1. Quan điểm cho hoạt động tín dụng ĐTPT
Tín dụng ĐTPT Nhà nước được hoạch định theo lộ trình hội nhập, định hướng thị trường bảo đảm bình đẳng giữa các thành phần kinh tế, chú trọng các doanh nghiệp ngoài quốc doanh, doanh nghiệp vừa và nhỏ. Đồng thời cân bổ sung các quy định để các dự án được hỗ trợ đều phải được kiểm soát chặt chẽ toàn bộ quá trình đầu tư từ chủ trương, ý đồ đầu tư đến khâu chuẩn bị dự án, thực hiện dự án và quá trình khai thác sử dụng công trình hoàn thành cho đến khi hoàn trả hết vốn và lãi cho nhà nước.
Từng bước điều chỉnh phạm vi, đối tượng được hưởng tín dụng ưu đãi, hình thức và thời hạn hỗ trợ theo lộ trình hội nhập đảm bảo hỗ trợ có hiệu quả phục vụ mục tiêu tăng trưởng, công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước; đa dạng hóa các hình thức hỗ trợ để hỗ trợ được nhiều hơn, đáp ứng nhu cầu đa dạng của các nhà đầu tư, chuyển dần từ ưu đãi về lãi suất sang ưu đãi về điều kiện được hỗ trợ, mức hỗ trợ, thời hạn hỗ trợ…
Từng bước nâng cao tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm của tổ chức thực hiện( Ngân hàng phát triển) và đa dạng hóa các hoạt động nghiệp vụ để tổ chức này phát huy tốt vai trò là công cụ của chính phủ để thực hiện chính sách hỗ trợ đầu tư và hỗ trợ xuất khẩu theo chiến lược phát triển kinh tế xã hội của đất nước trong từng thời kỳ.
2: Định hướng cho hoạt động tín dụng ĐTPT đến năm 2010
2.1 Tiếp tục hỗ trợ các dự án đầu tư( cho vay đầu tư, bảo lãnh tín dụng, hỗ trợ sau đầu tư) và các khoản vay hỗ trợ xuất khẩu chuyển tiếp. Riêng đối với các khoản vay hỗ trợ xuất khẩu được điều chỉnh phù hợp với cam kết hội nhập.
2.2 Đối với các khoản hỗ trợ mới được thực hiện như sau * Cho vay đầu tư
Tiếp tục cho vay các dự án phát triển các ngành sản phẩm( trợ cấp đèn vàng) theo mục tiêu ưu tiên của chính phủ với mức hỗ trợ nằm trong giới hạn cho phép:
Đầu tư phát triển những ngành sản phẩm công nghiệp trọng điểm. Công nghiệp chế biến
Một số dự án trọng điểm quốc gia có quy mô đầu tư lớn.
Đẩy mạnh cho vay đầu tư các dự án được phép hỗ trợ lâu dài( trợ cấp đèn xanh) Xây dựng cơ sở hạ tầng kinh tế xã hội
Phát triển các ngành nghề mới Phát triển nông nghiệp, nông thôn Phát triển các vùng miền khó khăn Xã hội hóa y tế và giáo dục
+ Về cơ chế cho vay
Lãi suất được điều chỉnh theo hướng tiếp cận với lãi suất thị trường Mức vốn cho vay tối đa từ 50%-70% tổng số vốn đầu tư của dự án
Thời hạn cho vay phù hợp với thời hạn hoàn vốn của từng loại hình dự án
Có cơ chế phù hợp và bình đẳng giữa các thành phần kinh tế về bảo đảm tiền vay xử lý rủi ro, dự phòng rủi ro.
* Cho vay lại vốn ODA
Tiếp tục thực hiện quản lý, cho vay, thu hồi nợ các dự án ODA cho vay lại theo ủy quyền của Bộ tài chính; mở rộng hình thức quản lý, cho vay lại vốn ODA theo nguyên tắc nâng cao trách nhiệm và quyền hạn của tổ chức thực hiện trong việc thẩm định, quyết định cho vay, thu hồi nợ.
Đảm bảo đủ nguồn vốn đối ứng theo tiến độ đối với các dự án sử dụng vốn ODA.
* Cho vay hỗ trợ xuất khẩu
+ Tập trung hỗ trợ để thúc đẩy xuất khẩu các mặt hàng thuộc lĩnh vực ưu tiên phù hợp với lộ trình hội nhập
Các mặt hàng thủ công mỹ nghệ
Các sản phẩm ngành nghề truyền thống
Với các mặt hàng nông sản xuất khẩu mà Việt Nam đang có lợi thế tiếp tục hỗ trợ cho đến khi bị xóa bỏ theo lộ trình hội nhập
+ Cơ chế cho vay
Trong thời hạn được phép duy trì trợ cấp lãi suất cho vay ở khoảng mức 80% lãi suất thị trường; sau thời hạn này sẽ cho vay theo lãi suất thị trường
Điều kiện cho vay bình đẳng giữa các thành phần kinh tế Từng bước đa dạng hóa các hình thức hỗ trợ
* Hỗ trợ sau đầu tư
Mức hỗ trợ và thời hạn hỗ trợ được điều chỉnh phù hợp với từng loại hình dự án và địa điểm đầu tư nhằm khuyến khích các nhà đầu tư mạnh dạn đầu tư vào các ngành nghề, các vùng miền khó khăn
* Bảo lãnh tín dụng đầu tư
Tiếp tục đẩy mạnh đối với các loại hình dự án cần khuyến khích đầu tư theo chủ trương của Chính phủ
* Chính sách huy động, quản lý và sử dụng vốn
Coi nguồn vốn huy đông từ thị trường thông qua hình thức phát hành trái phiếu là nguồn vốn mang tính chiến lược vì đây là nguồn tài chính dài hạn, ổn định.Do đó cần đổi mới cơ chế huy động sử dụng vốn theo hướng
+ Đa dạng hóa hình thức, đối tượng và loại tiền huy động + Lãi suất huy động phù hợp với diễn biến thị trường
+ Tăng cường huy động từ nguồn đi vay của Công ty dịch vụ tiết kiệm bưu điện, Bảo hiểm xã hội Việt Nam vì đây là các nguồn vốn huy động được lớn, ổn định.
Có cơ chế tăng nguồn thu để giảm dần cấp phí hoạt động từ NSNN và tiến tới tự bù đắp chi phí hoạt động bằng cách đa dạng hóa, nâng cao năng lực hoạt động nghiệp vụ và tiết kiệm chi phí.
Thực hiện cơ chế lãi suất cho vay theo lộ trình tiếp cận với thị trường để giảm dần số cấp bù chênh lệch lãi suất.