CHỨNG KHOÁN SÀI GÒN
2.1.1. Cơ hội và thách thức 1 Cơ hộ
2.1.1.1. Cơ hội
Xét về cơ hội, trong bối cảnh thị trường chứng khoán Việt Nam hiện nay, các công ty chứng khoán có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển và mở rộng quy mô cũng như nâng cao chất lượng.
Thứ nhất: Cổ phần hoá và công ty cổ phần đang là xu hướng phát triển chung của nền kinh tế . Do đó, các hợp đồng bảo lãnh phát hành, hợp đồng tư vấn phát hành… sẽ là nguồn thu lớn, động lực và mục tiêu lợi nhuận thúc đẩy các công ty chứng khoán phát triển. Hơn nữa quá trình cổ phần hoá doanh nghiệp quốc doanh đang được đẩy mạnh sẽ tạo ra nhiều hàng hoá cho thị trường chứng khoán. Thực tế trong năm 2007 và 2008 rất nhiều doanh nghiệp quốc doanh lớn tiến hành IPO tiêu biểu là: tổng công ty Bia - Rượu - Nước giải khát Sài Gòn (Sabeco), tổng công ty Bia - Rượu - Nước giải khát Hà Nội (Habeco), ngân hàng công thương Vietinbank, ngân hàng ngoại thương Vietcombank, bảo hiểm Bảo Việt, công ty phân đạm Phú Mỹ… Còn rất nhiều doanh nghiệp lớn đang chuẩn bị cổ phần hoán trong năm 2009 như ngân hàng nông nghiệp Agribank, công ty điện thoại Mobifone…
Thứ hai: Số lượng các nhà đầu tư tham gia thị trường không ngừng gia tăng và còn một số lượng lớn các nhà đầu tư chưa tham gia thị trường. Đây chính là một thị trường đầy tiềm năng cho các công ty chứng khoán khai thác để tạo đà mở rộng phát triển công ty cả về quy mô lẫn chất lượng
Thứ ba: Hệ thống pháp lý của Việt Nam ngày càng hoàn thiện đặc biệt là luật Chứng Khoán ban hành tạo ra một sân chơi chung cho các công ty chứng khoán trong đó có SSI.
cổ phiếu đều xuống giá mạnh ngay cả các giá cổ phiếu blue-chip cũng giảm 4 đến 5 lần so với thời điểm thị trường nóng nhất vào năm 2007. Hiện nay nay Việt Nam là nước có P/E thấp thứ hai, đứng sau Thái Lan trong các nền kinh tế Châu Á. Đây là cơ hội để công ty chứng khoán có năng lực tài chính mạnh thu mua lượng cổ phiếu chất lượng cao với giá rẻ và chờ thị trường chứng khoán phục hồi để bán ra thu lợi nhuận lớn.
Thứ năm: Chủ động hội nhập quốc tế, trước hết là hội nhập kinh tế quốc tế là nội dung quan trọng trong đường lối và hoạt động đối ngoại của Đảng và Nhà nước Việt Nam trong bối cảnh thế giới toàn cầu hóa và cách mạng khoa học kỹ thuật diễn ra rất mạnh mẽ hiện nay. Đặc biệt năm 2006 đánh dấu mốc quan trọng trong quá trình hội nhập là việc Việt Nam gia nhập Tổ chức thương mại thế giới WTO. Sự kiện này mở ra cơ hội lớn cho các nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vào thị trường Việt Nam. Các nhà đầu tư nước ngoài mang tới lượng vốn lớn cho thị trường chứng khoán Việt Nam. Đây là một động lực quan trọng thúc đẩy sự phát triển của thị trường chứng khoán Việt Nam, do lượng vốn huy động trong nước còn rất hạn chế trong khi các nhà đầu tư nước ngoài thì có tiềm lực tài chính rất dồi dào.
