3. Phạm vi nghiên cứu
2.2. Dự án xây dựng nhà vệ sin hở xã An Nội, huyện Bình Lục, tỉnh Hà
Nam
2.2.1.Bối cảnh trước khi có dự án.
Xã An Nội thuộc huyện Bình Lục tỉnh Hà Nam là một trong những xã có điều kiện vật chất còn gặp nhiều khó khăn. Trước khi có dự án về xây dựng nhà vệ sinh 2 ngăn tại xã, thì số hộ gia đình được tiếp cận với nhà vệ sinh hợp vệ sinh còn rất hạn chế , số hộ gia đình trong xã có nhà vệ sinh 2 ngăn là rất ít
, chỉ chiếm khoảng 14% tổng số hộ gia đình trong xã; số hộ gia đình sử dụng hố xí tự hoại là 8%; đa số các hộ gia đình trong xã sử dụng nhà vệ sinh một ngăn hoặc không có nhà vệ sinh, thường đi vệ sinh bừa bãi ra vườn, gần hồ, ao; … Tỷ lệ số hộ gia đình trong xã sử dụng nhà vệ sinh một ngăn chiếm 70% tổng số hộ gia đình trong xã; tỷ lệ số hộ gia đình không có nhà vệ sinh là 8%.
Việc sử dụng một ngăn và không có nhà vệ sinh được coi là ô nhiễm môi trường nặng nhất. Không có nhà vệ sinh thì đương nhiên người ta sẽ có thói quen bạ đâu... xả đấy, không kể đó là đồng ruộng, vườn tược, mà ngay cả hồ ao, nơi mà có cả những người đến đó để tắm giặt, nhặt rau vo gạo...
Đối với những gia đình sử dụng loại nhà tiêu một ngăn, họ luôn phải chịu đựng những mùi nồng nặc khó chịu được bốc lên từ khu vệ sinh và đương nhiên trở thành địa điểm lý tưởng cho các loại ruồi muỗi tập trung. Đó cũng chính là nguồn gốc sản sinh ra các ổ bệnh liên quan đến vệ sinh môi trường như : tiêu chảy, giun sán, kiết lỵ, đau mắt hột…
Theo số liệu thống kê từ trạm y tế xã An Nội, trước năm 2000, tỷ lệ số người mắc các bệnh liên quan đến vệ sinh môi trường trong xã chiếm một tỷ lệ cao : toàn xã có khoảng hơn 600 người mắc bệnh tiêu chảy hằng năm, chiếm 9% tổng số người trong xã; tỷ lệ số người mắc bệnh giun sán là 40%; tỷ lệ số người mắc bệnh đau mắt hột là 20%; tỷ lệ số người mắc các bệnh liên quan đến da (ví dụ như ghẻ, ngứa, mụn nhọt, vàng da..) là 20%; tỷ lệ số người bị mắc bệnh nhiễm khuẩn hô hấp là 25%; tỷ lệ suy dinh dưỡng ở trẻ em là 32%.
Trước tình trạng ô nhiễm môi trường nặng nề , sự lan tràn các bệnh dịch trong xã, được sự tài trợ của một tổ chức ở Phần Lan đã triển khai dự án xây dựng nhà vệ sinh 2 ngăn tại xã An Nội- Bình Lục- Hà Nam.
2.2.2.Mô tả khái quát về dự án
- Xây dựng nhà vệ sinh nông thôn ở xã An Nội nằm trong hạng mục chính của dự án do chính phủ Phần Lan tài trợ. Các dự án thể theo nhu cầu của địa phương xây dựng trên các lĩnh vực môi trường, giáo dục, y
tế, phát triển kinh tế địa phương. Các tiểu dự án nằm trong cấu phần của dự án Phần Lan là : các dự án xây dựng các cơ sở vật chất cho các trường mầm non, các dự án cung cấp các trang thiết bị giáo dục cho trường học, các trang thiết bị về y tế cho trạm y tế xã; các dự án xây dựng nhà vệ sinh, dự án cung cấp nước sạch cho người dân như xây dựng trạm bơm, xây dựng các bể chứa nước, các giếng nước khơi trong các hộ gia đình; các dự án về tu sửa đường, đèn và một số công trình công cộng khác trong xã; thực hiện các dự án về dạy nghề ….
- Quy mô dự án : Dự án xây dựng nhà vệ sinh 2 ngăn với tổng số vốn là 640.640.000 VND chiếm 4% tổng số vốn của cả dự án Phần Lan
- Thời gian tiến hành : dự án xây dựng nhà vệ sinh do Phần Lan tài trợ bắt đầu thực hiện từ năm 2000 và bắt đầu từ năm 2001 đi vào hoạt động. Với tổng số nhà vệ sinh do dự án Phần Lan tài trợ tại xã An Nội là 560 nhà vệ sinh. - Phạm vi và đối tượng được thụ hưởng của dự án : là các hộ gia đình đáp ứng đủ các điều kiện của dự án đề ra như phải là các hộ gia đình nghèo có hoàn cảnh khó khăn trong xã. Dự án sẽ hỗ trợ toàn bộ chi phí để xây dựng nhà vệ sinh 2 ngăn bao gồm các chi phí sau : nguyên vật liệu , nhân công, chi phí vận chuyển nguyên vật liệu để xây dựng nhà vệ sinh.
