Nguyên nhân đạt đợc kết quả trên

Một phần của tài liệu Định hướng chuyển dịch cơ cấu hàng nông sản xuất khẩu trong điều kiện tự do hoá thương mại (Trang 56 - 60)

III Đánh giá về hoạt động xuất khẩu hàng nông sản ở Việt Nam trong giai đoạn qua

2. Nguyên nhân đạt đợc kết quả trên

Những kết quả đạt đợc trong thời gian qua đã thể hiện những “ bớc đi” đúng hớng của Đảng và Nhà nớc và cùng sự nỗ lực của các thành phần kinh tế:

Thứ nhất: Môi trờng pháp lý từng bớc hoàn thiện đã khuyến khích các ngành, các thành phần kinh tế, trong đó có khu vực đầu t trực tiếp nớc ngoài yên tâm đầu t. Năm 1987 Luật đầu t nớc ngoài thông qua. Năm 1991 Nhà nớc ban hành qui chế hoạt động của các khu chế xuất, khu công nghiệp với các điều kiện u đãi cho các nhà đầu t. Luật khuyến khích đầu t trong nớc (năm 1994), Luật công ty (1990), Luật doanh nghiệp t nhân (1994), Luật doanh nghiệp Nhà nớc (1995)

Thứ hai:Nhà nớc đã từng bớc thực hiện các chính sách kinh tế vĩ mô nhằm tạo thông thoáng cho hoạt động xuất khẩu: trớc hết là chính sách giá cả, tỷ giá hối đoái, chính sách thuế Cải cách về chính sách giá cả đã giúp nhà sản xuất…

gắn bó với thị trờng, ngời sản xuất có trách nhiệm với sản phẩm của mình, luôn phấn đấu hạ giá thành sản phẩm và cạnh tranh lành mạnh. Năm 1989 cũng là năm Nhà nớc thực hiện thống nhất tỷ giá hối đoái trên cơ sở giá thị trờng thay

thế cho việc sử dụng tỷ giá hối đoái cố định và tỷ giá kết toán nội bộ. Cuối năm 1997 Nhà nớc cho phép các ngân hàng thơng mại áp dụng linh hoạt giá mua bán bằng biện pháp sử dụng biên độ giao động so với tỷ giá chính thức khoảng 1% đến 5% rồi 10%. Việc thống nhất tỷ giá bám sát với giá thị trờng góp phần kích thích xuất khẩu, tăng thu ngoại tệ,đem lại lợi ích cho ngời xuất khẩu, hạn chế đợc tích cực trong kinh doanh. Chính thuế xuất nhập khẩu cũng có những đổi mới. Năm 1998 Luật thuế xuất nhập khẩu đợc ban hành. Thuế suất cho từng hàng xuất khẩu giảm dần qua từng giai đoạn. Năm 1989 số lợng các nhóm hàng và mặt hàng xuất khẩu chịu thuế giảm đi và từ 1992 khi biểu thuế sử dụng danh mục Điều Hoà (HS) đến nay, số lợng các mặt hàng xuất khẩu chịu thuế là trên 30 nhóm hàng và mặt hàng, bao gồm 11 mức thuế suất từ 1 đến 45%, trong đó có 17 nhóm mặt hàng có mức thuế suất 1 – 5%. Riêng đối với mặt hàng gạo, để khuyến khích xuất khẩu, thuế suất đã giảm từ 10% xuống còn 2% vào năm 1997 và 0% vào năm 1998

