Nâng cao năng lực tài chính cho chính chi nhánh ngân hàng TMCP Sài Gòn

Một phần của tài liệu Hạn chế rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Sài Gòn - Chi nhánh Hà Nội (Trang 40 - 49)

Giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng tại ngân hàng TMCP Sài Gòn – Chi nhánh Hà Nộ

3.2.1. Nâng cao năng lực tài chính cho chính chi nhánh ngân hàng TMCP Sài Gòn

hàng TMCP Sài Gòn

3.2.1.1. Tăng nguồn vốn tự có cho chi nhánh

Vốn chủ sở hữu thể hiện năng lực tài chính của ngân hàng, nó khẳng định sức mạnh và cho thấy qui mô của một ngân hàng. Vốn tự có bao gồm vốn điều lệ và quỹ dự trữ bổ sung vốn điều lệ. Tuy nhiên SCB HN là một chi nhánh cấp 1, và quản lý hoạt động của các phòng giao dịch phía dưới. Để tăng sức mạnh cho ngân hàng, ngân hàng sẽ phải không ngừng mở rộng mạng lưới, và dĩ nhiên, SCB Hà Nội luôn nỗ lực để duy trì được một lượng vốn dồi dào để duy trì khả năng thanh khoản. Tiềm lực về vốn mạnh sẽ là một trong những tiêu chuẩn để tăng trưởng tín dụng và thực hiện các dịch vụ ngân hàng một cách hiệu quả và chất lượng nhất. Đồng thời, đấy cũng là một trong những mục tiêu hàng đầu, khi SCB nói chung và SCB chi nhánh Hà Nội nói riêng muốn cạnh tranh được không chỉ với các ngân hàng thương mại Việt Nam mà còn cả với các ngân hàng thương mại nước ngoài trong giai đoạn hội nhập hiện nay.

3.2.1.2 Không ngừng giám sát các khoản nợ quá hạn và thực hiện xử lý nợ tồn động hoặc các khoản nợ nghi ngờ, cần chú ý

Có thể, do mới hình thành và phát triển, nên tại SCB chi nhánh Hà Nội, các khoản nợ trong hạn, nợ nhóm I chiếm một tỷ lệ lớn trong tổng dư nợ. Tuy vậy, sang năm 2007, SCB Hà Nội đã bắt đầu xuất hiện các khoản nợ quá hạn, mà đặc biệt ở đây là nợ nhóm III và nhóm IV. Các khoản nợ tồn đọng này nằm ở những dự án không hiệu quả, những doanh nghiệp đã giải thể hoặc hoạt động kém do đó nó ảnh hưởng đến hoạt động tín dụng của ngân hàng. Việc giải quyết nợ tồn đọng sẽ góp phần giải phóng nguồn vốn bị đóng băng, đồng thời,luôn đặt chính mình vào trạng thái cảnh giác với các khoản nợ quá hạn, trong tình trạng có rủi ro tín dụng sẽ giúp ngân hàng luôn đặt mục tiêu an toàn lên trước, tránh

tình trạng đẩy tín dụng tăng trưởng quá nóng.

- Khi có nợ quá hạn, cán bộ tín dụng phải tìm hiểu rõ nguyên nhân gây ra từ đó có biện pháp khắc phục làm giảm thiểu thiệt hại cho Chi nhánh. Nếu xảy ra nợ quá hạn nhưng khách hàng có thiện chí trả nợ, SCB nên đưa ra những biện pháp nhằm khắc phục khó khăn cho doanh nghiệp, giảm thiệt hại cho cả hai bên. .

Nếu nhận thấy khách hàng sử dụng vốn sai mục đích hoặc có ý lừa đảo thì chi nhánh phải ngừng giải ngân và tìm cách thu hồi vốn cho vay.

- Đối với các khoản nợ tồn đọng hoặc khi phát sinh nợ tồn đọng, chi nhánh cần phải tìm biện pháp giải quyết như:

+ Thu nợ trực tiếp từ khách hàng, từ hoạt động bán và khai thác tài sản đảm bảo, thực hiện giãn nợ.

+ Xử lý bằng dự phòng rủi ro

Với tính chất là một ngân hàng thương mại cổ phần, nên khi có các khoản nợ tồn đọng, nợ khó đòi, SCB không thể có được nguồn trợ cấp từ NHNN, và điều này ảnh hưởng trực tiếp đến lợi nhuận của ngân hàng. Do vây, thận trọng trong cho vay và kiểm soát quá trình thực hiện vốn vay là một trong những nhiệm vụ không thể thiếu đối với một ngân hàng như SCB.

