Những vấn đề đặt ra từ thực trạng sản xuất và xuất khẩu củaViệt Nam

Một phần của tài liệu Định hướng chuyển dịch cơ cấu hàng nông sản xuất khẩu trong điều kiện tự do hoá thương mại (Trang 66 - 67)

I. Phơng hớng chuyểndịch cơ cấu mặt hàng nông sản xuất khẩu 1 Thị trờng nông sản thế giới và những vấn đề đặt ra cho Việt Nam

1.2 Những vấn đề đặt ra từ thực trạng sản xuất và xuất khẩu củaViệt Nam

Qua phân tích thực trạng sản xuất và xuất khẩu nông sản của Việt Nam, có thể thấy rằng, những vấn đề đặt ra đối với sản xuất và xuất khẩu hàng nông sản của Việt Nam là khá lớn, toàn diện, bao quát nhiều vấn đề từ lựa chọn san phẩm đến tổ chức sản xuất và xuất khẩu:

Một là, trong giai đoạn đổi mới kinh tế, nông nghiệp đã, đang và sẽ góp phần lớn giá trị xuất khẩu chung của cả nớc. Tuy nhiên, thành tích xuất khẩu hàng nông sản trong giai đoạn vừa qua, mới chỉ có thể đợc xem là “ lớp váng” sẵn có trên bề mặt của sản xuất nông nghiệp nớc ta. Nhiều tiềm năng về sản suất và xuất khẩu các nông sản khác cha đợc khơi dậy và phát triển. Chính điều này làm cho sự cách biệt giữa các vùng sản xuất nông nghiệp trong nớc trở nên lớn hơn và khả năng mở rộng danh mục sản phẩm nông nghiệp xuất khẩu của Việt Nam cũng bị hạn chế

Hai là, sự manh mún về ruộng đất, kỹ thuật canh tác lạc hậu, năng suất lao động thấp, trình độ phảttiển thị trờng ở khu vực nông thôn yếu kém, dẫn đểntì…

trệ trong quá trình phát triển nền sản xuất nông nghiệp hàng hoá, đặc biệt là nền sản xuất nông nghiệp hớng đến xuất khẩu. Qui mô các nguồn nông sản nhỏ, phân tán không kích thích đợc các hoạt động chế biến nông sản phát triển và tạo ra các sản phẩm có tính xã hội hoá cao, đáp ứng đợc nhu cầu tiêu thụ trong nớc và xuất khẩu. Đây là vấn đề tồn tại mang tính lịch sử đối với yêu cầu tổ chức sản xuất theo hớng phát triển một nền nông nghiệp hàng hoá ở nớc ta và nhất thiết cần đợc chú trọng trong thời gian tới

Ba là, những khó khăn về vốn đầu t và trình độ hiểu biết về công nghệ chế biến làm hạn chế phát triển công nghiệp chế biến nói chung và chất lợng sản phẩm nông nghiệp xuất khẩu nói riêng. Ngày nay, sự nắm giữ công nghệ cao đang mang lại cho các doanh nghiệp sức cạnh tranh lớn trên thị trờng thế giới, nhất là các thị trờng có sức mua và yêu cầu chất lợng sản phẩm cao

Bốn là, năng lực tiệp cận và khả năng đáp ứng các đòi hỏi của thị trờng của các doanh nghiệp xuất khẩu nông sản của Việt Nam còn thấp. Thực tế, các doanh nghiệp Việt Nam trong giai đoạn chuyển đổi của nền kinh tế vừa qua cha

hoàn toàn tỏ ra thích ứng nhanh nhạy đối với sự chuyển đổi mô hình tổ chức quản lý đợc định hớng đến thị trờng, trình độ năng lực của cán bộ quản lý và kinh doanh còn cha kịp với yêu cầu tình hình mới. Trong điều kiện đó, yêu cầu các doanh nghiệp xuất khẩu và các sản phẩm nông nghiệp xuất khẩu của Việt Nam sớm định hớng đến các thị trờng có tính cạnh cao, xem ra hơi thách đố. Đây là vấn đề đặt ra cho yêu cầu phát triển xuất khẩu hàng nông sản của Việt Nam hàm chứa các nội dung về định hớng thị trờng xuất khẩu từ hai phía, thị tr- ờng đầu ra và năng lực sẵncó cũng nh nguồn lực có thể khai thác trong thời gian tới

Năm là, những mặt hàng có khả năng cạnh tranh nh gạo; cà phê; cao su; chè; hạt tiêu từ sự phân tích ở thực trạng đều cho chúng ta thấy rằng cơ cấu…

của các mặt hàng này có thể nói: nghèo về chủng loại, đơn điệu về hình thức. Trong khi đó các mặt hàng này phải cạnh tranh gay gắt đối với các sản phẩm cùng loại của các nớc trong khu vực. Tính tơng đồng ngày càng tăng trong cơ cấu xuất khẩu trong khu vực – và một nguy cơ đi kèm là sự cạnh tranh gay gắt về giá giữa các nhà sản xuất trong khu vực. Điều này sẽ là một khó khăn rất lớn, nếu nh không có những biện pháp, giải pháp thay đổi cơ cấu trong từng mặt hàng; nhất là những sản phẩm mà nhu cầu thị trờng thế giới đang hớng tới. Ví dụ, trong mặt hàng gạo, nh đã phân tích ở trên, tỷ trọng gạo cao cấp chiếm một phần nhỏ, trong khi muốn xâm nhập đợc những thị trờng có khả năng thanh toán cao thì phải có những biện pháp thích hợp chuyển giống cây trồng, tạo vùng trồng lúa đặc sản; cà phê, thị trờng thế giới có nhu cầu tiêu thụ loại cà phê chè, trong khi đó sản phẩm cà phê của Việt Nam chủ yếu là cà phê vối, điều này đòi hỏi chuyển dịch cơ cấu loại sản phẩm.

Sáu là, các hoạt động xúc tiến xuất khẩu hàng nông sản của Việt Nam chậm phát triển, trong chừng mực nào đó, hạn chế khả năng xuất khẩu của các doanh nghiệp. Trong hoạt động xuất khẩu, cha đầu t thích đáng và chú trọng đúng mức đến vấn đề marketing sản phẩm, từ nội dung về bao bì sản phẩm đến các yêu cầu về chất lợng sản phẩm của từng thị trờng nhập khẩu và chiến lợc xâm nhập các thị trờng trọng điểm của Việt Nam

Một phần của tài liệu Định hướng chuyển dịch cơ cấu hàng nông sản xuất khẩu trong điều kiện tự do hoá thương mại (Trang 66 - 67)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(73 trang)
w