3 sông (Kim Ngưu, Sét, Lừ)
3.1.1. Xác định các chi phí
• Chi phí trực tiếp, gồm: - Chi phí phân bón
- Chi phí cho thuốc BVTV - Phí thủy lợi
- Chi phí lao động
Ngoài ra đối với rau rút còn cần có chi phí cho các công cụ như dây, cọc. Các số liệu sau đây được tổng hợp từ điều tra thực tế của tác giả tại thôn Bằng B và từ kết quả nghiên cứu của dự án PAUSSA về kĩ thuật trồng một số loại rau nước ở vùng ven đô Hà Nội (trang web của dự án: www.paussa.org)
Sau đây là bảng tính toán chi phí trực tiếp (chưa tính phí thủy lợi) trung bình/1 sào (360m2) cho từng loại rau trong một vụ:
Rau rút
Được trồng từ tháng đầu tháng 4 đến tháng 9, trung bình một vụ được 3 lứa. Lứa đầu tiên cấy phải mua giống, những lứa sau có thể hái các nhánh con để cấy lại.
Hạng mục Đơn vị Lượng Đơn giá (VNĐ) Chi phí (VNĐ)
Giống ngọn 1000 4.000 4.000.000 Đạm kg 6 8.000 48.000 Dây cân 1 35.000 35.000 Cọc 30.000 Lao động ngày 90 30.000 2.700.000 Tổng 6.813.000
Rau muống
Được trồng từ tháng 3 đến tháng 12, trung bình một vụ 10 lứa, sau 5 lứa thu hoạch có thể làm đất và cấy lại.
Hạng mục Đơn vị Lượng Đơn giá (VNĐ) Chi phí (VNĐ)
Giống mớ 200 2.000 400.000 Đạm kg 50 8.000 400.000 Lân kg 200 4.000 800.000 Thuốc BVTV lọ 10 10.000 100.000 Lao động ngày 150 30.000 4500.000 Tổng 7.800.000 Rau cần
Được trồng từ tháng 9 đến tháng 3 năm sau, trung bình 3 lứa 1 vụ, xong mỗi lứa đều phải làm đất và cấy lại.
Hạng mục Đơn vị Lượng Đơn giá (VNĐ) Chi phí (VNĐ)
Giống mớ 300 2.000 600.000 Sừng kg 60 2.500 150.000 Lân kg 15 4.000 60.000 NPK kg 60 10.000 600.000 Thuốc BVTV lọ 5 10.000 50.000 Lao động ngày 45 30.000 1.350.000 Tổng 2.810.000
Rau cải xoong
Rau cải xoong được trồng từ tháng tháng 9 đến tháng 3 năm sau, trung bình 4 lứa một vụ, sau mối lần thu hoạch phải làm đất và cấy lại.
Hạng mục Đơn vị Lượng Đơn giá (VNĐ) Chi phí (VNĐ)
Giống mớ 400 3.000 1.200.000
Đạm kg 12 8.000 96.000
Thuốc BVTV lọ 4 10.000 40.000
Lao động ngày 60 30.000 1.800.000
Tổng 3.456.000
Tổng hợp chi phí:
Loại rau Tổng diện tích (m2) Chi phí (VNĐ)/1sào (360m2) Tổng chi phí (VNĐ) Rau rút 30.000 6.813.000 567.750.000 Rau muống 21.000 7.800.000 455.000.000 Rau cần 18.000 2.810.000 140.500.000
Rau cải xoong 12.000 3.456.000 115.200.000
Tổng 81.000 1.278.450.000
Người dân phải nộp phí thủy lợi là 900.000 VNĐ/ha (10.000m2)/năm. Với tổng diện tích của 4 loại rau nước là 81.000 m2 thì tổng phí thủy lợi nông dân phải trả trong một năm là:
81.000*900.000/10.000 = 7.290.000 VNĐ
Vậy, tổng chi phí trực tiếp cho cả 4 loại rau trong 1 vụ (cũng là trong 1 năm) cho toàn thôn là:
1.278.450.000 + 7.290.000 = 1.285.740.000 VNĐ• Chi phí gián tiếp: Chi phí sức khỏe • Chi phí gián tiếp: Chi phí sức khỏe
Đối với các bệnh về da:
Nước thải đô thị (nước sông Tô Lịch, nước hồ Yên Sở...) là nước có chứa các chất ô nhiễm với nồng độ rất lớn, vượt TCCP (TCVN 5942-1995). Các chất ô nhiễm như các hóa chất độc hại (xút, váng sơn dầu) và vi khuẩn (coliform) có trong nước thải thường dễ gây các bệnh ngoài da, thối móng tay, móng chân.
Để phòng tránh, chữa trị các bệnh ngoài da, người dân thường sử dụng các biện pháp sau:
- Đi ủng, đeo găng tay khi làm việc, nhưng không thường xuyên, hoặc chỉ đi ủng mà không đeo găng tay do bất tiện.
