NGƯỜI LAO ĐỘNG TẠI CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ XÂY LẮP TRƯỜNG AN
2.4.1.1 Các công cụ kinh tế trực tiếp
a) Tiền lương
Tiền lương là một trong những nhân tố có ảnh hưởng lớn tới động lực làm việc của nhân viên công ty ACC. Khi tiền lương trả cho người lao động đúng với công sức họ bỏ ra thì nó sẽ mang tính chất động viên, khuyến khích người lao động làm việc hăng say và sáng tạo hơn. Ngược lại nếu tiền lương được trả không đúng cho nhân viên sẽ gây ra tâm lý chán nản và không hài lòng, động lực làm việc của nhân viên sẽ bị giảm sút. Trong những năm qua, công ty ACC rất quan tâm tới công tác trả lương cho người lao động với các quy định rõ ràng về nguyên tắc trả lương như sau:
Thứ nhất là người lao động thuộc bộ phận nào sẽ được xác định mức lương theo phương pháp trả lương của bộ phận đó.
Thứ hai là tiền lương chi trả cho người lao động thuộc mỗi bộ phận không vượt quá quỹ lương của bộ phận đó. Hạch toán tiền lương như sau:
- Tiền lương của bộ phận lao động gián tiếp được tính vào chi phí quản lý doanh nghiệp và quản lý sản xuất.
- Tiền lương của bộ phận lao động trực tiếp sản xuất được tính vào chi phí nhân công trực tiếp trong chi phí sản xuất trực tiếp
Thứ ba là mọi người lao động trong cơ quan và các đơn vị (kể cả sĩ quan , quân nhân chuyên nghiệp) đều được chuyển xếp lương về cùng một mặt bằng lương chức danh chuyên môn nghiệp vụ. tiền lương thực nhận của mỗi người được gắn chặt với trách nhiệm đầy đủ của bản thân, phản ánh được chất lượng, số lượng lao động thực tế của người đó trong công việc.
Nguồn hình thành quỹ lương của công ty ACC: nguồn hình thành quỹ
lương được căn cứ trên cơ sở kết quả thực hiện sản xuất kinh doanh với quỹ tiền lương tương ứng để trả cho người lao động gồm:
- Quỹ tiền lương theo đơn giá được giao.
- Quỹ tiền lương bổ sung theo chế độ quy định của nhà nước. - Quỹ tiền lương dự phòng từ năm trước chuyển sang nếu có.
- Quỹ tiền lương từ các hoạt động sản xuất kinh doanh dịch vụ khác nếu có.
Sử dụng quỹ lương:
- Công ty sẽ trả trực tiếp tiền lương cho người lao động chiếm 83% tổng quỹ lương. Quỹ tiền lương này dùng để chi trả lương hàng tháng cho người lao động.
- Quỹ khen thưởng đối với người lao động có năng suất, có chất lượng, có thành tích tốt chiếm 5% tổng quỹ tiền lương. Quỹ tiền lương này dùng để chi trả cho lao động có năng suất, chất lượng, thành tích tốt kể cả lao động trực tiếp và gián tiếp.
- Quỹ dự phòng rủi ro chiếm 12% tổng quỹ tiền lương. Quỹ tiền lương này dùng để chi trả cho lao động phát sinh hàng năm hoặc trong trường hợp không hoàn thành kế hoạch sản xuất kinh doanh dẫn đến quỹ lương thực tế thấp hơn quỹ lương kế hoạch. Hàng năm sau khi được phê duyệt quyết toán, nếu quỹ tiền lương được phê duyệt lớn hơn tổng số tiền lương đã trả cho
người lao động trong năm thì số chênh lệch còn lại tiếp tục phân phối cho người lao động. Việc phân phối phần số còn lại của quỹ lương cũng được thực hiện theo quy chế này.
Hình thức và phương thức trả lương
Phương thức trả lương được áp dụng cho từng đối tượng lao động cụ thể như sau:
- Đối với lao động gián tiếp: được áp dụng hình thức trả lương theo thời gian, gắn liền với kết quả sản xuất kinh doanh và mức độ hoàn thành nhiệm vụ của từng cá nhân. Tiền lương đối với lao động gián tiếp được tính theo công thức:
Trong đó:
Vt: là quỹ tiền lương tương ứng với mức độ hoàn thành công việc của bộ phận gián tiếp.
Ti: tiền lương người thứ i được nhận: phụ thuộc vào mức độ phức tạp, tính trách nhiệm của công việc đòi hỏi, mức độ hoàn thành công việc và số ngày công thực tế của người thứ i.
ni: là số ngày công thực tế của người thứ i
m: là số lao động được hưởng lương trong quỹ tiền lương của bộ phận gián tiếp.
Hi: là số điểm mức độ phức tạp và tính trách nhiệm cần có của công việc mà người thứ i đảm nhận.
ki: là hệ số mức độ hoàn thành công việc của người thứ i, được chia làm 3 mức: - Hoàn thành xuất sắc k = 1,2 i i i i m i j j t i n .H .k Tpc .k .H n V T = + ∑ =1 j
- Hoàn thành tốt k = 1,0 - Chưa hoàn thành k = 0,7
Tpci: là tổng các khoản phụ cấp của người lao động thứ i
Các điều kiện để tính lương theo thời gian được xác định như sau:
- Đối với hệ số phức tạp và tính trách nhiệm (Hi): công ty sẽ tiến hành xếp và nâng mức hệ số Hi căn cứ vào:
+) Vị trí công tác được giao
+) Trình độ và năng lực của người lao động +) Kinh nghiệm công tác của người lao động
- Đối với hệ số mức độ hoàn thành công việc (k): được xác định dựa trên các căn cứ:
+) Hưởng hệ số k = 1,2: là những người hoàn thành xuất sắc các công việc được giao trong tháng phù hợp với hệ số cấp bậc công việc đang hưởng lương; có tinh thần trách nhiệm cao, chủ động trong công việc, có khả năng thực hiện độc lập được công việc đó (chiếm không quá 30% tổng số lao động).
+) Hưởng hệ số k = 1,0: là những người hoàn thành tốt những công việc được giao, giải quyết độc lập được công việc trong phạm vi nhất định về nghiệp vụ, hiệu quả công việc đạt mức khá.
+) Hưởng hệ số k = 0,8: là những người hoàn thành công việc được giao ở mức trung bình; những người mới chuyển đến đang trong thời gian tìm hiểu công việc.
+) Hưởng hệ số k = 0,6 là những người ý thức trách nhiệm kém, gây thất thoát, mất mát tài sản, vi phạm kỷ luật từ khiển trách trở lên.
- Đối với lao động trực tiếp sản xuất: lao động sản xuất trực tiếp được trả lương theo thời gian hoặc lương khoán. Tiền lương được trả dựa trên định
mức lao động, đơn giá và khối lượng công việc hoàn thành.
i) Đối với lao động thuộc ban chỉ huy công trường, đội trưởng, đội phó, tổ trưởng tổ đội xây dựng, lái xe, lái máy, thợ sửa chữa, thợ vận hành máy móc trang bị kỹ thuật, tiền lương được tính trả theo lương thời gian:
Phương pháp xác định tiền lương Ti tương tự như đối với lao động gián tiếp
ii) Lao động trực tiếp không thuộc đối tượng điều chỉnh của mục a, tiền lương được trả dưới hình thức lương khoán, theo công thức sau: