CHƯƠNG II THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN CỦA NGÀNH SỮA VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2000-2008
2. Quy mô , năng lực sản xuất ngành sữa 1.Quy mô nguồn nguyên liệu tăng
Nguồn nguyên liệu là một vấn đề cần thiết, luôn được đầu tư chú trọng trong ngành công nghiệp sữa Việt Nam. Nước ta có điều kiện thuận lợi để phát triển chăn nuôi bò sữa, để đảm bảo một nguồn nguyên liệu không phải nhập từ bên ngoài cho ngành sữa nhưng hiện nay, tuy đã có sự gia tăng nguồn nguyên liệu dù sự gia tăng này chưa cân xứng với lợi thế sẵn có nước ta.
Bảng 5 Tổng đàn bò, sản lượng sữa cả nước và các tỉnh có nhiều bò sữa
Tỉnh/thành phố 1990 1995 2000 2002 2004 2006 2008
Tổng đàn (con) 1.000 18.700 35.000 55.848 95.794 113.215 107.983 Tổng lượng sữa
hàng hoá
(tấn/năm)
12.000 17.000 51.400 78.400 151.300 215.940 262.160
Miền Bắc (con) 8.216 24.151 23.335 18.455
Miền Nam (con) 47.632 71.643 89.880 89.528
Tỉnh có nhiều bò sữa (con)
TP. Hồ Chí Minh 8.330 10.420 25.089 36.547 49.190 67.537 69.531
Long An 113 138 877 2.080 3.822 5.765 5.157
Sơn La 3.540 4.496
Bình Dương 200 256 1.820 2.200 3.983 3.112
Hà Tây 2.988 3.981 3.567
Hà Nội 3.199 3.322
Nguồn: Cục Chăn nuôi 2007
Sau 2004 tốc độ tăng đàn chậm do ảnh hưởng của quá trình chuyển đổi từ chăn nuôi nhỏ lẻ phân tán sang chăn nuôi quy mô lớn hơn và tập trung hơn, đồng thời với việc tăng cường chọn lọc, loại thải những bò chất lượng kém do tốc độ phát triển quá nóng của giai đoạn trước. Năng suất và chất lượng đàn bò sữa không ngừng được cải thiện. Cuối 2006, tổng đàn bò sữa cả nước trên 113,2 ngàn con, bò thuần HF chiếm 15% tổng đàn, số còn lại là bò lai HF với tỷ lệ máu khác nhau. Tổng sản lượng sữa hàng hoá đạt gần 216 ngàn tấn.
Năm 2008, tổng đàn bò sữa giảm còn 107,98 ngàn con nhưng tổng sản lượng sữa hàng hoá 262,16 ngàn tấn (Tổng cục thống kê, 2008). Năng suất sữa
(kg/chu kì 305 ngày) trung bình cả bò lai và bò thuần HF năm 2008 ước đạt trên dưới 4000kg/chu kì, cao gần gấp hai lần so với năm 1990. Năng suất này vẫn còn thấp hơn nhiều so với Đài Loan (7160kg). Như vậy, có thể thấy Số lượng bò sữa Việt Nam tăng từ 35ngàn con năm 2000 lên 113 ngàn con năm 2006 , đạt tốc độ tăng đàn bình quân 25%/năm trong 3 năm từ 2005 đến 2008 thì lượng bò sữa đã tăng hơn 0,4%/năm. Chất lượng đàn bò lai hướng sữa HF được cải thiện, năng suất sữa trung bình tăng từ 3,10 tấn năm 2000 lên 3,93 tấn/ chu kỳ năm 2006. Nguồn nguyên liệu này mới chỉ đáp ứng được 20%
nhu cầu cho ngành sữa, chúng ta vẫn phải nhập khẩu hơn 80% nên vẫn rất cần nhiều chính sách tác động cũng như ưu đãi phát triển nguồn bò sữa và khuyến khích người nông dân nhằm mở rộng quy mô nguồn nguyên liệu hơn nữa.