Thời gian Đi ủng Đi giày Đeo găng tay Tổng
3/2005 202 (84%) 1 (0,4%) 139 (57%) 242 (100%)
9/2005 170 (66%) 1 (0,4%) 97 (38%) 257 (100%)
12/2005 209 (81%) 0 124 (48%) 259 (100%)
Trung bình cả năm (581) 77% (2) 0% (360) 48% 758 (100%)
Bảng 3.1. Thống kê các biện pháp bảo vệ sức khỏe của nông dân phường Hoàng Liệt
Nguồn: VESDI, 2005
Với 200 hộ tham gia sản xuất, trung bình một hộ có một lao động thường xuyên, ủng trung bình 1 năm 1 đôi, găng tay 1 năm 2 đôi, thì số lượng ủng, găng tay tiêu thụ trong một năm là:
Số lượng ủng = 77% * 200 = 154
Số lượng găng tay = 48% * 200 * 2 = 192
Với giá của 1 đôi ủng trung bình là 30.000 VNĐ, 1 đôi găng tay là 7.000 VNĐ thì chi phí cho ủng và găng tay 1 năm là:
154 * 30.000 + 192 * 7.000 = 5.964.000 VNĐ
- Tự chữa bằng các cách đơn giản như xát chanh, quất, cây cỏ lên tay chân, rửa bằng xà phòng, ngâm tay chân vào nước phèn sau khi đi làm về, hoặc nếu nặng hơn thì có thể mua thuốc mỡ để bôi.
Các bệnh về da tuy gây khó chịu và dai dẳng, nhưng không phải là bệnh nghiêm trọng nên người dân thường không đến các cơ sở y tế để chữa trị. Do đó
không có thống kê về chi phí một cách chính thức. Tuy nhiên, có thể ước lượng như sau:
+ 1 tuyp thuốc giá 10.000 VNĐ dùng trong 1 năm
+ Chi phí cho chanh, quất, phèn trung bình 20.000 VNĐ/1 năm
Như vậy, chi phí đối với bệnh ngoài da là 30.000 VNĐ/1 người/1 năm Để tính được tổng chi phí, ta cần có số liệu về số nông dân mắc các bệnh về da liên quan đến sử dụng nước thải cho sản xuất nông nghiệp. Chuyên đề này sử dụng kết quả điều tra của dự án PAUSSA về tỉ lệ mắc các bệnh về da đối với nông dân ở Hoàng Liệt (là nơi sử dụng nước thải) và Long Biên (không sử dụng nước thải).
Thời gian Số người Tổng
3/2005 24 (20,2%) 119 (100%) 9/2005 33 (26%) 127 (100%) 12/2005 21 (16,2%) 130 (100%) Trung bình cả năm 78 (20,8%) 376 (100%)
Bảng 3.2. Tình hình mắc các bệnh về da đối với nông dân tại Hoàng Liệt
Nguồn: VESDI, 2005
Với 200 hộ tham gia sản xuất nông nghiệp, trung bình một hộ có một người sản xuất chính, thì số nông dân bị mắc bệnh về da do sử dụng nước thải là:
200 * 20,8% = 42 người
Tổng chi phí để chữa trị các bệnh ngoài da trong 1 năm là: 42 * 30.000 = 1.260.000 VNĐ
Chi phí trên chưa tính đến sự khó chịu khi mắc bệnh, cũng như thời gian nghỉ lao động tránh tiếp xúc với nước thải.
Các bệnh hô hấp, tiêu hóa:
Theo kinh nghiệm của người dân, nước thải mới được bơm lên từ sông Tô Lịch có màu đen, màu hồng nhạt hoặc có bọt trắng, nồng độ H2S cao gây mùi khó chịu, khó thở, tức ngực cho người nông dân khi ở gần. Tuy nhiên, càng về các thửa ruộng ở cuối mương, xa trạm bơm, hoặc thời gian nước lưu trong mương, ruộng càng lâu thì tác động này càng được giảm nhẹ.
Nếu nông dân không vệ sinh sạch sẽ sau khi đi làm về thì sẽ có khả năng mắc các bệnh về tiêu hóa do nhiễm các loại giun sán.
Chưa có số liệu thống kê về bệnh hô hấp cũng như các bệnh về đường ruột do sử dụng nước thải trong canh tác nông nghiệp.
Nghiên cứu của DANIDA không chứng minh được nguy cơ gia tăng đối với bệnh nhiễm giun sán từ việc phơi nhiễm với nước thải trong điều kiện sản xuất nông nghiệp tại Nam Định. Hâu hết những người nhiễm giun sán đều xuất xứ từ nhóm có điều kiện kinh tế - xã hội thấp, các hộ gia đình có điều kiện vệ sinh không phù hợp và thói quen vệ sinh kém. Thậm chí trong trường hợp giun đũa, giun tóc, nhóm điều tra còn thu được kết quả là nhóm người tiếp xúc thường xuyên với nước thải có tỷ lệ nhiễm giun đũa thấp hơn nhiều so với những người không tiếp xúc nước thải, còn đối với giun móc thì không có sự khác biệt nào.
Như vậy, mối quan hệ giữa việc gia tăng các bệnh về tiêu hóa đối với việc sử dụng nước thải trong nông nghiệp là không rõ ràng.
Tổng chi phí gián tiếp trong 1 năm đối với tất cả nông dân của thôn là: 5.964.000 + 1.260.000 = 7.224.000 VNĐ
1.285.740.000 + 7.224.000 = 1.292.964.000 VNĐ