Tổ chức kênh phân phối

Một phần của tài liệu Một số giải pháp hoàn thiện hệ thống phân phối tại công ty dệt may Vinatex Đà Nẵng (Trang 44 - 47)

VI. Thị trường dệt may Việt Nam

5. Tổ chức kênh phân phối

* Toàn bộ hoạt động tổ chức kênh phân phối của công ty thể hiện rõ nét qua các khâu sau:

- Chọn địa điểm bán hàng: các tiêu thức để chọn điểm bán mà công ty đặt ra đã tạo được vị thế cạnh tranh trên thị trường đảm bảo thuận tiện cho khách hàng mua, giảm được chi phí thời gian và tiền của khách hàng. Các của hàng của công ty đều nằm ở mặt

tiền các đường đông người qua lại, các khu vực tập trung đông dân cư, mọi người khi đi đường rất dễ quan sát thấy cửa hàng của công ty.

- Trang trí nơi bán hàng: Mặc dù có sự giới hạn về không gian quầy bán, nhưng do cách bố trí các cửa hàng hợp lý trong đó có các tủ đựng hàng, giá hàng được đầu tư hoàn toàn mới với kích thước phù hợp, màu sắc trang nhã nên làm tăng mỹ quan cho cửa hàng.Hệ thống chiếu sáng ở các cửa hàng bằng những bóng điện màu trắng tạo cho khách hàng cảm giác trong lành và nhẹ nhàng nhưng vẫn đảm bảo đủ ánh sáng phục vụ cho công việc lựa chọn sản phẩm.Bên cạnh đó bộ phận âm thanh với những bản nhạc nhẹ nhàng luôn được sử dụng để giảm bớt đi căng thẳng vốn có trong việc lựa chọn mặt hàng.Hệ thống điều hoà nhiệt độ trong những ngày nắng nóng để phục vụ khách hàng.

- Trưng bày sản phẩm: sản phẩm được chuẩn bị và sắp xếp khá hợp lý làm nổi bật nét đặc trưng của sản phẩm đồng thời cũng sắp xếp gọn gàng theo từng mặt hàng để bắt mắt người mua.

* Thực trạng hoạt động phân phối tại chỗ của các cửa hàng:

Công việc bán hàng tại các cửa hàng hầu hết là giống nhau đều là chào hàng, thu tiền.Các nhân viên bán hàng đứng ở cửa hàng chào đón khách hàng với nụ cười rất thân thiện.Sau khi đã giúp khách hàng chọn hàng và thử hàng thì thanh toán với các nhân viên thu ngân cửa hàng và cuối cùng nhân viên này không thể quên được việc cảm ơn khách hàng vì họ đã mua sản phẩm tại cửa hàng của mình và hẹn có nhiều các cơ hội khác để phục vụ tiếp. còn phía các nhân viên trong công ty đây là cơ hội tạo cảm giác thân thiện, gây dựng những hình ảnh tốt của khách hàng đối cới các cửa hàng của công ty nói chung và đối với mỗi nhân viên nói chung. Đây cũng là cơ hội tốt nhất để các nhân viên thu thập các thông tin phản hồi trực tiếp từ phía khách hàng về các sản phẩm để cung cấp cho ban giám đốc đưa ra những chính sách hoạt động sao cho hoạt động có hiệu quả hơn nữa.

Bên cạnh các nhân viên bán hàng phục vụ trực tiếp cho việc mua hàng của khách hàng thì các nhân viên bảo vệ tại mỗi cửa hàng lại làm những công việc mang tính gián tiếp phục vụ tốt hơn cho quá trình mua hàng . Đó là việc trông coi trong các bãi xe, các tủ gửi đồ dùng cá nhân của khách hàng. Việc gửi hẳn các phương tiện đi lại của mình vào bãi cũng như các đồ dùng cá nhân cồng kềnh tạo cho họ cảm giác được an toàn, thoải mái hơn, có thời gian hơn để lựa chọn sản phẩm của công ty.

6.Chính sách hỗ trợ: a.Chính sách sản phẩm:

Chiến lược sản phẩm là vũ khí sắc bén trong cạnh tranh trên thị trường, nó đóng vai trò quyết định cho sự thành bại của doanh nghiệp. Một sản phẩm muốn phân phối được trên thị trường và được người tiêu dùng chấp nhận thì phải có chất lượng tốt. Hơn nữa doanh nghiệp nào cho ra sản phẩm mẫu mã mới trước tiên và thoả mãn được nhu cầu thị trường thì doanh nghiệp đó thành công. Do đó các doanh nghiệp luôn chú trọng việc nghiên cứu và phát triển sản phẩm để không ngừng cho ra những sản phẩm mới lạ mà các đối thủ chưa có.

