Hiện trạng sử dụng phân bón và thuốc bảo vệ thực vật trong nông nghiệp.

Một phần của tài liệu Đề xuất 1 số giải pháp quản lý môi trường tại các xã nghèo tại Hà Nội ( Hà Tây cũ) (Trang 33 - 37)

nông nghiệp.

Ô nhiễm môi trường hiện nay không riêng gì ở thành phố và các khu, cụm công nghiệp mà còn ở các vùng nông thôn, trong đó đáng ngại nhất là tình trạng sử dụng bừa bãi các loại thuốc trừ sâu, trừ cỏ, phân bón hóa học… không đúng cách.

Mùi thuốc trừ sâu từ đồng ruộng lan tỏa trong không khí được gió đưa vào các khu dân cư, nồng nặc cả đêm ngày.sử dụng thuốc BVTV không đúng cách sẽ gây hại cho môi trường và sức khỏe con người qua nhiều đường khác nhau (ngấm vào nguồn nước, không khí, nhiễm vào thức ăn, đồ uống và vào cơ thể con người). Thế nhưng do không hiểu biết nên nông dân bơm thuốc BVTV không mang đồ bảo hộ lao động, để thuốc chảy qua bình ngấm ướt da. Khi bơm thuốc xong lại tắm qua loa. Có người trong lúc bơm thuốc vẫn uống rượu, hút thuốc vô tư không hề biết nguy hiểm. Trong sản xuất rau một số hộ không biết vô tình hay hữu ý, đã sử dụng quá mức lượng thuốc trừ sâu, dẫn đến dư lượng thuốc tồn đọng trên rau khá lớn, làm ngộ độc không ít người tiêu dùng.

Trên thị trường hiện nay các chủng loại thuốc BVTV khá đa dạng. Có loại thuốc bị nghiêm cấm hoặc hạn chế sử dụng vẫn được dùng, vì hiệu quả diệt sâu cao. Việc phun thuốc vượt nồng độ cho phép so với hướng dẫn ghi trên bao bì, lại không bảo đảm thời gian cách ly từ phun lần cuối đến khi thu hoạch, làm cho sản phẩm có nguy cơ nhiễm độc cao. Nhiều người sử dụng

thuốc BVTV không bao giờ đọc các thông tin trên nhãn mác, ai bày gì cũng làm nên hết sức nguy hại. Bơm thuốc xong nhiều người súc rửa bình ngay trên các sông, mương, vứt bỏ bừa bãi bao bì vỏ chai thuốc trừ sâu trên đồng ruộng, kênh mương thủy lợi không những gây nguy hiểm cho việc đi lại sản xuất mà cũng là tác nhân trực tiếp gây ô nhiễm môi trường.

Trong những năm gần đây với sự phát triển mạnh mẽ của nền khoa học kỹ thuật đã tạo ra rất nhiều loại phân bón hoá học, thuốc bảo vệ thực vật hữu ích cho sản xuất nông nghiệp. Với những thành quả đáng kể của các loại hoá chất sử dụng cho nông nghiệp đã góp phần to lớn trong việc nâng cao năng suất cây trồng và phòng ngừa sâu bệnh. Tuy nhiên theo số liệu điều tra xã hội học cho thấy hầu hết các bà con nông dân sử dụng các loại phân bón hoá học và thuốc bảo vệ thực vật, thuốc diệt cỏ, hoá chất kính thích tăng trưởng cho tất cả các mùa vụ trong năm. Số lượng sử dụng tuỳ thuộc vào loại cây trồng, loại đất, mùa vụ…Theo số liệu thống kê cho thấy lượng hoá chất được sử dụng mỗi vụ trung bình từ 2-5 lít hoá chất bảo vệ thực vật/ha; 500 kg-900kg phân bón hoá học các loại/ha. Hiện các loại hoá chất bảo vệ thực vật thường được người dân sử dụng trong sản xuất nông nghiệp là các loại hoá chất thuộc loại vô cơ photpho như Bitures, Wofatox…đây hầu hết là các loại hoá chất có sản xuất hoá chất đã cấm do tính độc hại cao đến sức khoẻ và môi trường sinh thái như Chlordrane, Aldrin, Hexachlorobenzen…