Thứ t: Việc xoá bỏ độc quyền của Nhà nớc đối với hoạt động ngoại thơng đã tạo điều kiện cho nhiều thành phần kinh tế tham gia xuất khẩu, trong đó có khu vực t nhân. Do đo, số lợng các đơn vị xuất nhập khẩu tăng lên nhanh chóng. Những qui định, thủ tục rờm rà từng bớc xoá bỏ. Đầu những năm 90, các đơn vị muốn tham gia xuất khẩu còn phải đáp ứng các điều kiện về vốn tối thiểu (200 nghìnUSD), giấy phép kinh doanh, giấy phép xuất nhập khẩu, giấy phép vận chuyển, nhng đến năm 1996 Nhà nớc bãi bỏ giấy phép xuất nhập khẩu chuyến (Nghị định 89/CP ngày 15/12/1995); năm 1997 Chính Phủ khuyến khích các doanh nghiệp xuất khẩu cả những hàng hoá ngoài đăng ký, các hàng hoá mua của đơn vị khác ( Quyết định 28/TTg ngày 13/1/1997 ); năm 1998 Quyết định 55/1998/QĐ - TTg cho phép các doanh nghiệp đợc xuất khẩu hàng hoá thuộc đăng ký kinh doanh của mình mà không cần giấy phép xuất nhập khẩu, trừ một số mặt hàng cần quản lý đặc biệt của Nhà nớc

Các chính sách khác nh hỗ trợ vốn tín dụng cho ngời xuất khẩu, thởng cho các đơn vị có xuất khẩu mặt hàng mới, giao quyền tự chủ sản xuất kinh doanh và tiêu thụ sản phẩm cho ngời sản xuất cũng tác động nhiêù tới sản xuất và xuất khẩu. Công tác điều hành xuất nhập khẩu của Chính phủ cũng có những thay đổi. Hàng năm, cơ chế điều hành xuất nhập khẩu đa ra mục tiêu và các biện pháp lớn, các mặt hàng cần kiểm soát thông qua hạn ngạch, quato, hàng cấm xuất nhập khẩu và hàng hoá chịu sự quản lý của Nhà nớc

Quản lý của hải quan cũng cải tiến nhằm tạo thuận lợi cho ngời xuất khẩu và tiếp cận các chuẩn mực quốc tế nh áp dụng Hệ thống HS cho biểu thuế quan; một số điều khoản của Công ớc Kyôtô về đơn giản hoá và hài hoà thủ tục hải quan, cải tiến các tờ khai hàng hoá theo khuyến nghị của Liên Hợp Quốc. Với

việc tham gia AFTA, hải quan đã thực hiện phân luồng trong kiểm tra hàng hoá, áp dụng các thiết bị hiện đại trong quản lý hải quan, giảm thời gian giải phóng hàng từ 3 – 4 ngày so với trớc đây. Để hộ trợ xuất khẩu,kiểm tra hải quan còn đợc thực hiện ngay tại nơi tập kết hàng, các phiền hà về thủ tục đợc giảm bớt

Thứ t: Đẩy mạnh hội nhập quốc tế và khu vực không những đã mở rộng đ- ợc thị trờng xuất khẩu mà còn làm cho chính sách thơng mại đợc tiến hành theo tiến trình minh bạch hoá và nhất quán, nâng cao đợc sức cạnh tranh của sản phẩm thông qua lịch trình giảm thuế, loại bỏ hạn chế định lợng theo khuôn khổ CEPT/AFTA cũng nh các hiệp định khác và việc thực hiện tiến trình này góp phần đa kim ngạch xuất khẩu gia tăng trong những năm vừa qua

Thứ năm: Những biến động thị trờng và giá cả thế giới cũng có lợi cho xuất khẩu hàng hoá nớc ta. Tuy mang tính khách quan, nhng yếu tố này không kém phần quan trọng vì nó tác động tới mặt hàng xuất khẩu chủ lực của nh gạo. Đó là biến động về thị trờng có lợi cho xuất khẩu gạo của ta năm 1998, 1999 khi một số nớc trong khu vực nh Indonesia, Philippin gặp khó khăn về sản…

xuất lơng thực

Bên cạnh đó còn một số nguyên nhân của những tồn tại

Nguyên nhân của tình trạng nêu trên là do máy móc thiết bị lạc hậu, doanh nghiệp thiếu vốn đầu t, nông dân cha vững tâm sản xuất hàng xuất khẩu do tính bất ổn trong kinh doanh cao

