Hoạt động cho vay

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng tín dụng đối với doanh nghiệp xây lắp tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Quân đội (Trang 37 - 44)

Trong hoạt động kinh doanh Ngân hàng thưong mại thì 2 khâu quan trọng nhất là huy động và cho vay. Xuất phát từ tình hình thực tế, với nhiệm vụ và mục tiêu của mình, hoạt động cho vay của Ngân hàng TMCP Quân đội đã không ngừng mở rộng, tốc độ tăng trưởng cho vay bình quân 3 năm

(2005-2007) là 28%/năm. Đây là mức tăng trưởng cao so với mức bình quân của ngành ngân hàng.

Bảng 2.2: Tốc độ tăng trưởng cho vay tại Ngân hàngTMCP Quân đội

Đơn vị: Tỷ đồng Năm

Chỉ tiêu

2005 2006 2007

Số tiền Số tiền % Số tiền %

Tổng dư nợ 3.674 4.677 27,2 6.766 44,6

Nợ quá hạn 152 168 10,5 195 16,1

Tỷ lệ nợ quá hạn\Tổng

dư nợ(%) 4,1 3,5 2,8

(Nguồn : Báo cáo thường niên NHQĐ) Bảng 2.2 cho thấy: Tốc độ tăng trưởng dư nợ cho vay tương đối cao (32%, dư nợ bình quân đạt 5.039 tỷ đồng). Đó là bên cạnh những sản phẩm cho vay truyền thống, ngân hàng TMCP Quân đội đã đưa ra một số sản phẩm cho vay mới, đặc biệt là các sản phẩm bán lẻ như: Cho cán bộ công nhân viên làm việc DNNN cổ phần hoá mua cổ phần, cho vay cầm cố chứng khoán, cho vay mua ôtô trả góp, cho vay tiêu dùng... Mặc dù tổng dư nợ tăng nhưng tỷ lệ nợ quá hạn trên tổng dư nợ lại giảm điều đó cho thấy hoạt động tín dụng của ngân hàng quân đội ngày càng an toàn.

Hoạt động cho vay của ngân hàng TMCP Quân đội luôn có bước phát triển và là địa chỉ đáng tin cậy cung cấp vốn tín dụng ngân hàng cho khách hàng, đặc biệt là các doanh nghiệp Quân đội. Bằng nguồn vốn vay của ngân hàng TMCP Quân đội, nhiều doanh nghiệp đã đổi mới công nghệ, tăng năng lực và hiện đại hoá quá trình sản xuất tạo điều kiện cho các doanh nghiệp sản xuất các sản phẩm có chất lượng ngày càng cao, tăng sức cạnh tranh trên thị

trường như: Nâng cao năng lực khai thác, năng lực sản xuất của các nhà máy Z thuộc tổng cục Công nghiệp quốc phòng (Z 195,Z115, công ty Gaet...) Công ty 20, Công ty Dệt May Hà Nội...tăng năng lực thi công cho một số đơn vị chủ lực của Công ty Xây Dựng Lũng Lô, Tổng công ty Thành An, Tổng công ty Xây dựng Trường Sơn, Công ty 319, Công ty 59... đồng thời tham gia các dự án đầu tư của Công ty 28, Xí nghiệp Liên hiệp Ba Son, Nhà máy in Báo quân đội I (Hà Nội) và II (TP Hồ Chí Minh)...và nhiều dự án trọng điểm của Nhà nước như: Xây dựng tuyến đường Hồ Chí Minh, quốc lộ 28, quốc lộ 1, đê chắn sông Dung Quất, mạng viễn thông quốc gia, đội vận tải biển, công nghiệp đóng tàu, công trình thuỷ điện Hàm Thuận Đa Mi, Thuỷ điện BuônKuốp, thuỷ điện Đại Ninh, Đồng Nai...

♦ Cơ cấu cho vay theo hình thức sở hữu

Khách hàng vay vốn tại ngân hàng TMCP Quân đội bao gồm các khách hàng là pháp nhân(DNNN, Công ty trách nhiệm hữu hạn, Công ty cổ phần, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài...) và các thể nhân. Theo hình thức sở hữu thì dư nợ cho vay có thể được phân thành 2 đối tượng chính đó là: khu vực kinh tế quốc doanh (DNNN) và khu vực kinh tế ngoài quốc doanh (Công ty Trách nhiệm hữu hạn, Công ty cổ phần, Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, Doanh nghiệp tư nhân và các cá nhân).

