0
Tải bản đầy đủ (.doc) (57 trang)

Đánh giá chung về hoạt động bán hàng điện tử, điện lạn hở công ty

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH HOẠT ĐỘNG BÁN HÀNG ĐIỆN TỬ, ĐIỆN LẠNH TẠI CÔNG TY THƯƠNG MẠI VIỆT LONG (Trang 37 -41 )

- Kết quả bán hàng

3. Đánh giá chung về hoạt động bán hàng điện tử, điện lạn hở công ty

3.1. Những mặt làm được

Tuy mới thành lập được 10 năm nhưng công ty đã xây dựng được một đội ngũ nhân viên giàu kinh nghiệm có kỹ năng và trình độ. Việc phân định rõ chức năng, nhiệm vụ của từng phòng ban, từng bộ phận, cá nhân đã tạo được nề nếp làm việc tốt, nâng cao ý thức làm chủ, tự lập trong công việc của mỗi người.

Công ty đã cải tiến bộ phận bán hàng, giảm được chi phí rất lớn. Công ty đang dần từng bước hoàn thiện bộ máy quản lý, ổn định nội bộ tạo ra sức mạnh tổng hợp cho doanh nghiệp. Mặc dù thành lập chưa lâu nhưng công ty đã tìm cho mình một chỗ đứng vững chắc có uy tín trên thị trường. Với phương châm ‘uy tín, chất lượng là sức mạnh’ công ty đã thu hút được nhiều các khách hàng lớn như tổng công ty xây dựng Sông Đà, tổng công ty xây dựng Việt Nam...

Mạng lưới bán hàng của công ty đã thu nhận được nhiều thông tin phản hồi của khách hàng về sản phẩm, giá cả, dịch vụ và cả uy tín của công ty. Điều này giúp công ty điều chỉnh được kế hoạch kinh doanh kịp thời, nâng cao được sức cạnh tranh trên thị trường.

Bằng năng lực và uy tín của mình , công ty đã thiết lập được mối quan hệ chặt chẽ với nguồn hàng đồng thời từng bước đa dạng hoá mặt hàng. Bên cạnh các mối làm ăn cũ công ty còn không ngừng xây dựng, phát triển các mối làm ăn mới. Điều này thể hiện ở việc bảo đảm hàng hoá cho bán hàng và dự trữ. Mặt khác công ty cố gắng nâng cao cơ sở vật chất kỹ thuật cho các cửa hàng, tạo điều kiện sử dụng có hiệu quả các phương tịên hiện có.

Với hình thức quản lý vừa tập trung vừa tự chủ công ty đã phát huy một cách tốt nhất sức người, sức của, tạo điều kiện cho các cửa hàng kinh doanh năng động sáng tạo. hơn nữa công ty còn tạo ra sự hỗ trợ lẫn nhau giữa các bộ phận nhằm tạo điều kiện tốt nhất trong kinh doanh.

3.2. Những khuyết điểm cần khắc phục

Trong cơ chế kinh tế mới, việc có vốn tích luỹ, tập trung được vốn nhiều hay ít vào doanh nghiệp có vai trò vô cùng quan trọng trong việc đẩy mạnh kinh doanh. Vốn là nguồn lực quan trọng để phát huy tài năng của ban lãnh đạo doanh nghiệp, là điều kiện để thực hiện các chiến lược, sách lược kinh doanh, là chất keo để kết nối các quá trình, các quan hệ kinh tế và nó cũng là dàu nhớt bôi trơn cho cỗ máy kinh tế hoạt động. Như vậy, vốn là một trong các yếu tố quyết định sự thành công hay thất bại của doanh nghiệp. Hiện nay thiếu vốn đang là một trong những vướng mắc lớn nhất của công ty. Mặc dù vốn chủ sở hữu ngày càng tăng nhưng tỷ trọng vốn vay vãn chiếm trên 50% tổng nguồn vốn cho thấy khả năng tài chính của công ty chưa được bảo đảm, phần lớn hoạt động kinh doanh vẫn phải tiến hành bằng vốn vay. Vì vậy hàng năm công ty phải trả một khoản lãi vay ngân hàng rất lớn nên ảnh hưởng rất nhiều đến kết quả kinh doanh.

Mặt khác do nguồn kinh phí hạn hẹp nên công ty đã gặp nhiều khó khăn trong việc quảng cáo sản phẩm, các hoạt động hỗ trợ bán hàng còn đơn giản, chưa có sự khác biệt đáng kể so với đối thủ cạnh tranh.

Ngay từ ngày đầu thành lập công ty luôn mong muốn cung cấp sản phẩm trên toàn quốc, phục vụ mọi đối tượng tiêu dùng nhưng tới nay thị trường của công ty vẫn chỉ tập trung ở Hà Nội và và phân phối đi các tỉnh lân cận phía băc..

Tại Hà Nội công ty có 3 trung tâm điện máy, hoạt động quảng cáo chưa được công ty quan tâm đúng mức nên số người tiêu dùng biết đến công ty chưa phải là nhiều. Các trung tâm chưa thực sự năng động trong việc thu hút khách hàng mới mà chỉ dừng ở việc cung cấp cho khách hàng quen. Mặt khác việc trưng bày hàng hoá ở các cửa hàng còn sơ sài, ít có sức lôi kéo, thu hút khách hàng.