2.2.Quy mô số lượng nhà máy
Trước năm 1990, Việt Nam chỉ có một số ít nhà máy chế biến sữa do nhà nước quản lí. Từ năm 1990-2005 cùng với sự tăng trưởng đàn bò sữa, công nghiệp chế biến sữa đã được đầu tư cả về số lượng nhà máy và công nghệ hiện đại. Tính đến năm 2005 đã có 8 Công ty đầu tư vào ngành sữa như Nestle; Dutch Lady; Nuti Food; Lothamilk; Vixumilk; F&N; Hanoimilk; Bình Định, với tổng cộng 17 nhà máy chế biến sữa. Từ năm 2006 đến 2007 có thêm một số công ty mới như công ty sữa Elovi (Thái Nguyên), Quốc tế (Hà Tây cũ), Việt Mỹ (Hưng Yên), Milas (Thanh Hoá), Nghệ An… nâng tổng số lên 22 nhà máy chế biến sữa trên cả nước. Trong số đó, công ty cổ phần sữa Việt nam Vinamilk là lớn nhất với 9 nhà máy với tổng công suất quy ra sữa tươi trên 1,2 tỷ lít/năm (Bảng 2
Năm 2007 công ty Vinamilk thu mua 114 ngàn tấn, Dutch Lady 38 ngàn tấn, Mộc Châu 10 ngàn tấn trong tổng số 234,4 ngàn tấn sữa tươi sản xuất trong nước.
Bảng 6 .Thống kê các nhà máy sản xuất sữa tại Việt Nam
Chỉ tiêu 2004 2005 2006 2007 Công ty Vinamilk
Số lượng nhà máy 7 8 8 9
Tổng công suất quy ra sữa tươi (1000 lít/năm)
736.76 9
823.99 1
1.106.76 8
1.218.315 Tính riêng công suất sữa tươi
(1000 lít/năm)
174.04 9
190.27 5
235.616 290.172 Các Cty khác *
Số lượng nhà máy (90% sản xuất sữa tươi)
8 9 11 13
Nguồn: Báo cáo của Công ty Cổ phần sữa Việt Nam Vinamilk, 8-2008
2.3.Năng lực sản xuất
Tổng doanh thu sản phẩm sữa năm 2003 cả nước đạt 603 triệu USD tăng lên 980USD vào năm 2007. Tăng trưởng trung bình hàng năm 12,9%. Trong đó doanh số sản phẩm sữa nước đạt 684 triệu USD, chiếm 69,75% tổng doanh số sản phẩm sữa. Hiện năng lực sản xuất toàn ngành năm 2005 đạt khoảng 547,3 triệu lít/năm (quy sữa đã chế biến) và đến năm 2007, tổng sản phẩm sữa toàn quốc quy ra sữa tươi đạt trên 1,056 tỷ lít, mức tiêu dùng sản phẩm sữa bình quân đầu người ước đạt 12,36 lít/năm, so với 35 lít của trung bình châu Á (nguồn Euromonitor International, trích lại của Vinamilk, 2008). Sản lượng sữa sản xuất trong nước hiện mới đáp ứng được 22% nhu cầu sữa tiêu dùng trong nước.
Tổng sản lượng sữa trong nước tăng từ 52 ngàn tấn năm 2000 lên 216 ngàn tấn năm 2006 và hiện nay là 234 ngàn tấn, tốc độ tăng bình quân 30%/năm, đáp ứng nhu cầu sữa tươi tiêu dùng trong nước từ 7% lên 22%
nhưng đã giảm mức nhập khẩu sản phẩm sữa hàng năm từ 90% xuống 78%.
Cả nước có 19.639 hộ gia đình chăn nuôi bò sữa thu hút việc làm cho khoảng 50.000 lao động trưc tiếp và hàng ngàn lao động dịch vụ.
Trong số các cơ sở sản xuất sữa Việt Nam thì năng lực sản xuất của Vinamilk chiếm tới 80% tới tổng năng lực sản xuất của toàn ngành; tiếp theo là Công ty Dutch Lady Việt Nam và Nestle Việt Nam…là những cơ sở có thiết bị công nghệ tiến tiến, thương hiệu có uy tín trên thị trường Việt Nam và có nhiều khả năng phát triển trong tương lai.
Bảng 8 : Năng lực sản xuất hàng năm phân theo ngành
Đơn vị Vinamilk Dutch Lady Cộng
Sữa đặc có đường
Triệu hộp 270 75 335
Sữa tươi Triệu lít 65,1 11,8 81,9
Bột sữa, bột dinh dưỡng
Tấn 9.500 1.500 11.000
Sữa chua Triệu lít 21,6 0,75 20,75
Nguồn : Bộ Công Nghiệp 2.4. Giá trị xuất nhập khẩu
Hàng năm Việt Nam đang nhập một lượng lớn sữa (chủ yếu là sữa bột) để đáp ứng nhu cầu chế biến và tiêu thụ trong nước. Năm 2000 giá trị sữa nhập đạt 140,9 triệu USD, năm 2008 tăng lên 535 triệu USD. Trong khi giá trị sữa xuất khẩu giảm, chỉ đạt 76 triệu USD. Nhập siêu sản phẩm sữa năm 2008 là 459 triệu USD (Bảng 3).