Bảng 2.3: Tình hình cho vay theo hình thức sở hữu

Đơn vị: Tỷ đồng

Chỉ tiêu

Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007

Số dư Tỷ trọng (%) Số dư Tỷ trọng (%) Số dư Tỷ trọng (%)

Khu vực kinh tế QD 2.275 61,9 2.758 59 3.567 52,7

Khu vực kinh tế NQD 1.399 38,1 1.919 41 3.199 47,3

Tổng cộng 3.674 100 4.677 100 6.766 100 (Nguồn: Báo cáo của NHQD)

Trong những năm trước đây chính sách cho vay của Ngân hàng Quân đội chủ yếu tập trung ở các Doanh nghiệp quốc doanh vì mục đích thành lập Ngân hàng Quân đội là phục vụ cho các Doanh nghiệp làm kinh tế. Hoạt động cho vay của Ngân hàng Quân đội đã cân bằng ở hai khu vực, dư nợ đối với khu vực kinh tế quốc doanh vẫn chiếm tỷ trọng cao hơn. Sở dĩ có tăng trưởng như vậy là do:

+ Khu vực kinh tế này có môi trường tương đối ổn định, đầu tư tín dụng được ưu ái hơn so với khu vực kinh tế ngoài quốc doanh.

+ Ngân hàng TMCP Quân đội tiếp tục giữ vững quan hệ với khách hàng truyền thống đặc biệt là các doanh nghiệp quân đội hoạt động có hiệu quả. Ngân hàng TMCP Quân đội đã cung ứng vốn kịp thời cho các doanh nghiệp quân đội tham gia xây dựng phát triển kinh tế ở nhiều lĩnh vực có thế mạnh của kinh tế quốc phòng. Đồng thời nhiều công trình lớn, trọng điểm của Nhà nước đã được Ngân hàng TMCP Quân đội phối hợp cho vay hợp vốn như: Đường Hồ Chí Minh, Quốc lộ 14, Quốc lộ 18, Quốc 6, Công trình thuỷ điện Sêsan, Hàm Thuận Đa Mi, đê chắn sóng Dung Quất....

Tuy tỷ trọng cho vay đối với khu vực kinh tế quốc doanh có xu hướng giảm song số tuyệt đối vẫn tăng đều hàng năm và vẫn chiếm trên 50% tổng dư nợ.

- Đối với khu vực kinh tế ngoài quốc doanh: Những năm gần đây, cùng với sự phát triển mạnh mẽ của khu vực kinh tế ngoài quốc doanh. Ngân hàng TMCP Quân đội đã chú trọng hơn tới việc cho vay đối với thành phần kinh tế này bởi khu vực kinh tế này phát triển rất sôi động, đóng góp rất lớn

vào sự phát triển kinh tế của đất nước và hiệu quả hoạt động kinh doanh cao. Trong những năm qua ngân hàng TMCP Quân đội đã có định hướng tương đối rõ ràng với việc cho vay đa thành phần kinh tế.

Đối với các công ty có vốn đầu tư nước ngoài trong thời gian qua Ngân hàng TMCP Quân đội đã đầu tư vốn cho một số dự án liên doanh như: Khách sạn Hà Nội Lakes, Toà nhà Vit - Tower. Vì vậy, cho vay đối với doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài chiếm tỷ trọng tương đối cao, năm 2006 và 2007 chiếm 20% trên dư nợ khu vực ngoài quốc doanh. Dự kiến trong thời gian tới các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài sẽ vào Việt Nam để đầu tư và khả năng phát triển tăng dư nợ cho ngân hàng sẽ cao. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

♦ Cơ cấu cho vay theo thời gian:

Cho vay theo thời gian bao gồm: cho vay ngắn hạn (có thời gian cho vay đến 12 tháng), cho vay trung hạn (có thời gian cho vay trên 12 tháng đến 60 tháng) và cho vay dài hạn ( có thời gian cho vay trên 60 tháng). Ngân hàng TMCP Quân đội cho vay chủ yếu là ngắn hạn và đạt mức thường xuyên xấp xỉ trên 60% tổng dư nợ.

Bảng 2.4: Cơ cấu dư nợ theo thời gian cho vay

Đơn vị: Tỷ đồng

Chỉ tiêu

Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng(% ) Số tiền Tỷ trọng (%) Cho vay ngắn hạn 2.381 64,9 3.148 67,3 4.553 67,2

