- Các chính sách tài chính khác của Nhà nước đối với các Doanh nghiệp:
3.4. Đào tạo đội ngũ cán bộ của công ty
.Chi nhánh đã mạnh dạn tiếp nhận và đào tạo,bồi dưỡng nghiệp vụ cho các đồng chí còn trẻ vừa mới ra trường,trẻ hoá đội ngũ cán bộ,tuổi trung bình tại Chi nhánh là 30 tuổi.Mọi chế độ chính sách của Đảng,pháp luật của Nhà nước và các quy chế của công ty được chi nhánh triển khai và thực hiện đúng, đầy đủ. Đào tạo đội ngũ cán bộ của công ty, đây là nhiệm vụ mà ban lãnh đạo công ty luôn quan tâm,nhất là cán bộ quản lý, cán bộ khoa học kỹ thuật và công nhân có tay nghề làm việc trong ngành. Công tác cán bộ được chi nhánh đặc biệt quan tâm, đây là một trong những yếu tố quan trọng nhất để thực hiện hoàn thành các chỉ tiêu kế hoạch được giao.Thu nhập của người lao động ổn định,CBCNV yên tâm công tác phấn đấu hoàn thành nhiệm vụ được giao.
Công tác thi đua khen thưởng được thực hiện suốt trong quá trình sản xuất kinh doanh,hàng tháng,hàng quý đều bình xét khen thưởng đúng mức cho CBCNV nên tạo được không khí phấn đấu vươn lên trong công việc,cuối năm Chi nhánh đã bình xét được một số đồng chí có thánh tích xuất sắc để đề nghị Công ty và Bộ Thương Mại khen thưởng.
Công tác phòng cháy chữa cháy,phòng chống bão lụt,bảo vệ cơ quan đều được thực hiện nghiêm túc,trong thời gian qua không có một vụ việc nào xấu xảy ra, đảm bảo an toàn lao động sản xuất kinh doanh.
Chi nhánh tạo điều kiện tốt cho các đồng chí cán bộ học thêm các lớp về nghiệp vụ,chuyên môn thường xuyên tiếp xúc với các bạn hàng học hỏi kinh nghiệm,nâng cao nghiệp vụ,kỹ năng khai thác thị trường quyết tâm hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.
3.5.Liên kết chặt chẽ giữa người cung ứng sản phẩm nông nghiệp với Công ty Vietrans Nghệ An và với các đối tác nhận hàng cung ứng trong giao nhận kho vận
Trong quá trình kinh doanh,ban lãnh đạo công ty luôn có những quyết sách tốt nhất để thúc đảy công ty phát triển.Liên kết để tạo mối quan hệ bạn hàng lâu dài là trong những giải pháp tạo thế mạnh rất lớn cho công ty nhằm liên kết giữ người cung cấp các sản phẩm cho Công ty,công ty sẽ đáp ứng nhu cầu về vận chuyển tốt nhất đảm bảo đến đối tác nhận hàng hoá
Tiếp tục rà soát quy hoạch các vùng nguyên liệu nông, lâm, thuỷ sản, xây dựng vùng nguyên liệu tập trung với năng suất chất lượng cao, giá thành hạ, đảm bảo cung cấp ổn định nguyên liệu.Tạo mối liên kết chặt chẽ này nhằm thu nguồn hàng lớn trong công tác thâu vận.
Phát triển các cơ sở chế biến nông, lâm, thuỷ sản phải gắn với quy hoạch và quy mô phát triển vùng nguyên liệu.
Đầu tư phát triển các cơ sở chế tạo thiết bị phục vụ công nghiệp chế biến Để tạo điều kiện cho hoạt động của các Hiệp hội, cần có văn bản pháp quy của Nhà nước quy định cơ chế phối hợp hoạt động giữa các Bộ ngành liên quan với các Hiệp hội, giữa các Hiệp hội với nhau và giữa các thành viên trong Hiệp hội.
