Một là, phát triển và mở rộng nguồn hàng vận chuyển nông sản xuất khẩu đi đôi với lựa chọn các mặt hàng chủ lực.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý trong hoạt động vận chuyển hàng nông,lâm,thuỷ sản ở Công ty Giao nhận kho vận ngoại thương Nghệ An (Trang 46 - 49)

- Các chính sách tài chính khác của Nhà nước đối với các Doanh nghiệp:

3.2.1Một là, phát triển và mở rộng nguồn hàng vận chuyển nông sản xuất khẩu đi đôi với lựa chọn các mặt hàng chủ lực.

khẩu đi đôi với lựa chọn các mặt hàng chủ lực.

Việc mở rộng mặt hàng vận chuyển nông sản xuất khẩu đòi hỏi phải thực hiện đa dạng hoá sản xuất nông nghiệp theo hướng đất nào cây ấy, khí hậu nào, vùng nào cây con ấy. Mục tiêu chủ yếu của đa dạng hoá hàng vận chuyển nông sản là nhằm khai thác tối đa tiềm năng v ận chuyển và tạo ra

nguồn hàng xuất khẩu với qui mô lớn, chủng loại sản phẩm phong phú để có thể dễ dàng hơn trong việc tiếp cận thị trường thế giới.

Cùng với việc phát triển đa dạng mặt hàng vận chuyển xuất khẩu phải xác định được các mặt hàng mà công ty vận chuyển thuận l ợi , đầu tư phát triển theo chiều sâu nhằm tạo mặt hàng vận chuyển xuất khẩu chủ lực. Trước mắt, khi trình độ công nghệ còn thấp và vốn còn ít thì về căn bản công ty phải tập trung khai thác lợi thế của công ty, tức lợi thế về nguồn tài nguyên tự nhiên và lao động sẵn có, trong đó hướng ưu tiên hàng đầu cần dành cho những sản phẩm vận chuyển kết hợp được cả hai yếu tố: Cần ít vốn và sử dụng ít lao động như: Gạo, rau quả, cà phê, cao su , thuỷ hải sản ... Với những sản phẩm này, ưu việt của chúng là vừa cung cấp đầu vào cho công nghiệp chế biến, nhưng cũng vừa có thể xuất khẩu thô khi chưa tạo đủ năng lực chế biến. Còn trong tương lai, khi những sản phẩm này mất dần lợi thế thì dĩ nhiên sẽ chuyển sang những sản phẩm có lợi thế "động", tức những sản phẩm vận chuyển có hàm lượng kỹ thuật và công nghệ cao. Muốn vậy, cần tính toán một cách kỹ lưỡng để đầu tư xây dựng một cách hợp lý đối với toàn bộ quá trình bảo quản, vận chuyển và dịch vụ. Chú trọng đầu tư đồng bộ giữa các khâu, nâng nhanh tỷ trọng sản phẩm v ận chuyển xuất khẩu có giá trị gia tăng cao.

Việc lựa chọn mặt hàng vận chuyển xuất khẩu chủ lực phải căn cứ vào điều kiện sản xuất và năng lực cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường thế giới. Tuy nhiên, các mặt hàng vận chuyển xuất khẩu chủ yếu chỉ là lương thực, thực phẩm, mà trên thị trường thế giới giá vận chuyển những mặt hàng này ngày càng thấp, thậm chí có thời kỳ giảm, do đó, cho dù sản lượng hàng vận chuyển xuất khẩu của c ông ty có tăng lên thì giá trị kim ngạch vẫn nhỏ. Cho nên, trong thời gian tới, ngoài những mặt hàng xuất khẩu này, công ty cần phải tạo thêm những mặt hàng phi lương thực thực phẩm có nguồn gốc từ nông, lâm nghiệp

