Giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng tại ngân hàng TMCP Sài Gòn – Chi nhánh Hà Nộ
3.2.3. Nâng cao chính sách tín dụng tại SCB – Chi nhánh Hà Nộ
3.2.3.1 Nâng cao chất lượng cán bộ tín dụng
Phần lớn cán bộ tín dụng tại ngân hàng TMCP Sài Gòn – chi nhánh Hà Nội đều còn trẻ, thiếu kinh nghiệm, năng lực còn hạn chế. Trong khi đó, sự yếu kém của cán bộ tín dụng lại là nguyên nhân chính dẫn đến rủi ro tín dụng. Do vậy, ngân hàng cần có chính sách tập huấn, đào tạo và đào tạo lại cho cán bộ tín dụng, nâng cao trình độ phù hợp với sự phát triển của nền kinh tế về nhiều mặt như thẩm định, điều tra cho vay, các văn bản chế độ của ngành và ngoài ngành liên quan đến lĩnh vực tín dụng, kiến thức thị trường liên quan đến lĩnh vực đầu tư, để từ đó nâng cao trình độ cán bộ có thể tiếp cận với các dự án lớn. Những cán bộ tín dụng mới phải được giao cho cán bộ cũ kèm cặp, trao đổi kinh nghiệm về nghiệp vụ, công việc.
Ngoài ra, ngân hàng nên phân loại cán bộ tín dụng để từ đó giao phụ trách từng nhóm khách hàng cho phù hợp với trình độ quản lý của cán bộ tín dụng nhằm đạt hiệu quả cao và quản lý chặt chẽ khách hàng. Như vậy, cán bộ tín dụng sẽ chuyên môn hoá hơn với từng nhóm khách hàng của mình, nắm bắt nhanh thông tin, am hiểu sâu về một lĩnh vực nào đó nên rủi ro tín dụng cũng sẽ giảm bớt. Hơn nữa, định kỳ 6 tháng 1
lần ngân hàng nên tổ chức kiểm tra, đánh giá lại trình độ cho cán bộ tín dụng. Nếu kết quả không đạt, cán bộ tín dụng sẽ bị trừ lương, thưởng. Ngân hàng cũng nên khoán triệt để đến từng cán bộ để nâng cao trách nhiệm của cán bộ trong việc mở rộng tín dụng, nâng cao chất lượng tín dụng, giảm thiểu rủi to và căn cứ vào kết quả đạt được để trả lương.
3.2.3.2 Thực hiện đầy đủ quy trình tín dụng theo quy định của SCB
Hiện nay, quy trình cho vay theo như văn bản hướng dẫn của ngân hàng TMCP Sài Gòn là khá chi tiết và đầy đủ. Tuy nhiên, để giảm thiểu rủi ro tín dụng, cần phải tuân thủ một cách nghiêm túc quy trình này. Trong quy trình cho vay có các bước:
Tiếp nhận và hoàn thiện hồ sơ khách hàng Thẩm định
Xét duyệt cho vay và ký hợp đồng tín dụng
Giải ngân, theo dõi và giám sát việc sử dụng vốn vay Thu nợ, lãi, phí và xử lý phát sinh
Thanh lý hợp đồng
Có thể dễ nhận thấy rằng bước phân tích trước khi cấp tín dụng và kiểm soát sau khi cấp tín dụng là hai bước quan trọng trong việc ngăn chặn, phát hiện rủi ro.
Trong phân tích trước khi cấp tín dụng, để có được quyết định đúng, điều cán bộ tín dụng cần nhất là thông tin. Thông tin liên quan phải đầy đủ và chính xác.Thông thường, cán bộ tín dụng thường dựa trên các báo cáo tài chính mà khách hàng nộp. Tuy nhiên, không phải lúc nào khách hàng cũng trung thực hoàn toàn về tình hình tài chính của mình. Cán bộ phải có những cách thức phù hợp kiểm tra tính chính xác của nó. Hệ thống thông tin phòng ngừa rủi ro tín dụng của ngân hàng Nhà nước và của SCB chi nhánh Hà Nội mặc dù chưa cung cấp được nhiều nhưng cơ bản vẫn có thể cho cán bộ tín dụng biết mối quan hệ của khách hàng
đó với ngân hàng khác, lịch sử tín dụng, tình hình tài chính. Ngoài ra, cán bộ tín dụng nên điều tra trực tiếp khách hàng và xuống tận cơ sở để xác minh. Khi có đầy đủ thông tin cần thiết, việc phân tích phải được tiến hành cẩn thận, kỹ lưỡng, tránh nhầm lẫn dẫn đến những kết luận tín dụng không đúng. Đối với những dự án lớn, để đảm bảo tính chính xác, cán bộ tín dụng nên kết hợp với phòng thẩm định cùng phân tích, đánh giá về khách hàng đó.
Mặc dù việc phân tích tín dụng diễn ra đầy đủ, quyết định cho vay là hợp lý, nhưng rủi ro tín dụng vẫn có thể xảy ra. Đó là do sau khi giải ngân, khách hàng sử dụng vốn vay không đúng như cam kết trong hợp đồng, hay hoạt động kinh doanh của khách hàng diễn biến xấu bởi một yếu tố nào đó. Trong trường hợp như vậy, khả năng trả nợ của khách hàng sẽ bị suy giảm. Do đó, để có thể hạn chế ở mức thấp nhất rủi ro, cán bộ tín dụng cần phát hiện sớm những dấu hiệu của những khoản nợ có vấn đề nhằm có biện pháp phòng ngừa như ngừng giải ngân, yêu cầu khách hàng bổ sung tài sản đảm bảo, giảm tiền vay, trích lập dự phòng… Như vậy, định kỳ hàng tháng, hàng quý hoặc đột xuất cán bộ tín dụng phải xuống kiểm tra giám sát khoản vay theo như quy định của ngân hàng TMCP Sài Gòn.