Chính sách liên kết trong sản xuất theo mô hình
- Đẩy mạnh liên kết 4 nhà, gồm: Nhà nông, nhà doanh nghiệp, nhà khoa học và nhà nước trong sản xuất kinh doanh sản phẩm nông lâm thuỷ sản chế biến.
- Mô hình liên kết Hiệp hội:
Tăng cường năng lực cho các Hiệp hội ngành hàng để làm vai trò thống nhất hành động giữa các thành viên trong sản xuất, kinh doanh, xúc tiến thương mại...
Trong bối cảnh sản xuất hàng hoá phát triển, sự cạnh tranh trong kinh tế thị trường gay gắt, việc liên doanh, liên kết sẽ tạo điều kiện cho các hợp tác xã nâng cao năng lực, sản xuất theo quy hoạch và có kế hoạch; tiết kiệm được mức chi phí sản xuất dẫn đến giảm giá thành sản phẩm; tạo khả năng cạnh tranh để thúc đẩy sản xuất phát triển; ổn định giá cả ngay từ đầu vụ thông qua việc thực hiện các hợp đồng kinh tế chính thức...
Trong quá trình hội nhập kinh tế, hàng hoá và dịch vụ xuất, nhập khẩu có khả năng cạnh tranh cao về giá cả và chất lượng, sức mua của các khu vực ngày càng tăng, các HTX sẽ là đầu mối quan trọng liên kết nhiều công đoạn của quá trình sản xuất, tiêu thụ. Do đó công ty cần chủ động tiếp cận các , các hợp tác xã NN và đầu tư theo hướng vừa liên kết, vừa cạnh tranh, từng bước phát triển các liên hiệp hợp tác xã với quy mô và hình thức đa dạng như liên kết tổ chức sản xuất, bảo quản giống cây trồng; liên kết sản xuất - tiêu thụ sản phẩm...Để việc liên kết đạt hiệu quả, trước hết cần có sự thay đổi tư duy của cán bộ quản lý để khuyến khích và tạo thuận lợi cho việc phát triển các hình thức liên kết hợp tác. Nhanh chóng thành lập Quĩ hỗ trợ phát triển HTX nhằm hỗ trợ các HTX đổi mới và nâng cao hiệu quả hoạt động, thúc đẩy hình thành các mô hình liên kết HTX... Thông qua Quỹ, chính sách hỗ trợ khuyến khích của Nhà nước đối với HTX sẽ tập trung hỗ trợ cho các hoạt động như: đào tạo, bồi dưỡng cán bộ quản lý HTX
- Mô hình liên kết vệ tinh với vai trò lãnh đạo là các doanh nghiệp sản xuất, xuất khẩu:
Để phát triển mạng lưới hàng hoá quy mô lớn, đa dạng, có năng suất và chất lượng cao, định hướng thị trường, cần đẩy mạnh tiêu thụ thông qua hợp đồng giữa các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế và công ty (hợp tác xã, hộ nông dân, trang trại hoặc đại diện hộ nông dân),. Do đó, cần chủ động, tích cực triển khai ký kết hợp đồng với người sản xuất, tạo nên sự tin cậy giữa
hai bên, gắn kết chặt chẽ trách nhiệm và quyền lợi mỗi bên trong việc thực hiện hợp đồng; gắn sản xuất với bảo quản, sơ chế, chế biến hàng hoá, tạo ra vùng nguyên liệu ổn định để đáp ứng nhu cầu thị trường trong nước và xuất khẩu.
