. Hình thức doanh nghiệp: công ty cổ phần có tư cách pháp nhân; hạch toán kinh tế độc lập, có con dấu riêng
2. Đánh giá và vấn đề đặt ra cho kinh doanh nhập khẩu
2.1. Điểm mạnh
- Đội ngũ nhân viên có trình độ và nhiệt huyết: Trong hoạt động kinh doanh nhập khẩu công ty có thế mạnh mà doanh nghiệp nào cũng mong muốn. Đó là yếu tố con người của công ty. Công ty cổ phần Thiết bị có những người lãnh đạo dám nghĩ, dám làm, quyết đoán, sáng tạo và những quyết định luôn được đưa ra kịp thời và tạo điều kiện cho các bộ phận khác hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Bên cạnh đó, đội ngũ nhân viên tâm huyết có năng lực của công ty là yếu tố quyết định những thành công trong các thương vụ. Với bộ máy thống nhất từ trên xuống đồng lòng phát triển hoạt động kinh doanh công ty đã thu được những thành tựu to lớn.
- Có kinh nghiệm trong hoạt động kinh doanh nhập khẩu. Đó là khoảng thời gian và kinh nghiệm mà công ty đã có trong thời gian qua trong kinh doanh nhập khẩu. Nhờ những kinh nghiệm quý báu đó mà trong kinh doanh nhập khẩu công ty đã tiết kiệm được rất nhiều thời gian và chi phí. Từ đó nâng cao hiệu quả kinh doanh nhập khẩu.
- Có uy tín cao với bạn hàng trong nước và quốc tế trong lĩnh vực kinh doanh nhập khẩu. Nhờ thời gian hoạt động lâu năm mà công ty đã có mối quan hệ khá tốt với bạn hàng và khách hàng cả trong nước và ngoài nước
-Có nguồn lực tài chính dồi dào, tổng nguồn vốn lên tới 109 tỷ đồng, đa dạng hóa các nguồn vốn huy động phục vụ kinh doanh nhập khẩu. Điều đó đảm bảo sự ổn định cho nguồn vốn kinh doanh của công ty khi có sự biến động của thị trường vốn. Do vậy công ty luôn luôn ký kết được hợp đồng kinh
2.2. Điểm yếu
- Thiếu bộ phận Marketing: Kinh doanh nhập khẩu là lĩnh vực tuy hấp dẫn nhưng cũng rất khó khăn. Do công ty không có bộ phận Marketing nên công tác nghiên cứu thị trường, chăm sóc khách hàng chưa được tiến hành hiệu quả. Việc nghiên cứu thị trường còn trên lý thuyết là nhiều, thiếu thực tế nên kết quả kinh doanh nhập khẩu chưa cao. Vì vậy công ty cần phải có bộ phận Marketing để phục vụ cho hoạt động kinh doanh của công ty nói chung và kinh doanh nhập khẩu nói riêng
-Bên cạnh đội ngũ nhân viên có trình độ và nhiệt huyết vẫn còn một vài nhân viên có trình độ chưa đáp ứng được yêu cầu công việc làm cho quá trình đôi lúc bị gián đoạn đem lại hiệu quả không cao. Vấn đề này có thể khắc phục bẳng cách thông qua tuyển mới và đào tạo lại cán bộ công nhân viên cho phù hợp với nhu cầu
2.3. Cơ hội
Việt Nam đang thực hiện công cuộc công nghiệp hóa hiện đại hóa nền kinh tế, do vậy nhu cầu nhập khẩu máy móc thiết bị có công nghệ hiện đại và các nguyên vật liệu phục vụ cho sản xuất, xây dựng là rất lớn. Việt Nam là thành viên của các tổ chức quốc tế như WTO, ASEAN, APEC…Đó là cơ hội tốt đối với các doanh nghiệp trong nhập khẩu hàng hóa, đặc biệt là công ty cổ phần Thiết bị- một công ty chuyên kinh doanh hàng hóa nhập khẩu bởi nhu cầu về khối lượng hàng hóa ngày càng lớn, hơn thế nữa hàng hóa nhập khẩu giữa các nước trong cùng một tổ chức quốc tế lại được hưởng những mức thuế ưu đãi hơn. Đặc biệt việc nhập khẩu hàng hóa của công ty đối với các nước trong khu vực Đông Nam Á sẽ thuận lợi hơn.
