Các chỉ tiêu định tính bao gồm các tiêu chí sau

Một phần của tài liệu Phương pháp xếp hạng khách hàng của phòng Dịch vụ ngân hàng doanh nghiệp tại ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam - Chi nhánh Hà Nội (Trang 41 - 49)

IV. Năng lực hoạt động

2.2.3.2Các chỉ tiêu định tính bao gồm các tiêu chí sau

Bảng 2.6. Bảng các chỉ tiêu định tính xếp hạng DN

STT Chỉ tiêu

1 Chiến lược

2 Quan hệ với Techcombank 3 Thương hiệu

4 Trình độ, kinh nghiệm Ban lãnh đạo 5 Uy tín trong giao dịch tín dụng

Đối với các chỉ tiêu định tính, để chuẩn hóa cách khai báo, hệ thống đưa ra các mã tương ứng của từng nội dung chỉ tiêu, các mã này được đặt là 10, 20,…..60 và khi đánh giá các chỉ tiêu này trong T24, người nhập chỉ cần khai các mã nội dung tương ứng, cụ thể hướng dẫn đánh giá và mã khai báo vào T24 đối với từng chỉ tiêu như sau:

a) Chỉ tiêu “Chiến lược”

Chỉ tiêu “Chiến lược” cho điểm dựa trên đánh giá về mức độ rõ ràng, tính phù hợp của chiến lược doanh nghiệp với xu hướng phát triển chung của ngành cũng như khả năng thực hiện được chiến lược của doanh nghiệp trong thực tế.

Bảng 2.7. Bảng các chỉ tiêu “Chiến lược”

Nội dung chỉ tiêu chiến lược Giá trị nhập

Chiến lược rõ ràng, phù hợp với công ty, khả năng thực hiện chiến lược rất tốt, được cụ thể hóa bằng hệ thống văn bản chiến lược cho toàn công ty.

10

Chiến lược tốt, khả năng thực hiện chiến lược tốt 20 Chiến lược khá, khả năng thực hiện chiến lược khá 30 Chiến lược trung bình, khả năng thực hiện chiến lược trung bình 40 Chiến lược không phù hợp, không có khả năng thực hiện chiến lược 50

b) Chỉ tiêu “Quan hệ với Techcombank”

Chỉ tiêu “Quan hệ với Techcombank” xác định mức độ quan hệ và uy tín trong quan hệ của doanh nghiệp đối với riêng Techcombank:

Doanh số hoạt động: là tổng doanh số ghi có tài khoản trong 01 năm (năm theo báo cáo tài chính) không tính đến những giao dịch ghi có: phát vay, nộp tiền vào tài khoản để trả nợ vay( bao gồm cả mua ngoại tệ trả tiền vay). Những doanh nghiệp chưa hoạt động được 01 năm tại Techcombank thì tính trên doanh số thực tế hoạt động tại Techcombank, không nhân theo tỷ lệ để tính ra doanh số cả năm cho khách hàng.

Sử dụng một trong các dịch vụ khác của Techcombank ngoài tín dụng sau đây: thanh toán quốc tế, thanh toán trong nước, mở và sử dụng tài khoản, trả lương qua tài khoản, giao dịch mua bán ngoại tệ, phát hành thẻ thanh toán.

Khách hàng phải đáp ứng đủ những điều kiện trong từng mục để được đánh giá một mức điểm tương ứng.

Bảng 2.7. Bảng các chỉ tiêu “Quan hệ với Techcombank”

nhập

(i). Doanh số hoạt động: tại Techcombank đạt trên 100 tỷ đồng/năm (ii). Thời gian quan hệ với Techcombank tính đến thời điểm xếp hạng:từ 2 năm trở lên

Sử dụng ít nhất một trong các dịch vụ khác ngoài tín dụng

10

(i). Doanh số hoạt động: tại Techcombank đạt trên 75 tỷ đồng/năm (ii). Thời gian quan hệ với Techcombank tính đến thời điểm xếp hạng:từ 1 năm trở lên

Sử dụng ít nhất một trong các dịch vụ khác ngoài tín dụng

20

(i). Doanh số hoạt động trên 75 tỷ đồng /năm nhưng không sử dụng các dịch vụ khác ngoài tín dụng hoặc thời gian quan hệ với Techcombank dưới 1 năm.

