CHƯƠNG 5: CÁC HỆ THỐNG ĐO LƯỜNG XA THÍCH NGHI 5.1 Đặt vấn đề:

Một phần của tài liệu Giáo trình Đo lường và Điều khiển xa docx (Trang 40 - 41)

( max min mi n)

CHƯƠNG 5: CÁC HỆ THỐNG ĐO LƯỜNG XA THÍCH NGHI 5.1 Đặt vấn đề:

5.1. Đặt vấn đề:

Trong 3 hệ thống đo xa đã xét, việc truyền thông tin đo lường theo một chương trình cốđịnh.

Việc rời rạc hóa theo thời gian và lượng tử hóa theo mức được tiến hành cũng theo chương trình cốđịnh ấy.

Điều này dẫn đến dư thừa thông tin đo.

Ví dụ : một đại lượng đo x( )t nếu ta truyền đi các đại lượng đo cách đều nhau nhau một khoảng ∆t→đó là nguyên nhân phát sinh các thông tin dư.

Việc truyền thông tin dư sẽ gây ra: Làm tăng dải tần của kênh.

Làm tăng thời gian xử lý thông tin trên máy tính. Làm tăng công suất tiêu hao của khâu phát.

Tăng khối lượng thiết bị của khâu phát →tăng gíá thành, giảm độ tin cậy… Theo các tài liệu thống kê cho thấy: 90% chi phí cho HT đo xa là do thông tin dư.

Vì thế vấn đề giảm thông tin dư là cần thiết.

Với sự phát triển của các HT đo xa: các tín hiệu qua sensor được lần lượt đưa vào hệ thống. Để thay đổi chếđộ làm việc của các HT đo xa cần chú ý đến thứ tựđưa tín hiệu vào hệ thống, bước rời rạc hóa, mức lượng tử hóa, việc đánh số các sensor có thể thay đổi theo lệnh hay theo một chương trình được nhớ trong HT.

HTđo xa thích nghi thực hiện việc tự động thay đổi chương trình , tùy thuộc vào việc thay đổi thời gian của tín hiệu đo.

Việc thích nghi có thể tiến hành bằng cách:

1) loại trừ các thông tin dư bằng kiểu rời rạc hóa thích nghi. 2) thay đổi mức lượng tử hóa đại lượng đo.

Cách thứ nhất cho phép giảm được thông tin dư. Do đó ta nghiên cứu HT này.

Một phần của tài liệu Giáo trình Đo lường và Điều khiển xa docx (Trang 40 - 41)