Sở dĩ có tình trạng trên một phần là do các doanh nghiệp Việt Nam vẫn còn trong “ thời kỳ chuyển đổi”, cha quen với t duy kinh doanh theo định hớng thị trờng, khách hàng và chất lợng. Tuy nhiên, nhiều chính sách vĩ mô cũng đã góp phần tạo nên tâm lý thụ động, “ đánh quả” ở các doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp quốc doanh. Trong một số trờng hợp, chính sách vĩ mô còn gián tiếp làm tăng giá thành sản xuất khiến các doanh nghiệp rất khó cắt giảm chi phí để nâng cao sức cạnh tranh. Vấn đề này và các vấn đề tơng tự sẽ đợc đề cập kỹ hơn tại phần chính sách vĩ mô. Tại đây xin nhấn mạnh: để xuất khẩu có đợc tốc độ tăng trởng cao và bền vững trong dài hạn, cần định hớng lại chiến lợc cạnh tranh cho các doanh nghiệp. Nhà nớc, thông qua các công cụ kinh tế vĩ mô, cần phải là ngời đi đầu trong lĩnh vực này

• Chiến lợc thị trờng cha đợc xây dựng trên thế chủ động

Quá trình chuyển dịch thị trờng xuất khẩu diễn ra trong 10 năm qua đã góp phần đáng kể vào việc duy trì tốc độ tăng trởng sua khi bị mất thị trờng truyền thống là Liên Xô (cũ) và các nớc XHCN Đông Âu (cũ). Tuy nhiên, sự chuyển dịch cha đợc định hớng trên một tâm fnhìn dài hạn, chủ yếu mới chỉ là sự thích ứng với sự thay đổi đột biến của tình hình và vì vậy đã nhanh chóng bộc lộ những nhợc điểm, khiếm khuyết. Từ chỗ phụ thuộc vào khối bạn hàng XHCN,

xuất khẩu của ta hiện nay lại quay sang dựa hẳn thị trờng Châu á với mức độ phụ thuộc thậm chí còn lớn hơn mức đã phụ thuộc vào Liên Xô và Đông Âu tr- ớc đây. vào cuối năm 1996, dù đã nỗ lực chuyển hớng, Châu á vẫn còn chiếm tới 71% kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam và việc này đã gây khó khăn rất lớn cho ta trong hai năm 1997 và 1998 vừa qua, khi khủng hoảng tài chính và khủng hoảng kinh tế nổ ra trong khu vực. Những thị trờng mới, giàu tiềm năng đã bị bỏ qua trong một thời gian khá dài, không đợc quan tâm khai phá. Do nhiều nguyên nhân, hàng hoá Việt Nam mất dần chỗ đứng trên thị trờng Liên Xô cũ và các nớc Đông Âu. Kết quả là cơ cấu thị trờng xuất khẩu nhìn chung vẫn khá lệch lạc, thậm chí trên phơng diện nào đó còn lệch lạc hơn trớc. Mặt khác hoạt động marketing xuất khẩu vẫn theo lối truyền thống, tức là

• Hệ thống quản lý và phơng thức quản lý chậm thay đổi nên cha theo kịp yêu cầu của tình hình mới

Bối cảnh bên ngoài và hoàn cảnh bên trong đang thay đổi với tốc độ nhanh chóng. Bộ máy quản lý nhà nớc về thơng mại tuy đã có nhiều cố gắng để bắp kịp các thay đổi này nhng nhìn chung thì hoạt động của toàn bộ hệ thống vẫn còn khá thụ động và trì trệ. Xuất khẩu vì thế vẫn cha có đợc những định hớng rõ ràng và dài hạn ở tầm vĩ mô. Sự liên kết giữa các định chế quản lý khá lỏng lẻo, cha tạo thành một thể thống nhất với chuyển động hớng đích. Công tác qui hoạch, kế hoạch, thu thập và phổ cập thông tin, xúc tiến thơng mại còn có những bất cập nghiêm trọng, gây ảnh hởng đáng kể đến hoạt động xuất khẩu

