môn cũng như sự năng động, sáng tạo cũng như kinh nghiệm của các nhà nghiên cứu về hoạt động quảng cáo.
III. Những nhân tố ảnh hưởng hiệu quả hoạt động quảng cáo ở doanh nghiệp nghiệp
1. Yếu tố khoa học và công nghệ
Khoa học công nghệ phát triển sẽ kéo theo nền kinh tế xã hội phát triển. Khi nền kinh tế phát triển thì đời sống của mọi người cũng phát triển theo. Cuộc sống mọi người trở nên bận rộn, mọi người sẽ dành nhiều thời gian cho công việc hơn. Do vậy một số quảng cáo cũ sẽ không đạt được hiệu quả cao như trước nữa. Với việc khoa học công nghệ phát triển thì quảng cáo cũng được phát triển theo với nhiều hình thức quảng cáo hơn như quảng cáo trên Internet, quảng cáo qua Tivi, phim quảng cáo… các màu sắc, âm thanh ngày càng sôi động, kỹ sảo điện ảnh ngày càng tinh tế đã làm cho quảng cáo ngày càng trở nên hấp dẫn khách hàng hơn, gây được sự chú ý của mọi khách hàng. Các quảng cáo qua Website ngày càng được sử dụng phổ biến hơn với thông tin nhanh chóng và chính xác, hình ảnh sinh động thuận tiện cho mọi khách hàng. Các khách hàng khi có nhu cầu về một loại sản phẩm nào đó thì chỉ cần kích chuột và không quá 5 giây mọi thông tin về sản phẩm mà khách hàng tìm kiếm đã có đầy đủ. Khoa học công nghệ phát triển là một yếu tố rất quan trọng để nâng cao hiệu quả quảng cáo của các doanh nghiệp.
2. Chính sách quản lý của nhà nước
Mỗi một quốc gia đều có một chính sách phát triển của quốc gia mình dựa vào lợi thế mà quốc gia mình có được, cũng giống như vậy mỗi một quốc gia lại có một chính sách tác động đến quảng cáo khác nhau. Tuỳ theo từng mặt hàng, từng thị trường vào từng thời điểm mà mỗi quốc gia sẽ đưa ra
các quy định hay nghị định về quảng cáo, có những quy định và nghị định tác động tốt đến quảng cáo nhưng cũng có những quy định và nghị định tác động không tốt đến quảng cáo. Các quy định và nghị định quy định về quyền hạn và nghĩa vụ của các chủ quảng cáo cũng như quy định về các hành vi quảng cáo không được thực hiện. Ở Việt Nam khi thực hiện một chương trình quảng cáo phải tuân thủ theo. Luật thương mại Việt Nam năm 2007, trong luật đã quy định cụ thể về quyền và nghĩa vụ của các bên quảng cáo cũng như các hành vi bị cấm trong quảng cáo. Bên cạnh đó còn có các nghị định và quy định như. Nghị định số 86/2002/ NĐ-CP- ngày 05 thàng 11 năm 2002, quy định về việc quản lý của nàh nước đối với các hoạt động quảng cáo, hội trợ…Pháp lệnh số 39/2001/PL-UBTVQH10, ngày 16 tháng 11 năm 2001, quy định về đối tượng và các hình thức quảng cáo, các quảng cáo có yếu tố nước ngoài tham gia.
3. Mức độ cạnh tranh trên thị trường của các doanh nghiệp
Tuỳ theo mức độ cạnh tranh trên thị trường mà doanh nghiệp sẽ tiến hành các chiến dịch quảng cáo, khi mà sự xuất hiện của các doanh nghiệp cùng kinh doanh một sản phẩm ngày càng nhiều thì mức độ cạnh tranh của các doanh nghiệp ngày càng quyết liệt hơn khi đó thì các doanh nghiệp sẽ tiến hành các hoạt động quảng cáo một cách thường xuyên và rầm rộ hơn nhằm giữa khách hàng hiên tại và mở rộng thị trường. Bên cạnh quảng cáo thông thường của doanh nghiệp khi nền kinh tế có sự cạnh tranh bình thường thì khi sự cạnh tranh được đẩy lên cao thì doanh nghiệp không những phải nâng cao chất lượng sản phẩm, hạ chi phí giá thành để giảm giá bán, các chương trình và hình thức khuyến mại cũng theo thế mà ngày càng xuất hiện nhiều… Đặc biệt là quảng cáo của các doanh nghiệp cũng được nâng cao không chỉ ở nội dung mà ở cả hình thức nhằm gây ấn tượng mạnh mẽ khách hàng. Như vậy khi mức độ cạnh tranh của các doanh nghiệp ngày càng lớn thì chất lượng quảng cáo càng được nâng cao, các hình thức quảng cáo sẽ
tăng dần, tần suất xuất hiện của quảng cáo cũng ngày càng nhiều lên. Như vậy thì khi có sự cạnh tranh các quảng cáo mà doanh nghiệp tiến hành sẽ đạt được hiệu quả cáo hơn so với các quảng cáo tiến hành trong điều kiện cạnh tranh không quyết liệt.
