CHƯƠNG III ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN NGÀNH SỮA VIỆT NAM THỜI KỲ HẬU WTO
2.1. Quy hoạch phát triển bò sữa
Quy hoạch vùng nuôi bò sữa khép kín :từ tổ chức chăn nuôi đến thu mua, chế biến sữa ở các địa bàn có điều kiện thuận lợi nhằm phát huy tiềm năng đất đai, lao động, khí hậu theo hướng sau :
- Các vùng chăn nuôi bò lai : Tạo ra bò sữa lai50%; 75% và 87,5%
máu bò ngoại HF :
+ Miền Bắc : Các huyện ngoại thành Hà Nội, Bắc Ninh, Vĩnh Phúc, Hòa Bình, Phú Thọ,Bắc Giang, Ninh Bình, Thanh Hóa, Nghệ An…
+Các tỉnh duyên hải Miền Trung : Phát triển đàn bò sữa ra các huyện trung du thuộc Bình Định, Đã Nẵng, Quảng Ngãi,Quảng Nam, Phú Yên, Khánh Hòa…
+ Miền Nam : Các huyện ngoại thành thành phố HCM,các tỉnh Bình Dương, Bình Phước , Đồng Nai, Tây Ninh, Long An, Cần Thơ…
- Các vùng chăn nuôi bò sữa Hà Lan thuần hoặc bò lai có tỷ lệ máu Hà Lan cao ( trên 87,5%)
Bao gồm : Mộc Châu ( Sơn La), Tuyên Quang, Đà Lạt và một số vùng khác.
Dự kiến đàn bò sữa năm 2010 như sau:
Đơn vị: con Vùng
Tỉnh, thành phố
2010 Tổng
đàn bò
Bò vắt sữa
1 4 5
I. Đông Nam Bộ 78.591 35.365
Lâm Đồng 7.385 3.300
1 4 5
II. Tây Nam Bộ 26.011 11.696 III. Nam Trung Bộ 32.270 14.508 IV. Bắc Trung Bộ 39.500
(20.500)
17.775 (9.225) V. Đồng bằng Bắc Bộ 49.100 22.095 VI.Vùng núi phía Bắc 38.382 17.270 Tổng cộng: 252.239 113.459
Năm 2005 cần 128 trạm thu mua sữa, năm 2010 cần 254 trạm. Tổng vốn đầu tư cho các trạm thu mua là 152,8 tