Thị 1.4: Quy mô vốn vay giai đoạn 2003-

Một phần của tài liệu Tình hình đầu tư phát triển tại Công ty TNHH nhà nước một thành viên Xây lắp Hoá chất Thực trạng và giải pháp (Trang 26 - 31)

giai đoạn 2003-2006 7521.66 34871.04 23525.58 27671.43 0 5000 10000 15000 20000 25000 30000 35000 40000 2003 2004 2005 2006 Năm V ốn v ay

1.4.2. Lĩnh vực đầu tư theo đối tượng đầu tư:

Theo đối tượng đầu tư thì đầu tư phát triển của công ty Xây lắp Hoá chất bao gồm: Đầu tư vào máy móc thiết bị, đầu tư xây lắp, đầu tư vào nguồn nhân lực và đầu tư vào các lĩnh vực khác.

Bảng 1.7: Cơ cấu vốn đầu tư theo đối tượng đầu tư:

STT Năm

Nội dung

Năm 2003 Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006

Trđ % Trđ % Trđ % Trđ %

1 Đầu tư

máy móc thiết bị 2036,36 18,14 23647,85 42,7 3505,323 9,98 9666,14 23,4

2 Đầu tư xây lắp 9004,15 80,2 31384,031 56,7 31266,65 89,053 31282,07 75,74

3 Đầu tư

nguồn nhân lực 98,6 0,878 160,5 0,314 171,13 0,487 180,4 0,44

4 Đầu tư khác 87,25 0,782 158,469 0,286 169,71 0,48 172,03 0,42

5 Tổng vốn đầu tư 11226,36 100 55350,85 100 35112,813 100 41300,64 100

(Nguồn: Tự tổng hợp từ số liệu các phòng ban).

Qua bảng số liệu trên ta thấy vốn đầu tư của công ty chủ yếu được tập trung vào các lĩnh vực máy móc thiết bị và xây lắp trong đó xây lắp chiếm tỷ lệ lớn nhất vì đây là một lĩnh vực đòi hỏi vốn đầu tư lớn trong khi đó máy móc thiết bị công ty cũng đầu tư nhiều nhưng nó đòi hỏi vốn đầu tư không nhiều còn nguồn nhân lực và các lĩnh vực đầu tư khác không được công ty chú trọng mấy. Cụ thể như sau:

1.4.2.1.Đầu tư vào máy móc thiết bị:

Hoạt động đầu tư tạo tài sản cố định có vai trò đặc biệt, có thể nói là quan trọng nhất trong các hoạt động đầu tư của doanh nghiệp bởi vì 2 lý do chính sau đây:

Thứ nhất: Vốn đầu tư vào máy móc thiết bị luôn chiếm 1 tỷ lệ rất cao trong tổng vốn đầu tư.

Thứ hai: Máy móc thiết bị và công nghệ góp phần rất quan trọng trong việc nâng cao năng suất lao động, nâng cao chất lượng công trình, đẩy nhanh tiến độ thi công, đó chính là những yếu tố nâng cao khả năng cạnh tranh của một doanh nghiệp.

Điều quan trọng đối với các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay khi lựa chọn máy móc thiết bị, công nghệ là phải đạt được các tiêu chí: phải sản xuất ra các sản phẩm có tính cạnh tranh cao, khai thác và sử dụng có hiệu quả lợi thế so sánh của doanh nghiệp, phải phù hợp với khả năng của doanh nghiệp về vốn, với trình độ của nguời lao động.

Công ty Xây lắp Hoá chất là doanh nghiệp hoạt động chủ yếu trong lĩnh vực xây dựng và lắp đặt nên máy móc thiết bị của công ty có nhiều điểm đặc thù khác biệt so

với các doanh nghiệp khác lĩnh vực. Máy móc thiết bị chuyên dùng, nhiều thiết bị siêu trường siêu trọng, công tác vận chuyển máy móc thiết bị đến nơi thi công khá khó khăn và tốn kém. Máy móc thiết bị có giá trị rất lớn, có khi để đáp ứng yêu cầu thi công công ty không thể tự trang bị mà phải đi thuê ngoài nên đã ảnh hưởng làm tăng chi phí, hạn chế khả năng cạch tranh của công ty. Về yêu cầu trình độ công nghệ phải hiện đại và thay đổi liên tục theo sự phát triển của công nghệ mới. Đối với một doanh nghiệp xây lắp thì năng lực thiết bị phục vụ thi công có vai trò quan trọng nhất quyết định chất lượng của công trình. Hiện nay công ty không ngừng đầu tư cho hệ thống máy móc thiết bị ngày càng hịên đại hơn để có thể cạnh tranh với các doanh nghiệp khác cùng lĩnh vực. Cụ thể được thể hiện qua bảng số liệu sau:

