Tính tất yếu của năng cao năng lực cạnh tranh trên thị trường nội địa

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty TNHH thương mại sản xuất màng mỏng bao bì Dũng Bình trên thị trường nội địa (Trang 27 - 28)

- Sự xuất hiện các sản phẩm thay thế.

1.4. Tính tất yếu của năng cao năng lực cạnh tranh trên thị trường nội địa

thị trường nội địa

Doanh nghiệp sản xuất mục tiêu đầu tiên là phải đứng vũng và phát triển được trên thị trường nội địa. Doanh nghiệp ngày càng muốn tạo ưu thế cho sản phẩm của mình về mặt giá cả , giá trị sử dụng, chất lượng, uy tín sản phẩm, thực chất chúng ta muốn đáp ứng nhu cầu ngày càng cao càng đa dạng của khách hàng, muốn bán được nhiều hàng, có nhiều khách hàng và thu được nhiều lợi nhuận hơn các đối thủ khác đó thực chất là doanh nghiệp đang muốn tăng khả năng cạnh tranh, tăng khả năng cạnh tranh là doanh nghiệp đang muốn thay đổi mối tương quan giữa thế và lực của doanh nghiệp trên thị trường về mọi mặt của quá trình sản xuất kinh doanh.

Trong mỗi doanh nghiệp, quá trình sản xuất diễn ra không ngừng, các hoạt động diễn ra không ngừng, các hoạt động diễn ra theo chu kì: mua nguyên liệu, nhiên liệu, vật tư, thiết bị…trên thị trường đầu vào,tiến hành sản xuất sản phẩm sau đó bán ra trên thị trường đầu ra. Trong chu kì này giai đoạn nào cũng đóng vai trò quan trọng, góp phần tạo nên thành công cho doanh nghiệp. Nhưng giai đoạn quan trọng hơn cả, quyết định sự phát triển và tồn tại của doanh nghiệp đó là giai đoạn cuối cùng của thị trường đâù ra( thị trường tiêu thụ sản phẩm). Khi nói tới doanh nghiệp sản xuất kinh doanh là phải nói tới thị trường. Hay nói cách khác, giữa doanh nghiệp và thị trường có mối quan hệ hữu cơ mật thiết, không thể tách rời.

Như ta đã nói ở phần trước, mục đích sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp là vì lợi nhuận. Nói như vậy thì có nghĩa rằng lợi nhuận càng lớn thì càng tốt. Doanh nghiệp sản xuất ra sản phẩm để bán, muốn bán được thì phải tiếp cận và mở rộng thị trường. Thị trường càng lớn thì lượng hàng hoá tiêu thụ được càng nhiều và khả năng thu lợi nhuận càng cao. Còn nếu thị trường càng hẹp thì lượng hàng hoá tiêu thụ được càng ít có thể gây ứ đọng, khả năng quay vòng vốn kém hoặc cũng có nhiều doanh nghiệp phải đình trệ sản xuất. Trong cơ chế thị trường hiện nay, cơ chế của những cuộc cạnh tranh khốc liệt, thì thị trường đóng một vai trò quyết định tới sự sống còn của Doanh nghiệp.

Thị trường càng lớn chứng tỏ doanh nghiệp làm ăn càng phát đạt, khả năng thu hút khách hàng mạnh, lượng sản phẩm tiêu thụ lớn làm cho sản xuất phát triển, nâng cao năng lực cạnh tranh của Doanh nghiệp.

Thị trường rộng giúp cho việc tiêu thụ sản phẩm dễ dàng, nhanh chóng tăng doanh thuvà lợi nhuận cao,tạo điều kiên cho Doanh nghiệp đầu tư hiện đại hoá sản xuất,đa dạng hoá sản phẩm, tăng thêm khả năng chiếm lĩnh thị trường, mở rộng thị trường chính là nâng cao khả năng cạnh tranh của Doanh nghiệp.

Thị trường mở rộng còn giúp cho Doanh nghiệp có khả năng kéo dài chu kì sống sản phẩm. Mặt khác, nó còn góp phần giúp cho Doanh nghiệp giảm bớt rủi ro khách quan đem lại.

Để nâng cao khả năng cạnh tranh buộc các doanh nghiệp phải giảm giá thành, nâng cao chất lượng sản phẩm, tăng uy tín cho doanh nghiệp.

Chương 2

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty TNHH thương mại sản xuất màng mỏng bao bì Dũng Bình trên thị trường nội địa (Trang 27 - 28)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(61 trang)
w