Hệ thống điện

Một phần của tài liệu Tình hình đầu tư xây dựng cơ bản tỉnh Hải Dương (Trang 35 - 37)

III, MỘT SỐ THÀNH TỰU ĐẠT ĐƯỢC TRONG LĨNH VỰC ĐẦU TƯ XDCB.

1, Tài sản cố định huy động và năng lực sản xuất phục vụ tăng thêm.

1.3, Hệ thống điện

Tổng vốn đầu tư khoảng 625 tỷ đồng (bằng 86,8% mục tiêu đề ra), trong đó ngân sách trung ương 550 tỷ, ngân sách địa phương 30 tỷ, vốn tín dụng 10 tỷ đồng, vốn dân doanh 30 tỷ đồng. Tập trung đầu tư cho cải tạo, xây

dựng hệ thống lưới điện, điện chiếu sáng đô thị và điện nông thôn, đảm bảo cung cấp điện cho sản xuất và sinh hoạt khá ổn định.

a, Điện lực: Hệ thống lưới điện được đầu tư theo hướng nâng cao chất lượng và mở rộng phạm vi phục vụ, giảm tổn thất điện năng. Do nhu cầu phát triển sản xuất và đời sống nhân dân được nâng cao nên hệ thống lưới điện đã bị quá tải, tổn thất điện năng vẫn còn lớn, đường điện cấp trong các khu vực đô thị chưa đảm bảo cảnh quan và an toàn.

b, Điện chiếu sáng và điện nông thôn: Nhìn chung hệ thống điện chiếu sáng đô thị được đầu tư đã tạo nên diện mạo mới cho thành phố Hải Dương và các thị trấn, thị tứ và khu dân cư tập trung. Nhiều tuyến điện chiếu sáng vẫn chưa đạt tiêu chuẩn cấp đô thị, nhiều tuyến phố chính trong nội thị vẫn chưa được đầu tư.

Hệ thống điện nông thôn được cải tạo,đảm bảo cung cấp điện cho sản xuất và sinh hoạt, tuy vậy chất lượng cung cấp điện ở nhiều khu vực nhất là các vùng sâu, vùng xa chưa được đảm bảo, tỷ lệ tổn thất điện năng vẫn còn lớn.

1.4, Y tế

a, Bệnh viện tuyến tỉnh: Đã đầu tư 83 tỷ đồng ( bằng 117% kế hoạch đặt ra), tập trung cho đầu tư củng cố , nâng cấp cơ sở vật chất, trang thiết bị của bệnh viện tuyến tỉnh và khu vực, trong đó xây mới và cải tạo được 5.866 m2 khoa phòng, góp phần nâng cao năng lực khám và điều trị bệnh.

Hiện nay diện tích các khoa phòng còn thấp so với quy định và nhu cầu khám và chữa bệnh ngày càng tăng. Hầu hết các bệnh viện đều trong tình trạng quá tải, thiếu thiết bị chẩn đoán và điều trị bệnh hiện đại, chất lượng phục vụ chưa đáp ứng được yêu cầu do đó chưa giảm tải được cho các bệnh viện tuyến trên. Việc đầu tư cho xử lý ô nhiễm môi trường chưa được quan tâm, nhất là vấn đề xử lý chất thải rắn và độc hại.

b, Bệnh viện tuyến huyện: Đã đầu tư xây dựng mới và cải tạo khoảng 4.200m2 (đạt 84% kế hoạch) các khoa phòng, nhà bệnh nhân các bệnh viện tuyến huyện, khắc phục một phần điều kiện cơ sở vật chất đã bị xuống cấp. Tổng vốn đầu tư cho bệnh viện tuyến huyện trong 5 năm là 18 tỷ đồng.

Tuy nhiên, việc đầu tư mới chỉ tập trung cho mở rộng diện tích các khoa phòng, chưa quan tâm đầu tư mua sắm các trang thiết bị chẩn đoán và điều trị bệnh, đây cũng là một nguyên nhân làm cho bệnh viện tuyến trên bị quá tải. Vẫn còn nhiều khoa phòng, nhà bệnh nhân… xây dựng từ lâu đã xuống cấp, hệ thống xử lý môi trường đã bị xuống cấp và lạc hậu, phát huy tác dụng kém.

c, Trạm y tế xã: Đến hết năm 2005 có khoảng 65% trạm y tế xã, phường được xây dựng kiên cố (vượt 5% so với mục tiêu đề ra), hầu hết các xã được đầu tư bổ sung trang thiết bị y tế cần thiết. Tổng vốn đầu tư khoảng 12,5 tỷ đồng.

Thực hiện chủ trương xã hội hoá lĩnh vực y tế, trên địa bàn tỉnh nhiều tổ chức và cá nhân đã đầu tư mở các phòng khám bệnh tư nhân, đáp ứng một phần nhu cầu khám chữa bệnh cho nhân dân, tổng vốn đầu tư từ dân doanh khoảng 20 tỷ đồng. hiện nay hoạt động của các cơ sở khám chữa bệnh tư nhân vẫn còn hạn chế và quy mô nhỏ do thiếu mặt bằng để đầu tư.

Một phần của tài liệu Tình hình đầu tư xây dựng cơ bản tỉnh Hải Dương (Trang 35 - 37)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(92 trang)
w