Hoặc

(i). Doanh số hoạt động tại Techcombank đạt trên 50 tỷ đồng/năm (ii). Sử dụng ít nhất một trong các dịch vụ khác ngoài tín dụng. Thời gian quan hệ với Techcombank dưới 1 năm.

30

Tổng doanh số hoạt động tại Techcombank đạt trên 25 tỷ đồng/năm. 40 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Các doanh nghiệp còn lại 50

c) Chỉ tiêu “Thương hiệu”

Chỉ tiêu “Thương hiệu” được xác định dựa trên mức độ nổi tiếng của sản phẩm mà doanh nghiệp sản xuất chủ yếu (Thương hiệu của sản phẩm – thông thường với sản xuất thương mại) và/hoặc thương hiệu của chính doanh nghiệp đó(thương hiệu của doanh nghiệp – thông thường với doanh nghiệp dịch vụ, sản xuất hay doanh nghiệp thương mại).

Thương hiệu của doanh nghiệp: là thương hiệu do chính doanh nghiệp tạo dựng cho doanh nghiệp và/hoặc sản phẩm của mình và lấy những thương hiệu này đặt tên cho sản phẩm( như Bita’s, Trung Nguyên).

Chỉ tiêu “Thương hiệu” được đánh giá khi đạt được một trong hai chỉ tiêu trong mỗi phần đánh giá tương ứng:

Bảng 2.8. Bảng các chỉ tiêu “Thương hiệu”

Nội dung chỉ tiêu Thương hiệu Giá trị nhập

Thương hiệu của sản phẩm:Nổi tiếng thế giới

Thương hiệu của doanh nghiệp:Nổi tiếng trong nước

10

Thương hiệu của sản phẩm: Nổi tiếng trong nước

Thương hiệu của doanh nghiệp: Nổi tiếng trong vùng là thị trường chủ yếu của khách hàng và nơi Techcombank có trụ sở

20

Thương hiệu của sản phẩm: nhiều người biết đến Thương hiệu của doanh nghiệp: nhiều người biết đến

30

Thương hiệu của sản phẩm: ít người biết, sản phẩm mới Thương hiệu của doanh nghiệp: ít người biết, sản phẩm mới

40

Các doanh nghiệp còn lại 50

d) Chỉ tiêu “Ban lãnh đạo”

Ban lãnh đạo được xét đến bao gồm Giám đốc công ty, Kế toán trưởng và Trưởng phòng kinh doanh của doanh nghiệp.

Bảng 2.9. Bảng các chỉ tiêu “Ban lãnh đạo”

Nội dung chỉ tiêu ban lãnh đạo Giá trị nhập

Học vấn: Đại học trở lên.

Kinh nghiệm: trên 5 năm kinh nghiệm quản lý trong lĩnh vực đang phụ trách.

Uy tín: có uy tín cao đối với bạn hàng, đối tác, nhân viên trong DN

Học vấn: Đại học trở lên.

Kinh nghiệm: trên 4 năm kinh nghiệm quản lý trong lĩnh vực đang phụ trách.

Uy tín: có uy tín cao đối với bạn hàng, đối tác, nhân viên trong DN

20

Học vấn: Đại học (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Kinh nghiệm: trên 3 năm kinh nghiệm quản lý trong lĩnh vực đang phụ trách.

Uy tín: có uy tín cao đối với bạn hàng, đối tác, nhân viên trong DN

30

Học vấn: Đại học

Kinh nghiệm: trên 3 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực chính của DN Uy tín: có uy tín cao đối với bạn hàng, đối tác, nhân viên trong DN

40

e) Chỉ tiêu “Uy tín trong giao dịch tín dụng đối với Techcombank”

Bảng 2.10. Bảng các chỉ tiêu “Uy tín trong giao dịch tín dụng đối với Techcombank”

Nội dung chỉ tiêu uy tín giao dịch tín dụng giá trị nhập

Có nợ loại 3-5 tại Techcombank 10

Có nợ loại 2 tại Techcombank. 20

Chưa được cấp tín dụng. 30

Có dịch vụ tiền vào ra đều đặn, trả nợ đầy đủ. 40

Ngoài các chỉ tiêu định lượng và định tính nêu trên, hạng của một khách hàng còn bị ảnh hưởng bởi chỉ tiêu kiểm toán.