Trình độ của bộ máy quản lý chưa phải là cao nên khả năng phân tích kết quả kinh doanh, dự đoán biến động thị trường còn khá khiêm tốn, dẫn tới kế hoạch đề ra không thực, dẫn tới nhiều trường hợp bỏ lỡ cơ hội kinh doanh, hay gặp rủi ro trong kinh doanh. Hiện nay công ty chưa có đội ngũ Marketing thực sự để nghiên cứu thị trường một cách đầy đủ và hoàn chỉnh. Đây cũng là khuyết điểm công ty cần khắc phục trong thời gian tới.

Trong điều kiện hiện nay công ty buộc phải bán chịu nếu không muốn ứ đọng hàng hoá. Tuy nhiên thu hồi vốn đã và đang là vấn đề lớn mà công ty cần nhanh chóng khắc phục.

Những tồn tại như trên đã ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh của công ty. Vì vậy trong thời gian tới ban giám đốc và tập thể người lao động cần nỗ lực hơn nữa để tìm ra hướng khắc phục nhằm đưa công ty ngày một đi lên.

CHƯƠNG III: MỘT SỐ BIỆN PHÁP NHẰM ĐẨY MẠNH HOẠT ĐỘNG BÁN HÀNG TẠI CÔNG TY THƯƠNG MẠI VIỆT LONG ĐỘNG BÁN HÀNG TẠI CÔNG TY THƯƠNG MẠI VIỆT LONG

1. Định hướng phát triển của Việt Long trong thời gian tới

Lấy sự phát triển bền vững, ổn định làm nền tảng.

Tuân thủ các định hướng chiến lược đã hoạch định

Phát triển phải luôn đi đôi với hỗ trợ cộng đồng, xã hội.

Hướng đến xây dựng và phát triển Công ty thành một công ty hàng đầu trong lĩnh vực điện máy tại Hà Nội.

Liên doanh, liên kết với các đối tác có năng lực trong và ngoài nước để phát triển dự án. Góp vốn đầu tư vào các tổ chức tài chính, tín dụng, quỹ đầu tư… nhằm đa dạng hoá hình thức đầu tư, khẳng định thương hiệu Việt Long trên thị trường.

Tổ chức các nguồn lực đầu tư liên doanh, liên kết nâng cao tiềm lực tài chính, khả năng cạnh tranh của công ty trong thời gian tới.

Hiện nay Việt Nam đã là thành viên của WTO. Lộ trình giảm thuế đang dần được tiến hành và tiến đến xoá bỏ hàng rào thuế quan. Đây là cơ hội tốt cho các doanh nghiệp việt nam nói chung và công ty Thương Mại nói riêng, tuy nhiên nó cũng đặt ra nhiều thách thức đối với các doanh nghiệp do sự cạnh tranh củ các công ty nước ngoài.

Bên cạnh những thuận lợi đó công ty cũng gặp phải không ít khó khăn. Trước hết là sự gia tăng của nạn buôn lậu khiến thị trường biến động mạnh mẽ. Bên cạnh đó công ty còn phải cạnh tranh với nhiều đối thủ trên lớn trên thị trường...và thị trường đã được mở cửa cho các tập đoàn bán lẻ nước ngoài nhảy vào. Do đó để thích ứng với môi trường cạnh tranh biến động không ngừng công ty phải xây dựng cho mình chiến lược và kế hoạch kinh doanh cụ

thể, linh hoạt.Công việc này do phòng kinh doanh làm, trình giám đốc duyệt rồi phổ biến cho các phòng ban nhằm thực hiện một cách nhịp nhàng.

Hiện nay thị trường chính của công ty mới chỉ tập chung ở Hà Nội và các tỉnh phía bắc.Trong thời gian tới công ty đã có kế hoạch xâm nhập, chiếm lĩnh các thị trường lân cận như Hải Phòng, Thanh Hoá...Đồng thời công ty cũng thường xuyên liên hệ với các nhà đầu tư để mở rộng mạng lưới bán hàng dự án, khuyến khích khách hàng đặt mua với số lượng lớn.

Để hoàn thành kế hoạch đặt ra và tạo được ưu thế trong cạnh tranh, công ty cũng có chương trình phát triển, mở rộng các dịch vụ phục vụ khách hàng đồng thời hoàn thiện mạng lưới bán hàng và có các biện pháp thu hồi tiền nhanh chóng.

Để nâng cao chất lượng hàng hoá công ty rất quan tâm đến công tác tạo nguồn nhằm mua được những sản phẩm phù hợp, có chất lượng, chức năng sử dụng tốt. Công ty sẽ sử dụng nhiều hơn nữa các biện pháp khuyến khích nhân viên thu mua để họ tích cực hơn trong công việc.Thông qua hiểu biết và uy tín của mình, công ty cố gắng củng cố mối quan hệ với các nguồn hàng có chất lượng cao.

Ngoài ra, công ty còn dự định mở rộng thêm trung tâm bán lẻ ở các tỉnh xung quanh Hà Nội.

Trên đây là một số phương hướng chủ yếu của công ty trong thời gian tới nhằm phát triển hoạt động kinh doanh


Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH HOẠT ĐỘNG BÁN HÀNG ĐIỆN TỬ, ĐIỆN LẠNH TẠI CÔNG TY THƯƠNG MẠI VIỆT LONG (Trang 37 -41 )

×