- Các hoạt động chính của dự án xây dựng nhà vệ sinh ở xã An Nội là:
+ Thiết kế clip hướng dẫn xây dựng và vận hành nhà vệ sinh. + Hỗ trợ toàn bộ kinh phí xây dựng nhà vệ sinh
+ Tập huấn cho đội thợ trong việc xây dựng nhà vệ sinh theo đúng quy cách của bản thiết kế.
+ Vận động, truyền thông, giáo dục nâng cao sự hiểu biết của người dân về vệ sinh như vận động khuyến khích người dân trong xã tăng cường sử dụng nhà vệ sinh, xóa bỏ tập tục thói quen đi vệ sinh bừa bãi; tập huấn cho người dân trong xã về việc sử dụng nhà vệ sinh cho đúng cách và hợp vệ sinh.
Ngoài ra, dự án còn phối hợp với chính quyền nhân dân cấp xã tổ chức các chương trình khuyến khích người dân thực hành các hành vi tốt có liên quan
đến vệ sinh cá nhân hằng ngày như thói quen khi rửa tay bằng xà phòng sau khi đi vệ sinh…
- Ủy ban nhân dân xã An Nội sẽ tiến hành nhiệm vụ sau :
+ Tiến hành thực hiện dự án đồng thời cũng là người quản lí giám sát các hoạt động của dự án tại xã như : giám sát việc mua sắm thiết bị, giám sát tiến độ của dự án
+ Huy động thêm sự đóng góp của những người được hưởng lợi + Lập báo cáo tiến độ và báo cáo kết thúc dự án
+ Sử dụng kinh nghiệm của dự án thí điểm để khuyến khích nhân rộng các thành tựu và các kết quả của dự án ra toàn xã
- Mục đích của dự án : là khuyến khích người dân trong xã sử dụng nhà vệ sinh hợp sinh, nâng cao chất lượng cuộc sống cho người dân trong xã, cải thiện điều kiện vệ sinh và chất lượng môi trường trong xã.
2.2.3. Đặc trưng của mô hình nhà vệ sinh 2 ngăn xây dựng tại xã An Nội. So với nhà vệ sinh một ngăn thì mô hình xây dựng nhà vệ sinh 2 ngăn do
Phần Lan tài trợ có những ưu điểm hơn hẳn như nó tách riêng phân và nước tiểu . Đặc trưng cơ bản của vệ sinh 2 ngăn này là ngăn ngừa ô nhiễm và bệnh tật liên quan tới phân người, quản lý nước tiểu và phân như một nguồn tài nguyên hơn là chất thải và phải thu hồi, tái chế, tái sử dụng các chất dinh dưỡng. Nó xử lí phân và nước tiểu trong điều kiện kỵ khí. Nhà vệ sinh kiểu này, không những chỉ sản sinh ra năng lượng dưới dạng khí mà còn đảm bảo tái sử dụng các chất dinh dưỡng một cách vệ sinh, an toàn cũng như bảo vệ nguồn nước .
- Thiết kế của nhà vệ sinh do Phần Lan tài trợ : + Là nhà vệ sinh 2 ngăn, có mái bằng
+ Kích thước khung xây dựng nhà vệ sinh bao gồm:
• Chiều cao là 2,2 m
• Chiều rộng là 1,2m
+ Các nguyên vật liệu chính để xây dựng nhà vệ sinh do chính phủ Phần Lan tài trợ toàn bộ như : gạch , cát đen, cát vàng, đá, thép, xi măng, vôi, bệ xí, cửa nhà vệ sinh....
Bảng 2.1 : Nguyên vật liệu cho việc xây dựng nhà vệ sinh.
Nguyên vật liệu Số lượng
Gạch 1000 viên Cát đen 3 khối Cát vàng 1 khối Thép 10kg Xi măng 3 tạ = 300kg Đá 1 khối Vôi 3 tạ Bế xí 1 cái
Cửa nhà vệ sinh 1 cái
Nguồn : Báo cáo của dự án Phần Lan
2.2.4.Các kết quả do dự án mang lại
2.2.4.1.Về khía cạnh kinh tế
- Tăng sản lượng nông nghiệp : Nhờ việc xây dựng nhà vệ sinh với hố xí 2 ngăn hợp vệ sinh làm giảm tình trạng ô nhiễm nguồn nước, ô nhiễm đất. Đất đai canh tác trở nên màu mỡ, phì nhiêu hơn. Diện tích đất trồng lúa và các cây hoa màu, cây ăn quả ngày càng được mở rộng
Bảng 2.2 : Diện tích gieo cấy qua các năm 2004-2008
Diện tích gieo cấy
Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Đơn vị
(ha)
1.187,5 1.265,4 1.346,8 1.363,12 1.445,18
Nguồn : Ủy Ban Nhân Dân xã An Nội.
