liên doanh sản xuất thép Việt –Úc đã tiêu thụ một khối lượng lớn với tổng giá trị trung bình lên tới trên 185 tỷ đồng tương ứng với trên 52% doanh thu bán hàng nhập khẩu của công ty cổ phần Thiết bị. Sau đó là công ty sản xuất thép Úc SSE với tổng giá trị tiêu thụ bình quân trên 80 tỷ đồng tương ứng với trên 22% doanh thu bán hàng nhập khẩu của công ty cổ phần Thiết bị.

Nhóm khách hàng thứ hai với doanh số tiêu thụ nhỏ hơn nhưng cũng không kém phần quan trọng, vì nó giúp cho công ty duy trì thị phần của mình và tạo điều kiện mở rộng thị trường tiêu thụ của công ty. Công ty thương mại SaNa, Nhà máy ống thép Việt – Đức với tổng giá trị lên tới trên 50 tỷ đồng tương đương với 17% doanh thu bán hàng nhập khẩu của công ty. Các mặt hàng tiêu thụ chủ yếu thuộc nhóm này đó là: nguyên vật liệu, màng nhựa PVC, nhôm tấm, thép không gỉ..

Nhóm khách hàng thứ ba bao gồm những khách hàng nhỏ, số lượng tiêu thụ ít, tuy nhiên nhóm khách hàng này chiếm số lượng tương đối đông nên tổng giá trị tiêu thụ các mặt hàng của công ty là tương đối lớn.

Qua số liệu ở bảng trên ta thấy công ty đã rất chú trọng trong xây dựng mối quan hệ lâu dài với khách hàng, nên khách hàng của công ty rất phong phú, đa dạng cả về loại hình và hình thức. Bên cạnh đó, công ty cần phải quan tâm đến một số vấn đề như: số lượng khách hàng lớn của công ty tương đối ít, hoạt động kinh doanh của công ty chủ yếu phục vụ cho nhóm khách hàng này là chính nên công ty rất dễ bị phụ thuộc và thụ động trước những biến động trong kinh doanh của công ty. Điều này sẽ ảnh hưởng rất lớn tới việc chủ động trong kinh doanh của công ty và dễ bị gây sức ép về giá cả và các điều kiện

khác. Do vậy công ty cần tăng tỷ lệ doanh thu từ những nhóm khách hàng khác nhằm đảm bảo một sự phát triển ổn định và chủ động hơn cho công ty.

1.6.Phân tích tình hình kinh doanh nhập khẩu của công ty theo phương thức bán hàng.

Phân tích kinh doanh nhập khẩu của công ty theo phương thức bán

Một phần của tài liệu Kinh doanh nhập khẩu của Công ty cổ phần Thiết bị - Thực trạng và giải pháp (Trang 42 - 53)