Bảng 9. Gía trị xuất nhập khẩu sữa và các sản phẩm sữa giai đoạn 2000-2008 (triệu USD)
Chỉ tiêu 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2007 2008
Xuất khẩu 80,4 191,5 85,9 67,2 34,3 89,6 35,0 76,0 Nhập khẩu 140,9 246,7 133,2 170,8 201,2 311,2 462,0 535,0 Tỷ lệ xuất/
nhập (%)
57,06 77,62 64,49 39,34 17,05 28,79 7,57 14,20 Nguồn: Cục Chăn nuôi, 2006, T ổng cục thống kê 2009.
Dựa vào bảng thống kê trên chúng ta có thể nhận thấy giá trị xuất khẩu sản phẩm sữa còn thấp, chưa khai thác hết tiềm năng vốn có của nước ta trong khi nhập khẩu vẫn còn với số lượng rất lớn qua các năm.Hiện nay, công ty Vinamilk là doanh nghiệp có lượng xuất khẩu lớn nhất nhưng vẫn với số lượng khá khiêm tốn sang các thị trường chủ yếu như Trung Đông, một phần Irac, Trung Quốc…Còn các doanh nghiệp khác hầu như chỉ đi vào khai thác thị trường nội địa, không có sản phẩm xuất khẩu.
Bảng 10 : Lượng hàng xuất khẩu của Vinamilk
Sản phẩm Năm 2003 Năm 2003 Năm 2005
Sữa bột ( tấn) 31.600 32.200 32.900
Sữa đặc có đường ( ngàn hộp)
1.250 1.400 1.500
Nguồn : Công ty cổ phần sữa Vinamilk 3. Cơ cấu ngành sữa
Cơ cấu sản phẩm ngành sữa ngày càng đa dạng, phong phú, đáp ứng đủ mọi nhu cầu của từng đối tượng cũng như từng độ tuổi khác nhau.Nếu như, trước đây các sản phẩm từ sữa xuất hiện ít chủng loại như sữa đặc có đường( từ năm 1975-1988), có thêm sản phẩm sữa bột các loại kể từ năm 1989 rồi đến tận năm 1981 mới xuất hiện thêm sữa tươi các loại, năm 2005 ra đời thêm sản phẩm sữa chua thì nay danh mục sản phẩm đã rất đa dạng với hơn 90 chủng loại sản phẩm. Từ các dòng sản phẩm nhắm đến một số khách hàng mục tiêu chuyên biệt như trẻ nhỏ, người lớn và người già cùng với các sản phẩm dành cho hộ gia đình và các cở sở kinh doanh như quán café.
Nhiều năm vừa qua, tỷ trọng sản phẩm sữa đặc có đường, sữa bột luôn chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu sản phẩm : sữa bột thị phần giá trị chiếm tới 47%, sữa tươi (23%), sữa đặc (7%), người tiêu dùng ngày càng thu hẹp chi tiêu vào những sản phẩm căn bản, thiết yếu.
Đồ thị 1 : Cơ cấu sản phẩm ngành sữa năm 2008
Trong đó, nhóm sữa đặc thì : Vinamilk chiếm 79%; Dutch Lady chiếm 21%. Nhóm sữa nước : Dutch Lady chiếm 37%; Vinamilk chiếm 35%. Và ở nhóm sữa bột có Dutch Lady chiếm 20%; Abbott và Vinamilk cùng chiếm 16%; Mead Johnson là 15%; Nestle 10%.
4. Thị trường của ngành sữa
Sữa và các sản phẩm từ sữa đã gần gũi hơn với người dân, nếu trước những năm 90 chỉ có 1-2 nhà sản xuất, phân phối sữa, chủ yếu là sữa đặc và sữa bột ( nhập ngoại), hiện nay thị trường sữa Việt Nam đã có gần 20 hãng nội địa và rất nhiều doanh nghiệp phân phối sữa chia nhau một thị trường tiềm năng với 80 triệu dân. Lượng tiêu thụ sữa Việt Nam liên tục tăng mạnh
với mức từ 15-20% năm, theo đó trong những năm tới thị trường sữa trong nước sẽ tăng từ 5% đến 10%. Dự báo đến năm 2010 mức tiêu thụ sữa tại thị trường sẽ tăng gấp đôi và tiếp tục tăng gấp đôi vào năm 2020.
