ĐỊNH HƯỚNG HOÀN THIỆN ĐÁNH GIÁ THỰC HIỆN CÔNG VIỆC CỦA CÔNG

Một phần của tài liệu Hoàn thiện đánh giá thực hiện công việc tại công ty cổ phần cơ khí số 5 (Trang 44 - 46)

- Qui tắc đạo đức: Do chủ thể của ĐGTHCV là con người – tổng hoà của các mối quan hệ

3.1. ĐỊNH HƯỚNG HOÀN THIỆN ĐÁNH GIÁ THỰC HIỆN CÔNG VIỆC CỦA CÔNG

VIỆC CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN CƠ KHÍ XÂY DỰNG SỐ 5

hiện vào cuối năm công tác) ); đánh giá khi xem xét bổ nhiệm vào vị trí lãnh đạo; đánh giá khi khen thưởng- kỷ luật công chức; đánh giá để đào tạo, bồi dưỡng, quy hoạch; hoạch định các chiến lược về nguồn nhân lực cho Công ty. Trước mắt, công ty cần phải hoàn thiện ngay việc ĐGTHCV sau một năm công tác như sau:

- Phải gắn việc ĐGTHCV với chế độ trách nhiệm của người đứng đầu, ý kiến của tập thể đồng nghiệp là để tham khảo nhưng phải được người đứng đầu và người được đánh giá lắng nghe.

- Phải căn cứ vào việc hoàn thành chức trách, nhiệm vụ của người lao động được giao để xem xét, đánh giá.

- Các tiêu chuẩn, tiêu chí và nội dung đánh giá phải được quy định và có hướng dẫn cụ thể để việc đánh giá được xác thực và chính xác, khách quan hơn.

- Số lượng tỷ lệ phân loại người lao động trong công ty theo các mức độ ĐGTHCV phải gắn với việc hoàn thành nhiệm vụ, công vụ chung của cả Công ty.

- Từng bước chuyển sang kết hợp việc đánh giá từng cá nhân người lao động với đánh giá chung đội ngũ nguồn nhân lực của Công ty hàng năm.

• Trách nhiệm của người đứng đầu lãnh đạo Công ty trong việc đánh giá là vô cùng quan trọng: Mặc dù rằng là ý kiến tập thể đồng nghiệp trong Công ty là quan trọng nhưng trong điều kiện thực hiện nâng cao trách nhiệm người đứng đầu thì phải đề cao trách nhiệm người đứng đầu trong việc ĐGTHCV. Thể hiện ở chỗ người đứng đầu cơ quan là người triển khai, phân công và kiểm tra thực hiện các công việc, biết chính xác và rõ ràng nhất chất lượng, mức độ hoàn thành nhiệm vụ, công vụ của công chức. Việc đánh giá có nhận được sự hợp tác nhiệt tình và ủng hộ tới đâu của người đánh giá và người được đánh giá, phụ thuộc vào sự quan tâm của ban lãnh đạo của Công ty tới công tác, qua đó ảnh hướng đến nhận thức của cấp dưới và CBCNV về ý nghĩa của hoạt động ĐGTHCV. Do đó, ĐGTHCV ở từng mức độ chỉ do một chủ thể thực hiện- đó là người đứng đầu quyết định và

chịu trách nhiệm đối với kết luận đánh giá, phân loại người lao động. Tuy nhiên, trước khi đưa ra kết quả đánh giá và phân loại công chức, người đứng đầu nên lắng nghe và tham khảo ý kiến của cấp dưới và CBCNV trong Công ty và ý kiến tự kiểm điểm của người được đánh giá.

• Tiến hành giải quyết thật tốt kết quả ĐGTHCV hàng năm, tất cả kết quả đánh giá đều được theo dõi, ghi chép và lưu giữ.

Song song với việc hoàn thiện ĐGTHCV hàng năm, để góp phần đổi mới việc quản lý nguồn nhân lực, cần thiết phải chuyển dần việc đánh giá từng cá nhân người lao động sang đánh giá nguồn nhân lực cho toàn bộ Công ty - Bản chất của công tác này là đánh giá năng lực người lao động trong việc đáp ứng yêu cầu thực hiện các nhiệm vụ, mục tiêu đã đề ra.

Trách nhiệm thực hiện việc đánh giá nguồn nhân lực thuộc về Phòng tổng hợp được giao thẩm quyền sử dụng và quản lý nguồn nhân lực của Công ty. Mục đích cơ bản của quản lý nguồn nhân lực của COMA- 5 là tìm cách đạt được sự hòa hợp thỏa đáng giữa nhu cầu của toàn bộCông ty với nguồn nhân lực Công ty của mình. Năng lực và sức mạnh của nguồn nhân lực là nhân tố quyết định giúp COMA- 5 có khả năng hoàn thành các mục tiêu của mình.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện đánh giá thực hiện công việc tại công ty cổ phần cơ khí số 5 (Trang 44 - 46)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(69 trang)
w