Bảng 1.8: Tình hình đầu tư máy móc thiết bị trong 3 năm 2003- 2005.

Đơn vị: Triệu đồng

STT Chỉ tiêu Năm 2003 Năm 2004 Năm 2005 Tổng cộng

1 Tổng mức đầu tư hoặc dự toán được duyệt

2036,36 23647,85 3505,323 29189,533 2 Đã thực hiện đến hết năm 1720,72 18980,31 3068,888 23769,918 3 Giá trị quyết toán vốn đầu tư 1113,01 18212,68 3068,888 22394,578 ( Nguồn: Phòng cơ điện).

Qua bảng số liệu trên ta thấy tổng mức đầu tư tăng giảm thất thường. Tổng mức đầu tư đã thực hiện năm 2004 là cao nhất so với 2 năm 2003 và 2005. Sở dĩ như vậy là do năm 2004 công ty đã thưc hiện dự án đầu tư mua cần trục bánh xích sức nâng 250 tấn với giá trị lên đến 17378,28 triệu đồng (tổng mức đầu tư hoặc dự toán được duyệt là 17370 triệu đồng; giá trị quyết toán vốn đầu tư là 17378,28 triệu đồng).

Cũng qua bảng trên ta thấy qua các năm giá trị thực hiện đều nhỏ hơn so với tổng mức đầu tư hoặc dự toán được duyệt. Điều này thể hiện có sự chuẩn bị kĩ lưỡng trong đầu tư và không có sự thất thoát trong đầu tư. Tất cả vốn đầu tư thực hiện đều được quyết toán đầy đủ.

Bảng 1.9: Quy mô vốn đầu tư cho máy móc thiết bị:

STT Chỉ tiêu Đơn vị Năm 2003 Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006

1 Tổng mức đầu tư Trđ 11226,36 55350,85 35112,813 41300,64 2 Đầu tư máy móc thiết bị Trđ 2036,36 23647,85 3505,323 9666,14 3 Tỷ lệ Đầu tư máy móc

thiết bị/ Tổng mức đầu tư

% 18,14 42,7 9,98 23,4

4 Tốc độ tăng liên hoàn % __ 1061,28 -85,18 175,76

5 Tốc độ tăng định gốc % __ 1061,28 72,14 374,68

(Nguồn: Phòng cơ điện).

Qua bảng số liệu trên ta thấy tình hình đầu tư máy móc thiết bị của công ty Xây lắp Hoá chất có xu hướng tăng dần qua các năm.

Trong năm 2003, đầu tư máy móc thiết bị chiếm 18,14% so với tổng mức đầu tư. Trong năm này hầu như chỉ là các Dự án đầu tư nhỏ như mua máy điều hoà (XN H34), mua thiết bị văn phòng (XN H35, XN H36), mua máy đầm (XN xây lắp chi nhánh hoá chất Hà Bắc)… Tuy nhiên trong năm Công ty có một Dự án tương đối lớn đó là Dự án đầu tư thiết bị và hệ thống mâm sàn, cốp pha để thi công ống khói bằng công nghệ cốp pha trượt. Đây là gói thầu chỉ định thầu (Nhà sản xuất là Trung Quốc) với chủ đầu tư là Công ty Xây lắp Hoá chất với tổng vốn đầu tư là 999.250.000 đồng trong đó hệ thống mâm sàn, cốp pha trượt là 470.250.000 đồng, hệ thống thiết bị phụ trợ là 529.650.000 đồng; vốn vay ngân hàng là 470.250.000 đồng, vốn khấu hao cơ bản của công ty là 529.650.000 đồng.