3.2.1.3. Trích lập quỹ dự phòng rủi ro để xử lý nợ xấu

Việc trích lập dự phòng được chấp hành theo đúng quyết định số 493/2005/QĐ-NHNN ngày 22/4/2005 và Quy định số 18/2007/QĐ- NHNN của thống đốc NHNN ban hành Quy định về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng của NHTM.

Do vậy, định kỳ hàng quý, trong thời gian 15 ngày làm việc đầu tiên, ngân hàng phải tiến hành phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro. Để tránh tình trạng làm không đúng dẫn đến chênh lệch như cuối năm

2005, ngân hàng nên thực hiện theo đúng quy định nhưng không quá cứng nhắc, nên linh hoạt trong việc đánh giá rủi ro tiềm ẩn của từng khoản vay. Ngoài ra, ngân hàng chỉ được sử dụng quỹ dự phòng để bù đắp tổn thất do các khoản vay nhóm 5 gây nên sau khi đã thương thảo với khách hàng và phát mại tài sản đảm bảo mà không đủ. Đồng thời, khi trích lập dự phòng rủi ro, chi nhánh vẫn phải tiếp tục thu hồi các khoản nợ xấu mà không cho khách hàng biết.

3.2.2 Nâng cao chất lượng tín dụng tại SCB – Chi nhánh Hà Nội

Một trong những vấn đề cần quan tâm nhất trong hoạt động tín dụng của ngân hàng là chất lượng tín dụng. Và chất lượng tín dụng được đo lường bởi rất nhiều những yếu tố khác nhau như: tỷ lệ nợ quá hạn, tỷ lệ an toàn vốn tín dụng, chi phí về tổng thể lãi suất, nghiệp vụ...Chất lượng tín dụng tốt phản ánh khả năng cạnh tranh của ngân hàng là cao, và hoạt động tín dụng chứa đựng ít rủi ro. Vì vậy để đạt được mục tiêu lợi nhuận đi đôi với an toàn, chi nhánh SCB Hà Nội phải coi trọng việc nâng cao chất lượng tín dụng bằng việc thực hiện các giải pháp sau:

3.2.2.1 Tuân thủ quy định của NHNN về an toàn tín dụng

Chấp hành tốt các quy định tốt các quy định của NHNN về tỷ lệ an toàn trong hoạt động của tổ chức tín dụng theo Quyết định số 457/2005/ QĐ-NHNN ngày 19/4/2005, quy định về phân loại nợ, trích lập dự phòng để xử lý rủi ro trong hoạt động ngân hàng của các tổ chức tín dụng theo Quyết định số 493/2005/QĐ-NH ngày 22/4/2005 và quyết định 18/2007/QĐ-NHNN của Thống đốc NHNN Việt Nam ban hành và các quy định liên quan về bảo đảm tiền vay.

3.2.2.2 Thực hiện thẩm định và tái thẩm định chặt chẽ

Thẩm định và thực hiện tái thẩm định các dự án đầu tư, phương án sản xuất, kinh doanh được coi là khâu quan trọng nhất trước khi quyết định cho vay hay bảo lãnh:

- Thực hiện thẩm định và tái thẩm định hoạt động tài chính, phương án sản xuất kinh doanh, phương án sử dụng vốn vay cũng như phương án trả nợ của khách hàng. Một trong những điều mà cán bộ tín dụng và cán bộ thẩm định, tái thẩm định cần chú ý là thông tin trên các báo cáo của khách hàng. Tránh tình trạng khách hàng trình các báo cáo đã được làm đẹp số liệu, cố tình lừa đảo để tăng số tiền được vay, hoặc không muốn trả nợ.

+ Nếu khách hàng cá nhân là các hộ nghèo, hộ chính sách cần được bảo lãnh của tổ chức chính trị – xã hội theo quy định (thực hiện cho vay tín chấp). Tuy nhiên, có thể SCB không quan trọng lắm vấn đề này vì hoạt động tín dụng của SCB cho tới thời điểm này chưa thực hiện cho vay tín chấp

+ Xem xét cơ sở khoa học của việc lập dự án đầu tư, phương án sản xuất kinh doanh, phương án vay vốn, phương án sử dụng vốn vay của tổ chức kinh tế, đồng thời, phải xem xét khách hàng có đủ tư cách pháp nhân để lập và thực hiện dự án đầu tư hay không, thời gian lập đến khi xin vay vốn, và bắt buộc phải đối chiếu với các quy định của Nhà nước.

+ Dự kiến năng lực sản xuất, kinh doanh, các mặt hàng, các dịch vụ, giá thành, thị trường cung ứng vật tư hàng hoá, tiêu thụ sản phẩm, dự kiến thu nhập, lãi và thời gian hoàn vốn...