Tình hình kinh tế chính trị của Việt Nam ngày càng ổn định. Đây là một điều kiện thuận lợi cho công ty. Bởi đối với các bạn hàng nước ngoài điều này sẽ tạo cho họ yên tâm khi tiến hành giao dịch với công ty
Sự phát triển mạnh mẽ của khoa học công nghệ đặc biệt là công nghệ thông tin cũng là một cơ hội lớn cho công ty cổ phần Thiết bị nói chung và các doanh nghiệp kinh doanh nhập khẩu nói chung. Công nghệ thông tin phát triển giúp cho việc giao dịch với các bạn hàng được thuận tiện hơn, giảm chi phí giao dịch đồng thời việc thu thập thông tin và phản hồi thông tin sẽ nhanh chóng và chính xác hơn. Điều đó giúp cho công ty sẽ không bỏ lõ những cơ hội tốt trong kinh doanh
Hệ thống ngân hàng của Việt Nam ngày một hoàn thiện theo hướng đơn giản gọn nhẹ hơn, an toàn và có uy tín lớn đối với các đối tác nước ngoài. Đây là cơ hội tốt cho công ty bởi ngân hàng sẽ trở thành người bảo lãnh tín dụng tin cậy của công ty và các bạn hàng của công ty đồng thời còn đảm bảo sự an toàn tài chính cho công ty. Từ đó giúp cho việc mua bán hàng hóa nhập khẩu của công ty được thuận lợi hơn
2.4. Thách thức
Hệ thống pháp luật của nước ta còn chưa đồng bộ, trong các văn bản pháp luật còn có những quy định chồng chéo nhau, việc công bố danh sách các mặt hàng kinh doanh được phép nhập khẩu, hạn chế nhập khẩu, cấm nhập khẩu còn chưa rõ ràng và thường xuyên thay đổi. Các thủ tục hải quan còn rườm rà gây khó khăn cho doanh nghiệp
Về việc vay vốn ngân hàng để nhập khẩu: hạn mức vay còn bị hạn chế, quản lý theo vốn điều lệ của doanh nghiệp nên các họp đồng nhập khẩu bị xé nhỏ, doanh nghiệp cổ phần bị coi nhẹ
Trong những năm gần đây, tỷ lệ lạm phát của nước ta luôn ở mức tương đối cao. Điều này ảnh hưởng xấu tới hoạt động nhập khẩu, nó làm cho đồng tiền nội tệ mất giá nên sẽ làm cho hàng hóa nhập khẩu đắt lên tương đối. Do vậy mà chi phí nhập khẩu của công ty sẽ tăng lên đáng kể. Bên cạnh đó là
sự gia tăng về tỷ giá hối đoái, việc gia tăng về tỷ giá hối đoái giữa VND và USD tác động mạnh vào hoạt động nhập khẩu của công ty.
2.5. Vấn đề cần giải quyết
Thứ nhất, Hiện nay việc nhập khẩu của công ty mới chỉ thực hiện thông qua hai phương thức chính đó là nhập khẩu trực tiếp và nhập khẩu uỷ thác mà chưa thực sự chú trọng việc mở rộng các phương thức nhập khẩu khác như: nhập khẩu dưới hình thức liên doanh, nhập khẩu đấu thầu… nhằm đáp ứng linh hoạt hơn với nhu cầu nhập khẩu hàng hoá của công ty để giảm chi phí và hạn chế rủi ro
Thứ hai, doanh thu bán hàng nhập khẩu của các bộ phận còn chênh lệch làm cho có bộ phận không phát huy hết được tiềm năng của mình nhưng lại có bộ phận phải hoạt động vượt quá mức khả năng có thể của họ. Do đó làm cho hiệu quả và lợi ích của toàn công ty chưa đạt được mức cao nhất
Thứ ba, hoạt động điều tra nghiên cứu thị trường của công ty còn thực hiện chưa tốt, chưa có bộ phận riêng đảm trách nhiệm vụ này. Việc nghiên cứu thị trường còn trên lý thuyết là nhiều mà thiếu thực tế nên kết quả sử dụng cho hoạt động kinh doanh là không thực sự chính xác và kết quả kinh doanh chưa được như mong muốn
Thứ tư, việc Marketing bán hàng nhập khẩu của công ty chưa được quan tâm và coi trọng, việc thu hút khách hàng mới chỉ thông qua giảm giá hàng bán, chiết khấu mà chưa thực sự quan tâm đến nghiệp vụ marketing chuyên nghiệp
CHƯƠNG III
GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH KINH DOANH NHẬP KHẨU CỦA CÔNG TY CỔ PHẨN THIẾT BỊ CỦA CÔNG TY CỔ PHẨN THIẾT BỊ