Bảng 1.10: Giá trị tài sản được hình thành qua đầu tư:

Đơn vị: Đồng.

Nội dung

Công trình thuộc chủ đầu tư quản lý

Công trình giao đơn vị khác quản lý

Thực tế Quy đổi Thực tế Quy đổi

Tổng 832.252.935 832.252.935

Tài sản cố đinh 359.455.500 359.455.500 Tài sản lưu động 472.797.435 472.797.435

Năm 2004 đầu tư máy móc thiết bị tăng lên trông thấy chiếm 42,7% so với tổng mức đầu tư, tăng 1061,28% so với năm 2003. Sở dĩ năm 2004 đầu tư máy móc thiết bị tăng vọt lên như vậy là do trong năm Công ty có dự án đầu tư cần trục bánh xích có sức nâng 250T. Đây là một dự án nhằm nâng cao năng lực thiết bị có sức nâng lớn, tính năng kĩ thuật cao đáp ứng nhu cầu thi công công trình có khối lượng thi công lớn, tạo sức cạnh tranh trên thị trường lắp máy. Dự án có tổng vốn đầu tư là 15tỷ đồng, trong đó giá mua cẩu là 14,63 tỷ đồng, các chi phí khác là 0,37 tỷ đồng. Nguồn vốn cho dự án như sau: Vay ngân hàng là 12 tỷ đồng, vốn khấu hao là 3 tỷ đồng. Dự án được thực hiện dưới hình thức đấu thầu rộng rãi. Lúc đầu công ty dự định mua cần trục bánh xích còn 80% giá trị sử dụng. Tuy nhiên trong quá trình tổ chức đấu thầu có một nhà thầu rao bán cần trục bánh xích mới 100% mà giá lại không cao quá so với giá ban đầu công ty dự định đưa ra nên kết quả đấu thầu ban đầu bị huỷ bỏ và công ty tổ chức đấu thầu lại lần hai với tổng vốn đầu tư là 17,398 tỷ đồng trong đó mua thiết bị là 17,028 tỷ đồng, chi phí khác là 0,37 tỷ đồng, vay ngân hàng là 13,9184 tỷ đồng, vốn khấu hao là 3,4796 tỷ đồng. công ty chỉ lựa chọn nhà thầu đã tham gia đấu thầu ở lần một. Kết quả là Công ty Thương mại và Chuyển giao công nghệ MICO trúng với cần trục thuỷ lực bánh xích KOBELCO model CKE 2500 do Nhật Bản sản xuất với giá 1.097.000 USD. Kết quả của gói thầu như sau:

- Vốn đầu tư thực hiện:

Bảng 1.11: Vốn đầu tư thực hiện của gói thầu Cần trục bánh xích sức nâng 250T.

Đơn vị: Đồng.

Chỉ tiêu Được duyệt Thực hiện Chênh lệch

Tổng số -Thiết bị -Chi phí khác 17.370.000.000 17.000.000.000 370.000.000.000 17.378.288.109 17.191.495.634 186.792.475 8.288.109 191.495.634 -183.207.525

Nguồn vốn

-Vay ngân hàng -Quỹ đầu tư phát triển -Vốn khấu hao cơ bản

17.370.000.00013.900.000.000 13.900.000.000 3.470.000.000 17.378.288.109 13.899.985.767 788.682.232 2.689.620.110 8.288.109 -14.233 -2.681.317.768 2.689.620.110 (Nguồn: Phòng Cơ điện).

- Giá trị tài sản mới tăng thêm: 17.378.288.109 đồng.

Năm 2005, tổng vốn đầu tư máy móc thiết bị giảm 85,18% so với năm 2004 chiếm 9,98% trong tổng vốn đầu tư của năm nhưng so với năm 2003 thì vẫn tăng 72,14%.

Năm 2006, tổng vốn đầu tư máy móc thiết bị tăng 175,76% so với năm 2005, chiếm 23,4% trong tổng vốn đầu tư của năm, so với năm 2003 thì tăng 374,68%.

Một phần của tài liệu Tình hình đầu tư phát triển tại Công ty TNHH nhà nước một thành viên Xây lắp Hoá chất Thực trạng và giải pháp (Trang 26 - 31)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(85 trang)
w