Thứ sáu: SSI ra đời ngay từ thời điểm thị trường chứng khoán Việt Nam mới đi vào hoạt động. Như vậy có thể nói SSI là một trong những công ty chứng khoán đầu tiên hoạt động trên thị trường chứng khoán. Với thời gian hoạt động lâu dài như vậy SSI đã tạo dựng uy tín đáng kể và có được lượng khách hàng đông đảo. Đây là thuận lợi trong việc cạnh tranh của SSI so với các công ty chứng khoán mới đi vào hoạt động khác.
2.1.1.2. Thách thức:
Bên cạnh những yếu tố thuận lợi, các công ty chứng khoán cũng gặp không ít khó khăn trong việc phát triển mở rộng thị phần và phát huy lợi thế cạnh tranh.
Thứ nhất: Việc có càng nhiều công ty chứng khoán thành lập tất yếu sẽ dẫn đến sự cạnh tranh về nguồn nhân lực. Từ đó nguy cơ rủi ro về thiếu nguồn nhân lực là rất rõ rệt. Vì vậy vấn đề đào tạo nguôn nhân lực có chất lượng cao cũng cần được quan tâm hơn nữa. Thêm vào đó chính sách lương bổng cũng là yếu tố cần quan tâm để thu hút nguồn nhân lực có chất lượng cao.
Thứ hai: Hiệu ứng phát triển của thị trường chứng khoán Việt Nam đã tạo ra trào lưu mới đó là kinh doanh chứng khoán, có đến hơn 80 công ty chứgn khoná mới tham gia thị trường điều này làm nảy sinh cuộc cạnh tranh giành thị phần trên thị trường chứng khoán. Sự cạnh tranh gay gắt đó buộc SSI phải đưa ra được chiến lược cạnh tranh riêng biệt và hiệu quả để giữ vững vị trí hàng đầu trên thị trường như hiện nay.
Thứ ba: Sự sụt giảm của thị trường chứng khoán Việt Nam trong thời gian qua làm nhà đầu tư mất niềm tin vào thị trường, gây tâm lý dè dặt đối với công ty chuẩn bị cổ phần hoá, điều này đồng nghĩa với việc hoạt động dịch vụ chứng khoán và tư vấn doanh nghiệp của SSI gặp nhiều khó khăn. Đặc biệt hoạt động tự doanh là nguồn thu chính của SSI thì nay với sự sụt giảm của thị trường đang là thách thức lớn.
Thứ tư: Hiệu lực pháp lý của các văn bản luật pháp chứng khoán còn thấp. Trong hệ thống các văn bản pháp lý về chứng khoán và hoạt động của thị trường chứng khoán hiện hành thì văn bản có hiệu lực pháp lý cao nhất là luật chứng khoán 2006. Mặc dù điều này tạo điều kiện kịp thời cho thị trường chứng khoán nước ta đi vào hoạt động, song lại dẫn đến bất cập; hiệu lực pháp lý không cao nên khả năng giải quyết những xung đột pháp lý trong cùng một vấn đề so với văn bản pháp luật khác rất khó khăn.
Thứ năm: Tính khả thi của các quy định pháp lý còn hạn chế. Các quy định của Nghị định mang tính nguyên tắc ít có khả năng áp dụng thực tiễn. Mặt
khác nhiều nội dung quan trọng trong quản lý thị trường như việc phát hành chứng khoán ra công chúng, việc niêm yết chứng khoán, các quy tắc về giao dịch chứng khoán và chế độ công bố thông tin… hoặc là không có văn bản pháp luật điều chỉnh hoặc là điều chỉnh không đầy đủ.
Thứ sáu: Còn tồn tại nhiều mâu thuẫn, chồng chéo, thậm chí trái ngược nhau giữa các quy định của quy phạm pháp luật chuyên nghành và các quy phạm pháp luật chung có liên quan. Ví dụ như đối với quản lý hoạt động phát hành chứng khoán, đối với hoạt động tham gia của người nước ngoài vào thị trường chứng khoán.