Mô hình phát triển thị trường trái phiếu cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ

Một phần của tài liệu Phá sản - Con đường sống cho các doanh nghiệp kiệt quệ tài chính (Trang 45 - 47)

MÔ HÌNH PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG TRÁI PHIẾU VIỆT

3.2.1.2Mô hình phát triển thị trường trái phiếu cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ

vừa và nhỏ

Trong bối cảnh nền kinh tế với mức lạm phát cao như hiện nay (lạm phát năm 2007 là 12.6%, dự kiến lạm phát năm 2008 là 15.6%), tình hình thị trường tài chính nói chung gặp nhiều khó khăn, hệ thống ngân hàng khan vốn, cùng với việc ngân hàng nhà nước Việt Nam yêu cầu tăng dự trữ bắt buộc ở các ngân hàng

thương mại từ 5% lên 11% đã làm giảm nguồn tiền giải ngân cho các doanh nghiệp vay, đồng thời làm tăng chi phí vốn cho ngân hàng. Song song đó, ngân hàng nhà nước tăng lãi suất chiết khấu từ 4.5% lên 6%, tăng lãi suất tái cấp vốn từ

6.5% lên 7.5%. Các biện pháp nhằm thực hiện chính sách tiền tệ thắt chặt cùng với

việc lo ngại về các biến động bất ổn của nền kinh tế thế giới và Việt Nam cũng

khiến cho các ngân hàng thận trọng hơn trong việc cho vay đã dẫn đến hiện trạng khó khăn cho các doanh nghiệp cần huy động vốn để mở rộng sản xuất kinh doanh

nếu tiếp cận hình thức vay thương mại.

Trái phiếu với các ưu điểm như tính ổn định cao, khối lượng huy động vốn

lớn, chi phí cạnh tranh so với vay thương mại, giá trị cổ phiếu không bị pha loãng. Phát hành trái phiếu được xem là một kênh huy động vốn mới đầy hứa hẹn cho các doanh nghiệp Việt Nam trong thời điểm hiện nay.

Tuy nhiên đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ với nhu cầu vốn từ 50 tỷ - 150 tỷ nếu phát hành trái phiếu theo phương pháp thông thường sẽ khó thành công, vì quy mô vốn không đủ lớn để tạo tính thanh khoản trên thị trường. Sau đây là mô hình cơ cấu giải pháp mới cho việc phát hành trái phiếu của các doanh nghiệp vừa

và nhỏ.

Điều kiện sơ bộ: Khoảng 15-20 doanh nghiệp vừa và nhỏ có nhu cầu vốn từ

50 tỷ đến 150 tỷ, có định mức tín nhiệm sơ bộ là mức B theo chuẩn của S&P sẽ được chấp thuận cho việc phát hành trái phiếu doanh nghiệp thành công.

DN1 DN2 DN2 0 … …. VN SPV ABS NĐT NĐT … NĐT …

Lựa chọn doanh nghiệp và

định mức tín nhiệm doanh

Doanh nghiệp phát hành trái phiếu VNĐ cho SPV mua

SPV phát hành ABS phân tán rủi ro

Phân phối ABS đến nhà

Nguồn: Habubank Securities

Các bước thực hiện:

- Doanh nghiệp có nhu cầu vốn sẽ liên hệ với một tổ chức tư vấn tài chính doanh nghiệp có cung cấp sản phẩm thu xếp việc phát hành trái phiếu như cơ cấu trên

- Tổ chức tư vấn sau khi lựa chọn nhiều doanh nghiệp đáp ứng được các điều

kiện sơ bộ sẽ tiến hành thẩm định tín dụng doanh nghiệp trước khi chấp thuận

những doanh nghiệp đạt tiêu chuẩn

- Tổ chức tư vấn sẽ mời các tổ chức định mức tín nhiệm quốc tế đánh giá hệ

số tín nhiệm sơ bộ của từng doanh nghiệp

- Tổ chức tư vấn sẽ liên hệ với một ngân hàng có uy tín trên thế giới, ( xếp

hạng tín nhiệm quốc tế ở mức AAA) để thành lập một SPV ( Special Purpose Vehicle) độc lập cho giao dịch

- Với điều kiện phát hành thành công ABS ( Asset Backed Securities), SPV cam kết đặt mua toàn bộ số trái phiếu phát hành bởi doanh nghiệp- Phân bố rủi ro và tăng tính thanh khoản cho khoản nợ.

- SPV cơ cấu ABS dựa trên danh mục trái phiếu VNĐ, thực hiện các nghiệp

vụ tăng cường định mức tín nhiệm cho ABS

- Sau khi thực hiện việc phân phối ABS đến nhà đầu tư, tiền thu về được

chuyển về SPV

Một phần của tài liệu Phá sản - Con đường sống cho các doanh nghiệp kiệt quệ tài chính (Trang 45 - 47)