Dựa trên điều kiện sinh thái của từng vùng, các cơ quan có thẩm quyền ở địa phương quy hoạch lại vùng sản xuất, xác định để phát triển các loại rau, hoa, quả có tiềm năng, đem lại giá trị cao và đáp ứng nhu cầu tiêu dùng. Trên cơ sở đó, các doanh nghiệp ký kết hợp đồng với người sản xuất ngay từ đầu vụ với nhiều hình thức như: ứng trước vốn, vật tư nông nghiệp (giống, phân bón, thuốc BVTV...), hỗ trợ về công nghệ bảo quản, sơ chế và mua lại rau quả hàng hoá; Công ty và nông dân cần nhận thức rõ được tầm quan trọng của sự liên kết để tạo ra sản phẩm chất lượng cao, giá thành hạ là con đường duy nhất để tồn tại trong nền kinh tế hội nhập, trước sự cạnh tranh hết sức gay gắt về chất lượng và giá cả của thị trường rau, quả trong khu vực và thế giới.
Về tài chính, tín dụng, tạo điều kiện cho người sản xuất ký hợp đồng tiêu thụ sản phẩm được vay vốn từ các ngân hàng thương mại để đầu tư phát triển sản xuất; Cải tiến thủ tục vay vốn từ Quỹ Hỗ trợ phát triển để công ty được vay vốn được thuận lợi, đồng thời tăng mức vốn vay đầu tư ưu đãi từ Quỹ hỗ trợ phát triển để đầu tư xây dựng vùng nguyên liệu tập trung, tiêu thụ nông sản hàng hoá.
Nghiên cứu xây dựng chế độ bảo hiểm, bảo lãnh hợp đồng, ban hành văn bản qui phạm pháp luật về chế tài xử lý tranh chấp đối với các hợp đồng thu mua nông sản thực hiện theo Quyết định 80 của Chính phủ.
- Mô hình liên doanh với doanh nghiệp vốn đầu tư nước ngoài:
Tiến trình hội nhập kinh tế tạo điều kiện cho hàng nông sản Việt Nam hướng mạnh ra xuất khẩu đồng thời đem lại cơ hội đổi mới công nghệ sản
xuất, nâng cao khả năng cạnh tranh của hàng hóa. Cơ chế chính sách ngày càng đổi mới theo hướng phù hợp với các thông lệ quốc tế sẽ tạo niềm tin cho các nhà đầu tư nước ngoài tăng thêm đầu tư vào ngành nông nghiệp. Mặt khác, việc chuyển dịch cơ cấu theo hướng đa dạng hoá sản phẩm và nâng cao giá trị hàng hoá, tăng cường đầu tư xây dựng mới và nâng cấp cơ sở hạ tầng nông nghiệp, nông thôn cũng mở ra những cơ hội để thu hút đầu tư nước ngoài vào lĩnh vực này.
Để xây dựng một nền nông nghiệp hàng hoá mạnh, đa dạng và bền vững; áp dụng khoa học kỹ thuật làm ra các sản phẩm có chất lượng và khả năng cạnh tranh cao, đáp ứng nhu cầu thị trường trong và ngoài nước, cải thiện đời sống của người nông dân, đòi hỏi phải huy động mọi nguồn lực kể cả nguồn vốn đầu tư nước ngoài. Cần hướng nguồn vốn đầu tư nước ngoài vào việc phát triển công nghệ sinh học để tạo ra giống mới có năng suất, chất lượng cao; đổi mới công nghệ bảo quản, chế biến để tăng giá trị nông sản hàng hoá...
Các mô hình sản xuất có thể với các hình thức: huy động 100% vốn nước ngoài hoặc liên doanh giữa doanh nghiệp trong nước và doanh nghiệp nước ngoài.
Các địa phương cần chủ động xây dựng phát triển cơ sở hạ tầng nông nghiệp, nông thôn để tạo địa bàn tiếp nhận vốn đầu tư nước ngoài một cách thuận lợi. Tăng cường sự liên kết giữa các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài với các doanh nghiệp trong nước để đẩy mạnh chuyển giao công nghệ nhằm tăng cường khả năng cạnh tranh của ngành rau quả Viẹt Nam, đồng thời khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài tích cực dùng nguyên liệu hoặc máy móc thiết bị, sản phẩm phụ trợ do các doanh nghiệp Việt Nam sản xuất .