Sản lượng lúa gia tăng hằng năm. Năm 2001 là năm đầu tiên dự án đi vào hoạt động, đã thu được những kết quả khá khả quan, sản lượng lúa cả năm 2001 là 5.435tấn/ năm. Đến năm 2004, sản lượng lúa đạt 6.032 tấn/năm. Năm 2007, là 7.494 tấn/năm.
Bảng 2.3 : Sản lượng lúa qua các năm của xã An Nội Sản lượng lúa Năm 2001 Năm 2002 Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Đơn v(tấn) 5.435 5.784 6.485 6.530 6.844 7.375 7.494
Nguồn : Ủy Ban Nhân Dân xã An Nội.
0 1 2 3 4 5 6 7 8 Năm 2001 Năm 2002 Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Sản lượng
Hình 2.3 :Biểu đồ về sản lượng lúa hằng năm của xã trong giai đoạn 2001-2008
Tấn
Nguồn : Sự tổng hợp và xử lý của tác giả
- Thu nhập của người dân trong xã tăng lên qua các năm sau khi tiến hành xây dựng nhà vệ sinh . Tỷ lệ số hộ nghèo trong xã có xu hướng giảm. Trước năm 2000, số hộ nghèo trong xã chiếm gần 32% . Nhưng từ sau khi thực hiện dự án số hộ nghèo trong xã giảm đi còn 24 năm 2003. và cho đến nay, số hộ nghèo trong xã còn 12% (2007).
Hình 2.3 : Biểu đồ về tỷ lệ hộ nghèo của xã An Nội trong giai đoạn 2000-2007
0 5 10 15 20 25 30 35 Năm 2000 Năm 2001 Năm 2002 Năm 2003 Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Tỷ lệ số hộ nghèo (% ) Đơn vị (%)
Nguồn: Sự tổng hợp của tác giả
2.2.4.2.Về khía cạnh xã hội
- Về mặt y tế: Dự án xây dựng nhà vệ sinh góp phần cải thiên điều kiện sức khỏe cho người dân. Các bệnh liên quan đến vệ sinh môi trường ở trong xã giảm một cách đáng kể như bệnh tiêu chảy, giun sán, tả, kiết lỵ, bệnh đau mắt hột, các bệnh về da... Sau khi dự án xây dựng nhà vệ sinh được thực hiện xong, mỗi năm tỷ lệ số người mắc các bệnh này trong xã giảm từ 0,5- 3%. Cụ thể:
Tỷ lệ số người mắc bệnh tiêu chảy từ 20% năm 2000, khi dự án đi vào hoạt động mỗi năm tỷ lệ này giảm trung bình khoảng 0,5 %. Tỷ lệ số người mắc bệnh giun từ 40% vào năm 2000, những khi dự án đi vào hoạt động năm 2001, mỗi năm tỷ lệ này giảm trung bình khoảng 2%. Tỷ lệ số người mắc bệnh đau mắt hột từ 20% vào năm 2000, những khi dự án đi vào hoạt động năm 2001-2008,mỗi năm tỷ lệ này trung bình giảm khoảng 1,5%. Và dự đoán trong giai đoạn từ 2009- 2015 thì mỗi năm tỷ lệ này giảm 1%. Tỷ lệ số người
mắc bệnh liên quan đến da như ghẻ, ngứa... khi dự án đi vào hoạt động mỗi năm giảm khoảng 1%.
Hình 2.4: Biểu đồ về tỷ lệ một số bệnh chính liên quan đến điều kiện vệ sinh trong giai đoạn 2001-2008
0 5 10 15 20 25 30 35 40 Năm 2001 Năm 2002 Năm 2003 Năm 2004 năm 2005 năm 2006 năm 2007 năm 2008 (% ) tỷ lệ số người mắc bệnh giun tỷ lệ số người mắc bệnh ghẻ tỷ lệ số người mắc bệnh dau mắt hột tỷ lệ số người mắc bệnh tiêu chảy
Nguồn: Sự tổng hợp và xử lý số liệu của tác giả
- Tỷ lệ suy dinh dưỡng ở trẻ em trong xã có xu hướng giảm. Trung bình mỗi năm từ sau khi thực hiện dự án thì tỷ lệ này mỗi năm giảm từ 2% so với năm trước: từ 32% năm 2000, xuống còn 24% vào năm 2004 và xuống còn 18% vào năm 2007.
- Về mặt giáo dục: Trước khi có dự án xây dựng nhà vệ sinh nông thôn tại xã, thì dân trí ở đây còn thấp, người dân chủ yếu đi vệ sinh một cách bừa bãi, chưa có ý thức về vấn đề vệ sinh. Tỷ lệ mắc các bệnh truyền nhiễm cao. Số lượng trẻ em đi học còn ít. Nhưng từ khi dự án đi vào thực hiện năm 2001, thì tỷ lệ số học sinh đến trường cao hơn trước, 100% số trẻ em trong độ tuổi ở xã được đến trường, số trẻ em học trung học cơ sở chiếm khoảng 80%, số học sinh học trung học phổ thông chiếm 60%.