Các thành tựu về kinh tế-xã hộ

Một phần của tài liệu Tình hình đầu tư xây dựng cơ bản tỉnh Hải Dương (Trang 46 - 48)

III, MỘT SỐ THÀNH TỰU ĐẠT ĐƯỢC TRONG LĨNH VỰC ĐẦU TƯ XDCB.

2. Các thành tựu về kinh tế-xã hộ

Trong thời gian qua, kinh tế Hải Dương có được sự tăng trưởng cao và ổn định năm 2002 và 2003 đều đạt trên 12%, năm 2004 đạt 9,2%, năm 2005 đạt 11,9 %, năm 2006 đạt 11%. Như vậy GDP bình quân đạt 11,4%, vượt mục tiêu đề ra (9 – 10%), cao hơn bình quân chung của cả nước, cơ cấu kinh tế phát triển theo hướng tích cực, tỷ trọng nông nghiệp – công nghiệp, xây dựng - dịch vụ từ 34,8%-37,2%-28% năm 2000 sang 27%-43%-30% năm 2006. Thu ngân sách nhà nước luôn tăng theo từng năm, đặc biệt năm 2003 là năm có bước đột phá về thu ngân sách 1.135 tỷ đồng đã đưa tỉnh Hải Dương lần đầu tiên đứng vào đội ngũ các tỉnh có thu ngân sách trên 1.000 tỷ đồng; thu ngân sách các năm sau luôn tăng hơn các năm trước, năm 2004 đạt 2.103 tỷ đồng, năm 2005 đạt 2.407 tỷ đồng, năm 2006 ước đạt 2.636 tỷ đồng. Thu nhập bình quân đầu người đạt 9,02 triệu đồng năm 2006.

Bảng 1.13: Một số chỉ tiêu kinh tế- xã hội

Các chỉ tiêu chủ yếu 2002 2003 2004 2005 2006

GDP (tỷ đồng) 8.157 9.789 11.563 13.334 15.533

Tốc độ tăng GDP (%) 12,2 12,9 9,2 11,9 11

Tổng thu NSNN trên địa bàn (tỷ đồng) 817,3 1.116,2 2.243,2 2.407,6 2.636,7 Giải quyết việc làm mới ( 1000 lao

động) 20 21 24 26 30

GDP/ người ( triệu đồng) 5,8 6 6.5 7,79 9,02

Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Hải Dương

Bằng các cơ chế chính sách có nhiều đổi mới nhằm thu hút vốn đầu tư và ưu tiên chi cho hoạt động đầu tư phát triển của tỉnh đã tạo thêm nhiều việc làm mới, góp phần ổn định tình hình an ninh-xã hội trên đại bàn. Trong 5 năm thực hiện phát triển kinh tế - xã hội, đã giải quyết được trên 120.000 việc làm mới cho người lao động, góp phần giảm tỷ lệ thất nghiệp ở đô thị xuống còn 5,5% và thời gian lao động ở nông thôn tăng lên gần 80%.

Bảng 1.14: Một số chỉ tiêu thống kê chủ yếu của một số tỉnh miền Bắc năm 2006

Tốc độ tăng GDP (%)

Cơ cấu kinh tế (%) GDP BQ đầu người (Tr.đ) Tốc độ tăng GTSX N, LN, TS Tốc độ tăng GTSX CN Tổng giá trị xuất khẩu (Tr,USD) Hải Dương 11 26,9-43,7-29,4 9,02 2,3 17,8 220,5 Hà Nội 11,5 1,5-40,7-57,8 27,8 1,5 16,5 3.576 Hải Phòng 12,5 12-36,8-51,2 14,1 6,1 18 1025 Vĩnh Phúc 15,2 18,8-54,8-26,4 10,99 8,7 16,3 241,6 Hà Tây 12,5 29,6-40-34,4 7,04 4,1 24 112 Bắc Ninh 15,3 23,6-47,8-28,6 10,04 0,7 20,3 167,8 Hưng Yên 13,7 27,8-40,2-32 8,6 4,2 28,2 270 Hà Nam 11,3 28,4-39,8-31,8 6,18 4,8 19,7 45 Nam Định 11,5 32,2-32-35,8 6,2 22,4 30,3 145,9 Thái Bình 10,6 39,6-25,9-34,5 6,77 4,8 23,6 130 Ninh Bình 12,6 27,7-39-33,3 6,4 7,5 17,9 23,6 Quảng Ninh 13,2 7,2-54,3-38,5 14,33 -4 20,5 1090,9

Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Hải Dương

So với các tỉnh trong vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ thì Hải Dương chỉ có tốc độ phát triển kinh tế vào loại trung bình. Tuy nhiên xét một cách tổng thể trên tất cả các chỉ tiêu thì tình hình kinh tế-xã hội của tỉnh là rất khả quan, tuy rằng trong những năm gần đây mà cụ thể là năm 2006, tốc độ tăng trưởng trên các mặt có sự sụt giảm so với những năm trước nhưng về giá trị tuyệt đối thì vẫn đạt rất cao chỉ kém Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh và Vĩnh Phúc. Tổng giá trị xuất khẩu năm 2006 đạt 220,5 triệu USD, kém Hà Nội, Hải Phòng, Vĩnh Phúc và Hưng Yên. Tốc độ tăng giá trị sản xuất công nghiệp chỉ là 17,8%, tuy có thấp hơn các tỉnh khác nhưng cũng cao hơn so với mặt bằng chung của cả nước. Thu nhập bình quân đầu người cũng đạt loại khá là 9,02 triệu đồng/ người. Xét về cơ cấu kinh tế thì Hải Dương nằm trong nhóm tỉnh có cơ cấu kinh tế là công nghiệp - Dịch vụ - Nông nghiệp với sự chiếm ưu thế của công nghiệp và xây dựng trong tổng vốn đầu tư cũng như tổng giá trị sản xuất.

Một phần của tài liệu Tình hình đầu tư xây dựng cơ bản tỉnh Hải Dương (Trang 46 - 48)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(92 trang)
w