Các giải pháp cụ thể.

Một phần của tài liệu Đề xuất 1 số giải pháp quản lý môi trường tại các xã nghèo tại Hà Nội ( Hà Tây cũ) (Trang 40 - 42)

Để thực hiện tốt các quy định về bảo vệ môi trường trong thời gian tới, trước mắt cần tập trung thực hiện một số giải pháp sau:

Một là: Đẩy mạnh hơn nữa hoạt động phối hợp triển khai ở các địa phương trong triển khai xã hội hoá hoạt động bảo vệ môi trường theo quy định pháp luật về bảo vệ môi trường, đồng thời đề nghị các xã sớm ban hành Quy chế bảo vệ môi trường ở từng địa phương nhằm thực hiện tốt tinh thần Nghị quyết 41-NQ/TW ngày 15 tháng 11 năm 2004 của Bộ Chính trị, Chiến lược BVMT quốc gia đến 2010 và định hướng đến 2020 và các quy định của Luật Bảo vệ môi trường về xã hội hoá công tác bảo vệ môi trường.

Hai là: Tại các xã cần có chương trình hành động cụ thể lồng ghép trong công tác bảo vệ môi trường với xoá đói, giảm nghèo vào kế hoạch công tác phát triển kinh tế xã hội hàng năm của xã.

Ba là: Việc xây dựng kế hoạch bảo vệ môi trường với xoá đói giảm nghèo của các xã cần được chi tiết theo từng địa bàn và từng tổ chức về ngắn hạn, trung hạn và dài hạn để làm căn cứ đề nghị phân bổ nguồn kinh phí cho phù hợp với nội dung triển khai.

Bốn là: Tăng cường hơn nữa sự chỉ đạo của Chính quyền và các tổ chức đoàn thể trong xã đối với cơ sở trong công tác xã hội hoá công tác bảo vệ môi trường kết hợp với xoá đói, giảm nghèo; bố trí cán bộ chuyên trách và kiêm nhiệm về môi trường đáp ứng được việc theo dõi, triển khai các hoạt động bảo vệ môi trường ở địa bàn cấp xã/phường.

Năm là: Tập trung nguồn nhân lực và tài chính để hỗ trợ cho Chính quyền và các tổ chức đoàn thể nhân dân các cấp để triển khai các hoạt động bảo vệ môi trường ở mức cần thiết để duy trì và phổ biến nhân rộng các mô hình điểm hình thành công kết hợp với xoá đói, giảm nghèo, có hướng dẫn và chuyển giao công nghệ hoặc khuyến khích các tổ chức đứng ra vay Quỹ Bảo vệ môi trường, NH chính sách với lãi suất ưu đãi đầu tư vào các công trình vệ sinh, thu gom rác thải... và hỗ trợ một phần kinh phí để nuôi dưỡng các mô hình đang triển khai xây dựng và nhân rộng mô hình trong phạm vi cả nước.

Sáu là: Thường xuyên bồi dưỡng, đào tạo nâng cao năng lực cho các cán bộ làm công tác môi trường trong Chính quyền xã và các đoàn thể nhân dân, cũng như việc cung cấp thông tin, tài liệu, trao đổi kinh nghiệm cho Chính quyền xã và các tổ chức đoàn thể nhân dân ở các địa phương phải được quan tâm nhiều hơn.

Bảy là: Tổ chức tập huấn, hội thảo rút kinh nghiệm, giới thiệu những bài học hay, những điển hình bảo vệ môi trường với xoá đói giảm nghèo tốt,... Hỗ trợ cho cán bộ của xã và các tổ chức được tham quan, nghiên cứu, học tập các mô hình, loại hình hài hòa giữa đói nghèo và bảo vệ môi trường của các nước trên thế giới, đặc biệt là các nước có điều kiện sống của cộng đồng dân cư giống với địa phương.

Tám là: Chủ động lồng ghép các chương trình, dự án, nhiệm vụ phối hợp giữa Chính quyền xã và các tổ chức đoàn thể trong các hội nghị sơ, tổng kết, kiểm điểm thực hiện phát triển kinh tế - xã hội với nhau trên cùng một địa bàn trong triển khai các hoạt động bảo vệ môi trường với xoá đói giảm nghèo để hạn chế sự trùng lặp. (Chương trình đa mục tiêu, kết hợp giữa bảo vệ môi trường với các mục tiêu phát triển kinh tế xã hội khác)

Một phần của tài liệu Đề xuất 1 số giải pháp quản lý môi trường tại các xã nghèo tại Hà Nội ( Hà Tây cũ) (Trang 40 - 42)