3.2.2.Hai là, nâng cao sức cạnh tranh của quá trình vận chuyển hàng hoá

Chủ động nắm bắt các thông tin thị trường một cách cập nhật. công ty phải vươn lên sử dụng các phương tiện thông tin hiện đại, sử dụng hệ thống thương mại điện tử phục vụ cho hoạt động giao dịch, kinh doanh của mình. Khi biết được thông tin rồi, công ty phải chủ động tham gia các hoạt động xúc tiến thương mại, tiến tới ký kết những hợp đồng tiêu thụ có lợi nhất; Nâng cao tỷ trọng hàng hoá chế biến tinh và sâu trong kim ngạch xuất khẩu nông, lâm, thủy sản. Việc xuất khẩu nông sản thô đã dẫn đến tình trạng sản lượng hàng hoá xuất khẩu tăng lên nhưng kim ngạch tăng không tương xứng, thậm chí có lúc còn giảm xuống. Để tồn tại và phát triển trong điều kiện cạnh tranh ngày càng gay gắt và tiến bộ KH – CN diễn ra với tốc độ ngày càng nhanh chóng, đòi hỏi các đơn vị kinh doanh hàng nông sản xuất khẩu phải phát triển mạnh công nghiệp chế biến theo hướng hiện đại và đa dạng. Trang bị các công nghệ hiện đại để làm sạch sản phẩm, bảo đảm tiêu chuẩn quốc tế.

3.2.3.Ba là, cải tiến tổ chức hoạt động vận chuyển hàng hoá xuất khẩu

Phát triển xuất khẩu trở thành ngành mũi nhọn không chỉ có ý nghĩa làm tăng kim ngạch, tạo nguồn ngoại tệ cho kinh tế của công ty, mà còn khai thác được nguồn tài nguyên sẵn có, tạo được nhiều việc làm, tăng thu nhập và cải thiện đời sống cho cán bộ công nhân viên . Muốn vậy, cần tổ chức tốt các hoạt động tuyên truyền, phổ biến pháp luật, bồi dưỡng kiến thức về xuất nhập khẩu cho thương nhân. Lựa chọn một số doanh nghiệp thương mại nhà nước, các công ty thương mại lớn liên kết chặt chẽ với tổng công ty của Trung ương, hỗ trợ đầu tư để tạo ra những chủ thế mạnh, làm nòng cốt hợp tác rộng rãi, lôi kéo các cơ sở sản xuất kinh doanh tham gia hoạt động xuất khẩu trong các mô hình tổ chức thích hợp như Hiệp hội ngành nghề. Công ty mẹ - công ty con, cơ sở đầu mối và các tổ chức vệ tinh.

Đối với từng nhóm hàng cần phải có một đơn vị đóng vai trò trung tâm chịu trách nhiệm chính nhằm qui tụ, hướng dẫn các thành viên khác cùng hoạt động theo quĩ đạo chung. Cụ thể là: đối với nhóm hàng nông, lâm, thủy sản thì các công ty xuất nhập khẩu của tỉnh phải làm nòng cốt, tổ chức các công ty con liên kết với các doanh nghiệp, các hợp tác xã, các hộ trang trại để hợp đồng hỗ trợ đầu tư, chuyển giao công nghệ, bao tiêu sản phẩm, chế biến và xuất khẩu hàng hoá; Đối với nhóm hàng thủy sản thì đóng vai trò nòng cốt phải là công ty xuất nhập khẩu thuỷ sản của mỗi tỉnh. Các công ty này phải chịu trách nhiệm chủ yếu liên kết với các cơ sở nuôi trồng, khai thác và chế biến thủy sản, thông qua Hiệp hội thủy sản để hỗ trợ đầu tư, chuyển giao công nghệ, hợp đồng bao tiêu nguyên liệu, chế biến và xuất khẩu thủy sản; Nhanh chóng xây dựng và đăng ký thương hiệu hàng hoá với các nước trên thế giới

3.3.Đổi mới trang thiết bị vận chuyển hàng hoá của công ty nâng cao chất lượng vận chuyển và đa dạng hóa phương thức vận chuyển các mặt hàng nông-lâm thuỷ sản

- Đẩy mạnh đầu tư chiều sâu,mua sắm thêm xe phương tiện vận chuyển, đổi mới công nghệ, trang thiết bị để nâng cao năng lực sản xuất, tận dụng tối đa năng lực đã đầu tư để sản xuất máy và thiết bị phụ tùng cung cấp cho vận chuyển nông, lâm, thuỷ sản.

Các trang thiết bị này cần sử dụng luân chuyển một cách hợp lý để nâng cao năng suất,hiệu quả sử dụng.Phát triển mạng lưới cung ứng máy và thiết bị, phụ tùng thay thế, vật tư…, làm tốt công tác bảo hành và các dịch vụ sau bán hàng. Tạo điều kiện tốt cho các thành phần cở sở nhỏ cùng tham gia để mở rộng mạng lưới cung ứng .

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý trong hoạt động vận chuyển hàng nông,lâm,thuỷ sản ở Công ty Giao nhận kho vận ngoại thương Nghệ An (Trang 46 - 49)