Ngoài việc thực hiện tốt các bước trong quy trình, cán bộ tín dụng cũng tránh thực hiện không đúng trình tự, như giải ngân trước khi hoàn tất chứng từ vì rất có thể còn những sai sót trong chứng từ mà chưa được phát hiện, sẽ ảnh hưởng đến khả năng trả nợ của khách hàng sau này. Như vậy, thực hiện đúng và đủ quy trình tín dụng thì rủi ro tín dụng đã được hạn chế rất nhiều.
3.2.3.3 Thực hiện sàng lọc, lựa chọn khách hàng trước khi cho vay
Sự lựa chọn đối nghịch trong thị trường cho vay đòi hỏi ngân hàng phải sàng lọc và lựa chọn khách hàngvay. Để hạn chế rủi ro tín dụng,
ngân hàng phải lựa chọn những khách hàng vay có triển vọng tốt ra khỏi những người vay có triển vọng xấu.
Muốn cho việc sàng lọc có hiệu quả, ngân hàng phải tập hợp các thông tin tin cậy về người vay. Trên cơ sở các thông tin thu thập được tiến hành tính điểm tín dụng, đánh giá khách hàng để quyết định cho vay.
Đối với khách hàng vay là cá nhân, ngân hàng cần tập hợp các thông tin vè tuổi tác, thu nhập, tài sản, tình trạng hôn nhân,thời gian làm việc, những khoản tiền đã vay và những món tiền vay còn tồn đọng… bằng cách đi phỏng vấn trực tiếp người vay, hoặc những người có liên quan do khách hàng cung cấp.
Đôi với những món vay kinh doanh do các doanh nghiệp thực hiện, ngoài các thông tin về tình hình tài chính, khả năng sản xuất kinh doanh… Ngân hàng cũng cần tìm hiểu về khả năng cạnh tranh, cách thức sử dụng tiền vay cũng như kế hoạch trong tương lai của doanh nghiệp. Nói chung, dù là cho vay đối với cá nhân, hay tổ chức, ngân hàng cũng phải tinh tường trong việc lựa chọn khách hàng. Và việc chấm điểm khách hàng là một trong những biện pháp nhằm hạn chế rủi ro tín dụng. Tuy vậy, SCB cần phải thường xuyên nghiên cứu, thay đổi hoặc bổ sung các yếu tố khác trong chính sách chấm điểm tín dụng, bởi, những thay đổi hàng ngày của nền kinh tế đòi hỏi ngân hàng không ngừng đổi mới.
3.2.3.4 Xây dựng mối quan hệ lau dài với khách hàng
Thuận lợi của việc xây dựng mối quan hệ lâu dài với khách hàng: + Đối với ngân hàng: nếu là các khách hàng truyền thống thì việc thu thập thông tin và đánh giá khách hàng là đơn giản hơn nhiều. Thiện chí, trình độ quản lý và kinh doanh, tiềm lực tài chính và hiệu quả hoạt động kinh doanh của khách hàng sẽ được đánh giá thông qua các giao dịch vay vốn trước đó. Hơn nữa, ngân hàng cũng giảm được chi phí
trong việc thu thập thông tin và phân tích khách hàng.
+ Đối với khách hàng truyền thống: do có độ đảm bảo an toàn cao hơn và có quan hệ lâu dài với NH nên có thể được hưởng lãi suất ưu tiên, thủ tục vay vốn đơn giản...
+ Xây dựng mối quan hệ với khách hàng cũng giúp ngân hàng giữ được những khách hàng truyền thống và thu hút những khách hàng tiềm năng.
Xây dựng mối quan hệ này là một biện pháp quan trọng trong việc quản trị rủi ro tín dụng.
3.2.3.5 Thực hiện bảo hiểm tín dụng
Hiện nay khi cho vay, ngân hàng thường yêu cầu khách hàng mua bảo hiểm ở các công ty bảo hiểm cho hàng hoá, tài sản thế chấp... trong một số trường hợp. Điều này giúp ngân hàng phòng ngừa phần nào rủi ro đối với khoản cho vay. Vì vậy, ta thấy bảo hiểm có thể là một biện pháp hữu ích góp phần giảm bớt thiệt hại về rủi ro tín dụng cho ngân hàng. Cụ thể như: SCB sau khi cấp tín dụng cho khách hàng có thể liên kết với công ty bảo hiểm (mà ở đây là Công ty bảo hiểm Bảo Việt) bán bảo hiểm đối với khoản tín dụng đó cho khách hàng, tức là ngân hàng sẽ thu một khoản phí môi giới của công ty bảo hiểm và được bù đắp rủi ro trong trường hợp khách hàng làm ăn thua lỗ không có khả năng thanh toán khoản nợ cho ngân hàng. Hình thức này không những có lợi cho ngân hàng mà còn có lợi cho chính khách hàng tham gia mua bảo hiểm. Vì trong trường hợp không may, khách hàng làm ăn thua lỗ, công ty bảo hiểm sẽ bù đắp một phần hay toàn bộ khoản thiệt hại tuỳ thuộc mức đóng phí bảo hiểm.