+ Các báo cáo tài chính là một trong những căn cứ quan trọng để xem xét tình hình hoạt động kinh doanh, năng lực tài chính của doanh nghiệp vay vốn. Có thể thấy, thực trạng hiện nay là các báo cáo tài chính của nhiều doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp tư nhân gửi cho ngân hàng thường có tính chất đối phó hơn là theo các chuẩn mực kế toán của Bộ Tài chính, và các chỉ tiêu thường thiếu độ tin cậy. Để thẩm định tình hình và năng lực tài chính của doanh nghiệp, chi nhánh nên

phân loại mức vốn vay của dự án, hoặc hạn mức mà yêu cầu có xác nhận của tổ chức kiểm toán độc lập, có như vậy mới tránh được tình trạng thông tin trên các báo cáo tài chính thiếu trung thực.

+ Nếu có những dự án vay vốn lớn, chi nhánh nên quy định thuê các tổ chức tư vấn độc lập, có tư cách pháp nhân, có năng lực, uy tín để thẩm định, xác nhận trước khi chấp thuận cho vay. Việc này có thể tăng chi phí nhưng lại bảo đảm an toàn khi quyết định cho vay; bởi cán bộ thẩm định có thể có kinh nghiệm nhưng không thể toàn diện nên việc chấp thuận hoặc từ chối cho vay có thể khó xác định. Có một điều mà SCB đã quy định để có thể hạn chế rủi ro tín dụng là việc quy định hạn chế quyền hạn quyết định cho vay đối với một món vay theo từng cấp bậc, trưởng phòng tín dụng được quyền phê duyệt các khoản vay tối đa là 5% vốn tự có và trưởng chi nhánh được quyết định các khoản vay dưới 10% vốn tự có của toàn SCB. Việc này sẽ giúp ích rất nhiều trong quá trình quản trị rủi ro của chi nhánh, các chỉ số này đã góp phần kìm hãm sự tăng trưởng nóng của chi nhánh Hà Nội.

- Ngoài ra, một yếu tố cũng vô cùng quan trọng mà chi nhánh cần phải tìm hiểu, thẩm định và tái thẩm định trước khi cho vay, đó là các yếu tố phi tài chính. Bao gồm: năng lực pháp lý, thông tin về uy tín khách hàng, và người đại diện trước pháp luật (nếu là tổ chức kinh tế), các thông tin khác… Chính những thông tin phi tài chính mới cho ta biết đầy đủ về tình hình của khách hàng, và có thể phân loại đây là khách hàng tốt hay xấu, có ý muốn trả nợ ngay cả khi có rủi ro liên quan đến vốn vay xảy đến.

+ Kiểm tra tư cách pháp nhân người vay, mức độ tín nhiệm trong quá trình giao dịch với ngân hàng, tham khảo thông tin tín dụng của trung tâm CIC thuộc NHNN, tham khảo xếp loại định mức tín nhiệm doanh nghiệp do tổ chức độc lập có uy tín tuyên bố. Và việc kiểm tra này

cũng phải được thực hiện thường xuyên, ngay cả trong quá trình cho vay đối với khách hàng. Tránh trường hợp, khách hàng có quan hệ tín dụng với nhiều ngân hàng khác nhau, và vay của ngân hàng này để trả nợ cho ngân hàng khác.

 Trong quá trình cho vay, ngân hàng cần chuyển khoản thẳng vào tài khoản của tổ chức cung ứng vật tư, hàng hoá, dịch vụ hoặc đơn vị thi công công trình theo các hợp đồng kinh tế đã ký kết, hoá đơn bán hàng, biên bản nghiệm thu từng hạng mục công trình, không giải ngân tiền mặt hoặc chuyển vào tài khoản của khách hàng vay trừ các món nhỏ. Đối với khách hàng là cá nhân, tuỳ trường hợp cụ thể có thể phát tiền mặt vì thông thường số tiền cho vay cá nhân không lớn như doanh nghiệp, tuy vậy, với cho vay tiêu dùng, ngân hàng vẫn phải thực hiện chuyển khoản vào tài khoản của nhà cung cấp. Biện pháp này giúp ngân hàng kiểm soát được quá trình sử dụng vốn vay của doanh nghiệp có đúng mục đích hay không. Đồng thời, song song với việc giải ngân bằng chuyển khoản, ngân hàng có thể có những điều khoản bắt buộc khách hàng phải cam kết chuyển doanh thu về SCB. Qua việc kiểm tra dòng tiền vào ra trên tài khoản của khách hàng, ngân hàng sẽ chủ động hơn trong quá trình kiểm soát tình hình hoạt động của chính doanh nghiệp, và có thể thực hiện thu hồi nợ ngay khi doanh nghiệp có dấu hiệu làm ăn không hiệu quả.