Cho vay trung, hạn

hạn 1.293 35,1 1.529 32,9 2.213 32,8 Tổng dư nợ 3.674 100 4.677 100 6.766 100

(Nguồn: Báo cáo của NHQĐ) Trong những năm đầu mới thành lập, hoạt động tín dụng của ngân hàng TMCP Quân đội chủ yếu là cho vay ngắn hạn, cho vay trung - dài hạn chỉ mới chiếm trên 30% tổng dư nợ. Song những năm gần đây với kinh nghiệm đã tích lũy được, Ngân hàng TMCP Quân đội đã mạnh dạn tìm kiếm các dự án khả thi trong và ngoài quân đội để thực hiện đầu tư nên dư nợ cho vay trung - dài hạn tăng. Các khoản vay trung hạn chủ yếu là các khoan co vay các doanh nghiệp quân đội đổi mới trang thiết bị phục vụ sản xuất như: Dây chuyền sản xuất hàng dệt may quân phục cao cấp của Công ty 28, đầu tư nâng cao năng lực thi công cho các DNXL của doanh nghiệp thành viên của Tổng công ty Xây dựng Trường Sơn, Tổng công ty Thành An, Công ty xây dựng 319, Công ty Lũng Lô... đồng thời cho vay hợp vốn với các TCTD khác để tài trợ các dự án mua tàu biển để tăng năng lực vận tải biển của Tổng công ty Hàng Hải Việt Nam...Việc tăng dư nợ cho vay trung dài hạn của Ngân hàng TMCP Quân đội cũng phù hợp với xu thế tín dụng của ngành ngân hàng thương mại và đáp ứng nhu cầu của nền kinh tế. Tất cả các dự án đầu tư đều phát huy tác dụng và hiệu quả rõ rệt. Tuy nhiên, về tỷ trọng cho vay trung dài hạn giảm dần qua các năm, nguyên nhân chính do tốc độ tăng trưởng dư nợ ngắn hạn cao hơn trung dài hạn, năm 2007 dư nợ ngắn hạn tăng 91% so với năm 2005 trong khi đó dư nợ trung hạn tăng 71%. Do phương châm mở rộng cho vay ngắn hạn phục vụ sản xuất kinh doanh phù hợp với quy mô huy động vốn của Ngân hàng Quân đội. Vì vậy tỷ trọng cho vay trung dài hạn chỉ duy trì ở mức 30% tổng dư nợ là hợp lý.

Cùng với cho vay bằng nguồn vốn trực tiếp, ngân hàng TMCP Quân đội đã sử dụng nhiều biện pháp để phục vụ quá trình đầu tư có hiệu quả, trong đó công tác thanh toán xuất nhập khẩu đặc biệt chú ý. Đến nay, Ngân hàng Quân đội đã có quan hệ đại lý với trên 500 ngân hàng trên thế giới đảm bảo giao dịch thanh toán với hầu hết các nước trên thế giới với kim ngạch thanh toán hàng năm triệu Đô la Mỹ mỗi năm, chủ yếu là nhập khẩu máy móc thiết bị, nguyên liệu vật liệu đã phục vụ kịp thời quá trình đầu tư, đáp ứng yêu cầu sản xuất của các doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp quân đôi. Ngoài ra, còn rất nhiều các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế cũng thanh toán xuất nhập khẩu qua Ngân hàng TMCP Quân đội. Năm 2007 tổng kim ngạch xuất nhập khẩu đạt 791,407 triệu USD, tổng phí thanh toán quốc tế đạt 15,6 tỷ đồng đạt 114 % kế hoạch năm, đảm bảo hoạt động tốt và an toàn trong thanh toán với các đối tác nước ngoài, Năm 2007 cũng là năm thứ 2 tập đoàn Tài chính Standchered trao tặng giải thưởng '' Ngân hàng đạt chất lượng thanh toán quốc tế xuất sắc''

Bảng 2.5: Cơ cấu dư nợ cho vay theo đồng tiền

Đơn vị: Tỷ đồng

Chỉ tiêu

Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Số tiền Tỷ trọng( %) Số tiền Tỷ trọng( %) Số tiền Tỷ trọng (%) Cho vay VNĐ 2.353 64,1 3.084 65,9 4.313 63,7

Cho vay ngoại tệ quy

VNĐ 1.321 35,9 1.593 34,1 2.453 36,3Tổng dư nợ 3.674 100 4.677 100 6.766 100 Tổng dư nợ 3.674 100 4.677 100 6.766 100

(Nguồn: Báo cáo của NHQĐ) Nhìn vào bảng trên ta thấy, dư nợ cho vay bằng VNĐ vẫn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng dư nợ cho vay. Nghiệp vụ cho vay ngoại tệ của ngân hàng TMCP Quân đội luôn đáp ứng các nhu cầu hợp lý của khách hàng, tuân thủ theo đúng quy chế cho vay và các quy đinh của pháp luật nhằm hỗ trợ tích cực cho việc kinh doanh xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp.

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng tín dụng đối với doanh nghiệp xây lắp tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Quân đội (Trang 37 - 44)