Xác định chi phí

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả của việc dử sụng nước thải trong sản xuất rau tại thôn Bằng B, Hoàng Liệt, Hoàng Mai (Trang 43 - 48)

3 sông (Kim Ngưu, Sét, Lừ)

3.2.1.Xác định chi phí

Ngoài các chi phí tài chính như trên, khi xem xét trên góc độ xã hội thì việc sản xuất rau sử dụng nước thải còn có những chi phí như sau:

Chi phí đối với người tiêu dùng: chi phí sức khỏe

• Nhiễm kim loại nặng:

Hiện nay, chưa có thống kê về số lượng người mắc bệnh do ăn rau bị nhiễm kim loại nặng. Tuy nhiên, theo kết quả phân tích hóa học của Viện Công nghiệp Thực phẩm (Bộ Công nghiệp) và của Viện Nông hóa Thổ nhưỡng (NISF) cho thấy trong rau trồng ở Bằng B có chứa kim loại nặng nhưng hàm lượng của chúng đều nằm trong TCCP của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (1998) và của Bộ Y tế (1998)

• Các bệnh đường ruột:

Theo nghiên cứu của Tôn Thất Bách và cộng sự (1996) trong nước thải và bùn cặn của nó của các loại vi khuẩn gây bệnh, trứng giun sán. Trong 1 lít nước thải có khoảng 7.000 vi khuẩn Salmonella, 6.000-7.000 vi khuẩn Shigella và 1.000 vi khuẩn Vibro cholera. Các loại trứng giun sán như Ancylostoma, Trichuris và Taenia có thể tồn tại đến 1,5 năm.

Người ăn rau được trồng bằng nước thải đô thị có thể mắc bệnh đường ruột như ỉa chảy, đau bụng nếu rau không được rửa sạch, khử trùng và nấu chín. Tuy nhiên, cũng chưa có thống kê nào về các trường hợp này.

Chuyên đề sử dụng phương pháp CVM, hỏi về sẵn lòng chi trả đối với rau dùng nước tưới là nước thải chưa qua xử lý tại các khu vực tiêu thụ rau chính của thôn Bằng B (Mai Động, Trương Định, Linh Đàm...) và cả tại thôn Bằng B để tính toán thiệt hại về sức khỏe, tinh thần (lo ngại khi ăn rau được tưới bằng nước thải) đối với người tiêu dùng. Số lượng mẫu chọn là 50 người.

Kết quả phỏng vấn về WTP được nhập vào Exel, thực hiện lệnh Average với cột chứa giá trị của WTP, ta có kết quả: trung bình một người dân sẵn lòng trả cao hơn 1.200 đ/1kg cho rau không tưới bằng nước thải. Những người có thu nhập cao sẵn lòng chi trả nhiều hơn, những người sống tại nơi sử dụng nước thải trong sản xuất rau thì có xu hướng chi trả thấp hơn vì (theo như ý kiến của họ) hàng ngày họ vẫn sử dụng các loại rau do chính họ hoặc những người trong thôn sản xuất mà không thấy tác động xấu nào.

Với năng suất rau đạt khoảng 237 tạ/ha (năm 2004), với tổng diện tích 81.000 m2 (8,1 ha) rau nước, thì tổng khối lượng rau tiêu thụ là:

8,1 * 237 = 1.919,7 tạ = 1.919.700 kg Tổng sẵn lòng trả là:

1.919.700 * 1.200 = 2.303.640.000 VNĐ

Như vậy, chi phí đối với người tiêu dùng trong 1 năm là 2.303.640.000

VNĐ.

Các chi phí môi trường

Đây là các chi phí rất khó lượng giá.

• Tác động của việc sử dụng nước thải lên chất lượng đất - Về hàm lượng các kim loại nặng trong đất:

Kết quả phân tích chất lượng đất cho thấy nồng độ của một số kim loại nặng như Pb, Hg, Cd có trong đất trồng rau ở Bằng B đều thấp hơn TCCP (TCVN 7209-2002).

Sự khác biệt về hàm lượng kim loại nặng trong đất ở các thửa ruộng rau nhận trực tiếp hoặc gián tiếp nước thải, ở các ruộng nằm xa hoặc gần nguồn nước tưới, ở các ruộng được tưới ngập và các ruộng cạn là rất nhỏ, không đáng kể.

Nhìn chung, kim loại nặng tích tụ làm giảm năng suất rau, đồng thời làm tích tụ kim loại nặng trong rau gây tác động không tốt đến sức khỏe người tiêu dùng.