Tại quốc gia phát triển nh Nhật Bản, Hàn Quốc đều có các tổ chức xúc…

tiến xuất khẩu độc lập (tại Hàn Quốc là KOTRA, tại Nhật Bản là JETRO, tại Đài Loan là CETRA ). Tổ chức này có trách nhiệm hỗ trợ tối đa cho ng… ời xuất khẩu trên cơ sở phi lợi nhuận (chỉ thu của ngời xuất khẩu một khoảng đủ để bù đắp chi phí). Qua tổ chức này, ngời xuất khẩu có thể thu thập nhiều thông tin hữu ích về thị trờng ngoài nớc, về bạn hàng nhập khẩu N… ớc ta cha có một tổ chức nh vậy. Trong khi cha có tổ chức nh vậy thì Bộ Thơng Mại, với vai trò quản lý xuất nhập khẩu đã đợc Nhà nớc giao, lẽ ra phải hoàn thành tốt trách nhiệm thu thập, xử lý và phổ biến thông tin nhng cha làm tốt việc này.

Quyền kinh doanh xuất nhập khẩu tới nay đã đợc mở cho tất cả các doanh nghiệp nên đã đến lúc cần phải thay đổi cơ bản về phơng thức quản lý hoạt động của các doanh nghiệp và phơng pháp phổ cập thông tin ( bao gồm thông tin về hàng hoá, thị trờng, giá cả cũng nh các qui định về quản lý xuất nhập khẩu ). Nhiều doanh nghiệp ngoài quốc doanh vẫn ch… a thực hiện đợc quyền mà Chính phủ đã trao cho họ chỉ vì hiểu biết hạn chế về thị trờng ngoài, về nghiệp vụ ngoại thơng cũng nh về các qui định của Nhà nớc có liên quan đến quản lý xuất nhập khẩu. Nếu các cơ quản lý nhà nớc không nhanh chóng năm

bắt và tìm cách xử lý hiện trạng này thì tác dụng tích cực của Nghị định 57/1998/ NĐ - CP có thể bị ảnh hởng

• Hoạt động xúc tiến bán hàng của các doanh nghiệp xuất khẩu nông sản trên thế giới cha đợc quan tâm đúng mức, còn nhiều thiếu xót

Hầu nh các doanh nghiệp xuất khẩu nông sản mới chỉ chú tâm đến hoạt động nghiên cứu thị trờng, các hoạt động nh quảng cáo, khuyến mại, tham gia hội chợ triển lãm ở nớc ngoài cha đợc quan tâm đúng mức. Một trong những lý do dẫn đến tình trạng trên là chi phí hoạt động xúc tiến ở nớc ngoài khá tốn kém, các doanh nghiệp Việt Nam không đủ kinh phí để tham gia. Nhiều hoạt động trông chờ vào sự hỗ trợ của nhà nớc. Trong khi đó, sự hỗ trợ của các chính phủ còn yếu, cha thờng xuyên

Nh vậy, xét về tổng thể, tuy đã đạt nhiều thành tích đáng kích lệ nhng hoạt động xuất khẩu nông sản vẫn còn khá nhiều mặt tồn tại và bất cập. Đặc biệt, trong cơ cấu hàng nông sản xuất khẩu, cần có sự chuyển đổi để hoạt động xuất khẩu nông sản ở Việt Nam đạt đợc hiệu quả cao hơn. Để làm đợc điều đó, cần áp dụng đồng bộ một hệ thống các biện pháp hữu hiệu.

Phần III

Phơng hớng và giải pháp thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu hàng nông sản xuất khẩu

Một phần của tài liệu Định hướng chuyển dịch cơ cấu hàng nông sản xuất khẩu trong điều kiện tự do hoá thương mại (Trang 56 - 60)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(73 trang)
w