Trong T24 nội dung của chỉ tiêu kiểm toán được thể hiện với các mã khai báo như sau:

Bảng 2.11. Bảng các chỉ tiêu kiểm toán

Nội dung chỉ tiêu kiểm toán Giá trị nhập

Đối với DN có kiểm toán nước ngoài chấp nhận toàn phần 10 Đối với DN có kiểm toán nước ngoài bị ngoại trừ một phần 20 Đối với DN có kiểm toán trong nước chấp nhận toàn phần 30 Đối với DN có kiểm toán trong nước bị ngoại trừ một phần 40 Đối với DN chưa có kiểm toán hoặc có kiểm toán không thuộc danh sách của VACPA

50

Đối với DN có kiểm toán bị ngoại trừ hoàn toàn(toàn phần) 60

Danh sách của VACPA: là danh sách các công ty kiểm toán đủ điều kiện do hội kiểm toán viên hành nghề Việt Nam – VACPA xác nhận, trong danh sách các công ty kiểm toán được chấp nhận gồm 2 nhóm: các công ty

kiểm toán nước ngoài gồm 4 công ty: KPMG, E&Y, PwC, VACO và các công ty kiểm toán trong nước gồm các công ty còn lại.

Hạng có thể đạt được của một khách hàng được quy định trong bảng dưới đây:

Bảng 2.12. Bảng mô tả hạng của khách hàng

STT Hạng của khách hàng Diễn giải năng lực tín dụng của khách hàng 1 A1 Cực tốt 2 A2 Rất tốt 3 A3 Tốt 4 B1 Khá tốt 5 B2 Khá 6 B3 Trung bình khá 7 C1 Trung bình 8 C2 Hơi yếu 9 C3 Yếu 10 D1 Kém 11 D2 Cần đặc biệt chú ý 12 D3 Tình trạng đe dọa

Trường hợp DN có vốn chủ sở hữu bằng 0 hoặc âm hoặc xếp hạng D3 thì sẽ bị từ chối cấp tín dụng.

Ngày nay cùng với quá trình phát triển kinh tế, hệ thống các NH thương mại ngày càng mở rộng, số lượng khách hàng ngày càng tăng, nên ta khó kiểm soát được thông tin về khách hàng, các hoạt động kinh tế chứa nhiều rủi ro. Như vậy các tổ chức tín dụng đã áp dụng phương pháp xếp hạng doanh nghiệp vào thực tiễn là một đòi hỏi cần thiết khách quan, nó không chỉ ảnh hưởng đến bản thân doanh nghiệp, các tổ chức kinh tế cho vay mà còn tác động đến toàn bộ nền kinh tế. Thực hiện được công tác xếp hạng doanh nghiệp một cách khoa học bài bản sẽ là cơ sở nâng cao hiệu quả hoạt động

cho các doanh nghiệp, giảm thiểu rủi ro và tăng cao thu nhập cho các tổ chức cho vay, sẽ đánh giá đúng được các doanh nghiệp không gây ra sự bất công, khuyến khích các doanh nghiệp hoạt động hiệu quả. Nhưng bên cạnh đó các tổ chức này chưa chỉ ra được vai trò, ảnh hưởng của từng chỉ tiêu đến việc xếp hạng để có biện pháp cải thiện kịp thời, dự báo cho các năm sau và cho các doanh nghiệp khác. Chính vì vậy em muốn đề xuất, nghiên cứu ứng dụng mô hình Logit trong xếp hạng khách hàng.

CHƯƠNG 3

(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Phương pháp xếp hạng khách hàng của phòng Dịch vụ ngân hàng doanh nghiệp tại ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam - Chi nhánh Hà Nội (Trang 41 - 49)