- Hàm lượng các chất dinh dưỡng trong đất:

Theo khảo sát của VESDI, trong tất cả các mẫu đất, hàm lượng Nts, Pts là giàu, Kts trung bình. Hàm lượng chất dinh dưỡng cao có được nhờ sử dụng nước thải làm tăng năng suất cây trồng.

Nhận xét sơ bộ về quan hệ giữa các hàm lượng dinh dưỡng, kim loại nặng trong nước và trong đất tại thôn Bằng B:

 Hàm lượng dinh dưỡng, kim loại nặng trong nước tỷ lệ thuận với hàm lượng dinh dưỡng, kim loại nặng có trong đất.

 Hàm lượng dinh dưỡng, kim loại nặng trong đất gia tăng theo thời gian và các lần xả nước vào ruộng.

 Không có sự khác biệt đáng kể về giá trị hàm lượng dinh dưỡng, kim loại nặng trong nước và đất ở các thửa ruộng rau khác nhau về vị trí, tiếp nhận nước.

• Tác động lên nước ngầm:

Việc lưu nước thải trên hệ thống kênh mương, ruộng có thể gây ảnh hưởng đến chất lượng nước ngầm. Đây là tác động lâu dài khó kiểm soát và đo lường. Việc làm lan rộng ô nhiễm nước ngầm có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe các hộ gia đình đang sử dụng nước khoan; các hộ đang sử dụng nước khoan có thể phải chuyển hoàn toàn sang sử dụng nước máy.

• Tác động lên môi trường không khí:

Quá trình bơm nước thải lên cũng như quá trình nước thải chảy về các ruộng theo hệ thống kênh mương có thể làm lan truyền ô nhiễm không khí, nhưng

đây chỉ là ảnh hưởng mang tính chất cục bộ, thời điểm. Nước mới được bơm lên từ sông Tô Lịch khiến người nông dân cảm thấy khó thở và tức ngực khi ở gần. Tuy nhiên, nước chỉ được bơm khoảng 10 ngày 1 lần, nước sau khi lưu trên kênh mương khoảng 1, 2 ngày thì mùi của nước đã giảm đi đáng kể. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

3.2.2. Xác định lợi ích

Tương tự, ngoài các lợi ích tài chính như trên thì còn có các lợi ích về môi trường và xã hội:

- Trung bình 1 ha 1 năm sử dụng 600 m3 nước, thì với tổng diện tích canh tác 4 loại rau nước là 81.000 m2, lượng nước thải 1 năm tái sử dụng được:

81.000*600/10.000 = 4.860 m3

Cũng như giảm được một lượng tiêu thụ nước mới là 4.860 m3.

Với đơn giá hiện thời, chi phí để xử lý nước thải của Hà Nội khoảng 1,5 tỷ đồng/ngày/500.000 m3 nước thải (Theo Báo Hà Nội mới, Môi trường ở Hà Nội bị

ô nhiễm nghiêm trọng: Làm gì? (kỳ 2), 07/04/2009). Như vậy, với 4.860 m3 nước thải không phải xử lý thì thành phố đã tiết kiệm được:

4.860*1,5 tỷ/500.000 = 14.580.000 VNĐ

- Tạo cảnh quan sinh thái lành mạnh: Các ruộng rau cũng là một hệ sinh thái giúp điều hòa khí hậu, điều tiết nước ngầm, mang lại những giá trị giải trí cho người dân thành phố - nhất là trong điều kiện đất đai ngày càng bị thu hẹp, nhường chỗ cho các công trình xây dựng như hiện nay.

- Tạo công ăn việc làm cho nông dân: hoạt động sản xuất rau đang tạo ra công ăn việc làm thường xuyên cho 200 hộ gia đình, góp phần đáng kể vào cải thiện thu nhập cho người dân. Trong điều kiện giá sinh hoạt đắt đỏ tại thành phố thì nguồn thu nhập đó lại càng trở nên quan trọng, góp phần xóa đói giảm nghèo cho nhiều dân nghèo đô thị.

- Đảm bảo an ninh lương thực cho thành phố, đồng thời là nguồn cung cấp rau giá rẻ phù hợp với người có thu nhập trung bình – thấp tại Hà Nội.

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả của việc dử sụng nước thải trong sản xuất rau tại thôn Bằng B, Hoàng Liệt, Hoàng Mai (Trang 43 - 48)