4. Khả năng tài chính của doanh nghiệp dành cho quảng cáo
Một doanh nghiệp muốn giới thiệu hình ảnh của doanh nghiệp mình trên thị trường thì cần phải tiến hành hoạt động quảng cáo, thế nhưng quảng cáo lại đòi hỏi cần có chi phí mà không phảichỉ là một chi phí nhỏ mà quảng cáo cần có một chi phí rất lớn. Để một quảng cáo có thể thường xuyên xuất hiện trên thị trường thì doanh nghiệp thường phải cân nhắc đển mức ảnh hưởng của quảng cáo đến các mục tiêu kinh doanh của doanh nghiệp và chi phí mà doanh nghiệp bỏ ra để tiến hành hoạt động quảng cáo. Thường thì mỗi năm kinh doanh, doanh nghiệp thường bỏ ra một khoản chi phí nhất định cho hoạt động quảng cáo. Các doanh nghiệp thường có những chính sách và chiến lược cho hoạt động quảng cáo cũng như các chích sách về chi phí cho hoạt động quảng cáo. Một doanh nghiệp có khả năng tài chính không lớn thì thường tiến hành hoạt động quảng cáo một cách không thường xuyên và liên tục, và các hình thức quảng cáo của họ cũng không phải là các hình thức tốt nhất. Trái lại một doanh nghiệp có tài chính lớn thì hoạt động quảng cáo của họ sẽ được thực hiện một cách thường xuyên và liên tục hết chiến dịch quảng cáo này lại đến chiến dịch quảng cáo khác, các quảng cáo của họ được thực hiện trên các phuưong tiện thông tin đại chúng mà người nhận tin thường rất đông. Như vậy thì các doanh nghiệp có khả năng tài chính không cao thì hiệu quả quảng cáo của họ cũng sẽ không cao, ngược lại các doanh nghiệp có khả năng tài chính lớn thì hiệu quả quảng cáo của họ sẽ rất cao.
5. Yếu tố con người của doanh nghiệp
Đây có thể được coi là một yếu tố tác động mạnh mẽ đến hiệu quả hoạt động quảng cáo của doanh nghiệp. Nếu một doanh nghiệp mà chất lượng đội ngũ nhân viên làm việc trong lĩnh vực quảng cáo của doanh nghiệp có trình độ và chuyên môn cao, tác phong làm việc chuyên nghiệp thì các quảng cáo mà doanh nghiệp tiến hành trên thị trường sẽ có hiệu quả cao hơn so với các doanh nghiệp mà đội ngũ nhân viên không chuyên nghiệp làm việc trong lĩnh vực quảng cáo. Bên cạnh đó thì hiệu quả quảng cáo còn bị tác động bở ban lãnh đạo của doanh nghiệp, lãnh đạo của doanh nghiệp có chú trọng đến quảng cáo của doanh nghiệp hay không, lãnh đạo doanh nghiệp sẽ chi bao nhiêu cho hoạt động quảng cáo của doanh nghiệp. Nếu lãnh đạo của doanh nghiệp có những chính sách và biện pháp hỗ trợ cho hoạt động quảng cáo, tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động quảng cáo thì quảng cáo của doanh nghiệp thường đạt được hiệu quả cao hơn so với lãnh đạo của doanh nghiệp không có những chính sách và biện pháp hỗ trợ cho hoạt động quảng cáo.
6. Lĩnh vực hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp
Tuỳ theo từng doanh nghiệp, từng công ty mà sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp, công ty cung cấp cho khách hàng là khác nhau. Có doanh nghiệp cung cấp các sản phẩm vật cho khách hàng nhưng lại có những doanh nghiệp cung cấp dịch vụ cho khách hàng. Các sản phẩm của doanh nghiệp, công ty cung cấp cho khách hàng lại chia thành từng tốp khách hàng khác nhau có doanh nghiệp chỉ cung cấp sản phẩm cho một số khách hàng thuộc một lứa tuổi nhưng cũng lại có doanh nghiệp cung cấp sản phẩm cho toàn bộ khách hàng phục vụ mọi yêu cầu của mọi khách hàng. Có doanh nghiệp cung cấp sản phẩm bình dân, nhưng cũng có doanh nghiệp cung cấp các sản phẩm cao cấp. Do mỗi doanh nghiệp cung cấp một loại sản phẩm khác nhau do vậy mà mỗi một doanh nghiệp lại có một hình thức quảng cáo riêng cho sản
phẩm của doanh nghiệp mình. Có quảng cáo chỉ thực hiện bằng các phương tiện thông tin không đắt tiền, nhưng cũng có sản phẩm lại phải quảng cáo bằng các phương tiện đắt tiền để khẳng định đẳng cấp. Có sản phẩm chỉ cần quảng cáo bằng hai hoặc ba hình thức nhưng có những sản phẩm lại cần quảng cáo bằng mọi hình thức khác nhau để sản phẩm của doanh nghiệp có thể được mọi khách hàng biết đến. Có sản phẩm thì việc nghĩ ra một chương trình quảng cáo hay, có ý nghĩa không khó nhưng cũng có những sản phẩm để nghĩ được ra một chương trình quảng cáo hay, quảng cáo có ý nghĩa lại rất khó. Do vậy mà có sản phẩm cần tốn kém rất lớn cho chi phí quảng cáo nhưng cũng có những sản phẩm thì chi phí cho quảng cáo không tốn kém. Chính những điều này mà mặt hàng doanh nghiệp cung cấp sẽ ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả quảng cáo của doanh nghiệp.
CHƯƠNG II
THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ QUẢNG CÁO CỦA CÔNG TY VMS- MOBIFONE CÔNG TY VMS- MOBIFONE