Có thể nói, thị trường sữa Việt Nam là thị trường “mơ ước” của các nhà kinh doanh sữa, với tốc độ tăng trưởng trung bình 18 - 20%/năm, riêng năm 2005 là 22% với tổng doanh thu khoảng 13.000 tỉ đồng. Sữa và sản phẩm từ sữa những năm qua của các Công ty sữa Việt Nam có thị trường tiêu thụ rất thuận lợi không chỉ trong nước mà còn xuất khẩu ra nước ngoài, từng bước khẳng định thương hiệu sữa của Việt Nam tại các thị trường tiềm năng như Irac, Trung Quốc, Cu ba, Myanma…
Hiện nay, một thực tế đang diễn ra tại thị trường sữa Việt Nam là trong khi sữa nội chiếm 30% thị phần thì sữa ngoài chiếm tơi 70% thị trường sữa. Điều này được lý giải bởi nguyên nhân do giá sữa Việt Nam thường cao hơn gấp 2-3 lần giá sữa các nước trong khu vực và bởi mức tiêu thụ sữa người dân Việt Nam còn thấp. . Thị trường hiện có khoảng 370 loại sữa ngoại nhập, chiếm hơn 65% thị phần, được cơ quan chức năng cấp giấy công bố tiêu chuẩn sản phẩm. Số liệu điều tra của một doanh nghiệp cho thấy, mỗi năm Việt Nam đã chi khoảng 11.700 tỷ đồng để nhập sữa các loại .Cũng theo số liệu về thị trường của Vinamilk, thị trường sữa bột Việt Nam năm 2008 có quy mô khoảng 8.000 tỉ đồng, nhưng trong đó 7.000 tỉ đã thuộc về các nhãn hiệu ngoại nhập và công ty nước ngoài, trong 20% thị phần ít ỏi còn lại, Vinamilk chiếm 15%, các nhà sản xuất sữa khác của Việt Nam chiếm 5%.
Chiếm miếng bánh lớn, tăng trưởng của sữa nhập cao cấp cũng khá tốt. Trong năm 2008, Abbott tăng trưởng khoảng 12 – 13% so với 2007, trong khi các hãng sữa Việt Nam đạt tốc độ tăng trưởng vào khoảng 5 – 7%.Như vậy, hiện nay chúng ta cần có chính sách và giải pháp nhằm khuyến khích nhà sản xuất
trong nước nhằm gia tăng lượng tiêu thụ các sản phẩm sữa nội, góp phần thúc đẩy các doanh nghiệp sản xuất trong nước phát triển.
5. Trình độ công nghệ
Trước đây các nhà máy sản xuất sữa đều gặp phải hạn chế khi có công nghệ lạc hậu, thiết bị cũ kỹ, thiếu đồng bộ, sản phẩm sản xuất ra chất lượng thấp.Tuy nhiên , hiện nay đặc biệt là từ khi tham gia vào hội nhập, ngành công nghiệp chế biến sữa đã chú trọng đến việc đổi mới máy móc thiết bị, không ngừng tiếp nhận những kỹ thuật mới từ các nước khác nhằm đưa ngành sữa ngày càng phát triển.Phần lớn công nghệ và thiết bị chế biến sữa của các công ty lớn ở Việt Nam đều nhập từ các nước có nền công nghiệp chế biến sữa tiên tiến như Thuỵ Điển, Đan Mạch, Hà Lan, Mỹ, Đức, Italia, Thuỵ Sỹ, Pháp... Có thể nói ngành sữa Việt Nam đă tiếp cận tới trình độ của thế giới cả về công nghệ, trang thiết bị; đă áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn quốc tế ISO 9001:2000
Đến nay tất cả các nhà máy trong ngành sữa thuộc công ty sữa Việt Nam ( Vinamilk) quản lý đều có quy trình công nghệ tiên tiến đạt trình độ công nghệ quốc tế, liên tục thay thế bổ sung những phụ tùng thiết bị cho dây chuyền sản xuất cũng như nhập các thiết bị , dây chuyền hiện đại như dây chuyền sản phẩm sữa hội của APV( Đan Mạch, Đức), dây chuyền sữa chua của Ý, thiết bị đóng gói của Tetrapak( Thụy Điển), thiết bị nắp dễ mở của Mỹ, các máy hàn thân lon tiên tiến của Thụy Sĩ…