Có thể thấy với những thuận lợi và hiệu quả của các loại hoá chất này, nên trong nhiều năm qua đã được người nông dân sử dụng và trở thành thói quen sử dụng trong sản xuất nông nghiệp. Tuy nhiên với những lợi ích của việc sử dụng các loại hoá chất khác nhau như phân bón, hoá học, thuốc bảo vệ thực vật, kích thích tăng trưởng,…trong sản xuất nông nghiệp thì việc lạm dụng quá mức các loại hoá chất này đã trở thành những tác nhân nguy co biến đổi chất lượng đất, đặc biệt là vùng đất phù xa mầu mỡ bị ô nhiễm trong đất. Ngoài ra đối với các vùng có độ ẩm thấp việc sử dụng hoá chất quá mức còn

Như vậy, hiện nay nguồn tài nguyên đất của các đang đứng trước những nguy cơ bị gây ô nhiễm từ nhiều nguyên nhân khác nhau như các loại chất hoá học, các chất thải, nhằm giảm thiểu phòng ngừa và cải thiện chất lượng của các nguồn tài nguyên này, Chính quyền và người dân cần làm tốt công tác quản lý và sử dụng nguồn tài nguyên đất hợp lý. Bên cạnh đó cần tích cực và thường xuyên thực hiện tốt chương trình phủ xanh đất trống, đồi núi trọc, đặc biệt là những nơi khu vực có độ dốc lớn nhằm hạn chế sự sụt lở, xói mòn và rửa trôi đất. Ngoài ra khuyến khích người dân sử dụng hợp lý các loại phân bón hoá học và thuốc bảo vệ thực vật một cách hợp lý và đặc biệt là quản lý chặt chẽ, không cho phép sử dụng các loại hoá chất, thuốc bảo vệ thực vật có độ độc hại cao ảnh hưởng tới sức khoẻ và môi trường.

Chính vì vậy, giải quyết hài hòa giữa việc quản lý, sử dụng thuốc BVTV để bảo vệ sản xuất nông nghiệp với việc bảo vệ sức khỏe cộng đồng và môi trường là một đòi hỏi và thách thức lớn đối với các cơ quan quản lý nhà nước. Để đạt được mục tiêu đó cần có một số giải pháp sau: - Nhà nước cần có chế độ ưu đãi, hỗ trợ cho các chương trình sản xuất và ứng dụng các sản phẩm hữu cơ, vi sinh vào công tác phòng trừ sinh vật gây hại tài nguyên thực vật; chọn lọc các loại thuốc, dạng thuốc BVTV an toàn có tính chọn lọc cao, phân giải nhanh trong môi trường; duy trì và mở rộng việc áp dụng IPM vì chương trình này không chỉ tiết kiệm chi phí cho việc mua thuốc BVTV mà còn góp phần làm giảm thiểu ô nhiễm môi trường; tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra xử lý vi phạm trong lĩnh vực BVTV; phối hợp các lực lượng liên ngành trong kiểm tra, kiểm soát việc nhập lậu thuốc BVTV; chú trọng việc thu gom và xử lý bao bì thuốc BVTV sau sử dụng và kiên quyết đình chỉ các cơ sở sản xuất, gia công thuốc BVTV có dây chuyền công nghệ lạc hậu gây ô nhiễm.

Đẩy mạnh việc áp dụng các tiến bộ kỹ thuật trong trồng trọt, nâng cao hiểu biết của người nông dân trong việc sử dụng thuốc BVTV an toàn và hiệu quả, từ đó giảm lượng thuốc BVTV sử dụng; nghiên cứu ứng dụng và phát

triển các dạng thuốc BVTV mới thân thiện với môi trường, ít ảnh hưởng đến sức khỏe cộng đồng; xây dựng và phát triển các vùng chuyên canh sản xuất các sản phẩm nông nghiệp sạch không dùng phân bón hóa học và thuốc BVTV nhằm nâng cao chất lượng nông sản phục vụ cho tiêu dùng và xuất khẩu.

Đẩy mạnh các biện pháp tuyên truyền, giáo dục nhằm nâng cao năng lực quản lý môi trường, nâng cao nhận thức về trách nhiệm và nghĩa vụ của những người sản xuất, kinh doanh và sử dụng thuốc BVTV

CHƯƠNG 3:

Một phần của tài liệu Đề xuất 1 số giải pháp quản lý môi trường tại các xã nghèo tại Hà Nội ( Hà Tây cũ) (Trang 33 - 37)