 Ngân hàng phải tổ chức theo dõi chặt chẽ tiến độ hoàn thành từng hạng mục trong dự án đầu tư, hoạt động kinh doanh, quá trình nhập vật tư hàng hoá thông qua các báo cáo định kỳ của doanh nghiệp và các hoá đơn mua, bán hàng để xem xét việc cấp phát tiền vay, nếu phát hiện ra những sai phạm trong quá trình sử dụng vốn vay sai mục đích, cán bộ tín dụng kiến nghị thu hồi nợ trước hạn, chuyển nợ quá hạn hoặc đưa ra cơ quan pháp luật để xử lý.

vay đối với sản xuất kinh doanh theo thời hạn cho vay, cán bộ tín dụng cần bám sát diễn biến về thu nhập của người vay để đôn đốc thu nợ đúng kì hạn; nếu do nguyên nhân khách quan không hoàn trả nợ, khi người vay có đơn xin gia hạn, cán bộ tín dụng xác nhận, đề nghị giám đốc ngân hàng cho vay cho gia hạn nợ theo qui định.

3.2.2.3 Coi trọng nhưng không quá ỷ lại vào TSĐB

Tài sản đảm bảo là một trong những yếu tố ngân hàng xem xét đến khi quyết định cho vay. Bởi tài sản đảm bảo là nguồn trả nợ thứ cấp cho khoản vay nếu dự án kinh doanh của khách hàng gặp rủi ro, dòng tiền của khách hàng về không đúng như dự kiến. Tuy nhiên, khoản vay sẽ phải được thanh toán bằng tiền từ hoạt động sản xuất kinh doanh, chứ không phải từ tài sản nên tài sản đảm bảo chỉ là điều kiện cần, không phải là điều kiện đủ để cho vay. Vì thực tế cho thấy một số lượng lớn các khoản vay chỉ dựa vào tài sản đảm bảo lại trở thành nợ quá hạn. Như vậy, cán bộ tín dụng tại SCB- chi nhánh Hà Nội khi tiếp cận với các khoản vay có tài sản đảm bảo thì nên chú ý một số vấn đề.

Đầu tiên là các điều kiện cần thiết về tài sản: Quyền sở hữu, quyền sử dụng, và bắt buộc phải được cơ quan Nhà nước chứng nhận. Ngoài ra có rất nhiều tài sản đảm bảo chịu nhiều biến động kinh tế giá cả, chu kỳ kinh tế, hệ thống pháp lý,như cầm cố cho vay chứng khoán. Và đặc biệt, khi nhận quyền phải thu làm tài sản đảm bảo tại SCB, cán bộ tín dụng phải thận trọng để quản lý dòng tiền vào ra của doanh nghiệp. Do vậy, cán bộ tín dụng cần phải đánh giá chính xác và có khả năng dự báo những thay đổi về giá trị của tài sản đó; tránh tình trạng cán bộ tín dụng tin vào các thông tin do khách hàng cung cấp mà đánh giá quá cao, đến khi phát mại thì ngân hàng chịu thiệt hại nhiều, không thu hồi được vốn như dự đoán.

vấn đề thì cán bộ tín dụng nên chủ động giúp đỡ khách hàng khôi phục sản xuất kinh doanh, chứ không nên ỷ lại, chờ đến lúc phát mại tài sản. Bởi nếu khách hàng đủ điều kiện được gia hạn nợ hoặc thấu chi, rất có thể việc kinh doanh của khách hàng được cải thiện và thậm chí còn phát triển hơn nữa, tạo mối quan hệ tốt giữa ngân hàng và doanh nghiệp. Như vậy, ngân hàng sẽ ít thiệt hại hơn do phát mại tài sản thường gặp phải rất nhiều khó khăn trong vấn đề thủ tục, chi phí, thời gian, giá trị…

Ngoài ra, khi cho vay nếu khách hàng không có tài sản đảm bảo thì ngân hàng cũng không nên từ chối ngay yêu cầu vay vốn của khách hàng. Vì thực tế cho thấy, nhiều doanh nghiệp tuy không có tài sản đảm bảo nhưng lại có phương án kinh doanh hiệu quả, uy tín tốt thì vẫn có thể là một trong những đối tượng được sử dụng vốn vay ngân hàng.

Do vậy, tuỳ theo mức độ tin cậy đối với từng khách hàng mà áp dụng biện pháp bảo đảm tiền vay thích hợp như: phải có tài sản thế chấp, cầm cố bảo đảm tiền vay, bảo đảm tiền vay bằng tài sản hình thành từ vốn vay hoặc bằng tín chấp... nhưng việc thẩm định dự án đầu tư, phương án sản xuất kinh doanh vẫn là biện pháp quan trọng nhất để cho

Một phần của tài liệu Hạn chế rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Sài Gòn - Chi nhánh Hà Nội (Trang 40 - 49)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(57 trang)
w