• Những mặt hàng chủ yếu:

Để đảm bảo nhu cầu ngày càng cao của khách hàng, công tyđã đa dạng hoá sản phẩm, màu sắc kích cỡ nhưng vẫn đảm bảo chất lượng.

Các sản phẩm của công ty được sản xuất theo đơn đặt hàng, gồm 2 loại sản phẩm chính sau:

+ sản phẩm dệt thoi: Jacket, quần âu, quần short, quần áo tây, áo Blouse, Ghi lê, váy , áo Vest và áo sơ mi.

+ Sản phẩm dệt kim: Đồ thể thao polo shirt, T- shirt. • Các chính sách khuyếch trương sản phẩm:

Do trước đây công ty chú trọng vào việc xuất khẩu sản phẩm sang các nước khác mà không chú trọng đến việc phát triển sản phẩm của mình tại thị trường nội địa nên người tiêu dùng trong nước ít biết đến, để cạnh với các sản phẩm như của Việt Tiến, Nhà Bè, Hoà Thọ là rất khó khăn chon en công ty cần phải có những chính sách quảng bá sản phẩm của mình để mọi người biết đến.

Công ty đã áp dụng biện pháp quảng bá khuyếch trương sản phẩm như quảng cáo trên mạng, trên catalogo, quảng cáo trên phương tiện đại chúng.

Cơ sở trước hết để công ty định giá cho sản phẩm là dựa trên chi phí nguyên vật liệu,chi phí sản xuất, chi phí bán hàng, chi phí quản lý…yếu tố quyết định giá cả là chi phí nguyên vật liệu.Chi phí nguyên vật liệu thường chiếm 75% đến 80% giá trị sản phẩm, chi phí nhân công trực tiếp chiếm 10% phần còn lại là chi phí khác.

Giá cả là yếu tố duy nhất tạo ra doanh thu và lợi nhuận cho công ty trong khi các yếu tố khác như sản phẩm, phân phối, xúc tién hỗn hợp lại đòi hỏi những phí tổn trong quá trình thực hiện. Giá cả có ảnh hưởng đến sản lượng bán ra. Trong thời đại hội nhập như hiện nay, giá cả là một trong những yếu tố quyết định đến khả năng cạnh tranh của công ty trên thị trường.

Ở thị trường nội địa, Tuỳ thuộc vào sự nhạy bén , hiểu biết tâm lý khách hàng, tuỳ thuộc vào marketing của doanh nghiệp mà công ty sẽ có những chính sách định giá cao hơn hay thấp hơn, hay ngang bằng với giá thị trường. Khó khăn cho công ty ở chỗ nhiều công ty trong nước cùng sản xuất mặt hàng này hướng tới người tiêu dùng trong nước nên chất lượng giá cả và đặt biệt hệ thống phân phối khá hợp lý và tình trạng lan tràn hàng Trung Quốc là điểm bất lợi lớn.Các sản phẩm này có lợi thế về giá rẻ, kiểu dáng mẫu mã mới lạ đặc biệt nó đánh trúng tâm lý người tiêu dùng Việt Nam.

Với thị trường xuất khẩu, công ty đang áp dụng một chính sách giá thống nhất vì thị trường xuất khẩu chủ yếư của công ty là Nhật Bản. Mặt khác công ty xuất khẩu theo điều kiện FOB nên các chi phí cho sản phẩm xuất khẩu chủ yếu thay đổi theo khối lượng lô hàng xuất. Khi áp dụng chính sách giá này công ty sẽ không tính toán nhiều lần điều đó sẽ tiết kiệm được chi phí và thời gian cho công ty.

Tuy nhiên, với chính sách giá này thì giá cả xuất khẩu của công ty trở nên kém linh hoạt so với biến động giá cả trên thị trường. Thời gian gần đây, một số công ty thương mại Nhật Bản gây sức ép đòi công ty giảm giá một số mặt hàng tạo ra không ít khó khăn cho ban lãnh đạo. Trong xu thế tự do cạnh tranh như ngày nay thì việc áp dụng chính sách giá này trở nên không thích hợp với các điều kiện cạnh tranh trên thị trường, do đó làm cản trở hoạt động xuất khẩu của công ty.Thêm vào đó cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ Châu Á 1997-1998 cùng với sự bất ổn và suy thoái kinh tế trong những năm tiếp theo đã tạo ra tình trạng xuất khẩu bất ổn chính vì vậy giá xuất khẩu của caông ty vẫn ở mức cao và vì thế khó cạnh tranh với các đối thủ trong nước cũng như nước ngoài đặc biệt là Trung Quốc.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp hoàn thiện hệ thống phân phối tại công ty dệt may Vinatex Đà Nẵng (Trang 44 - 47)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(74 trang)
w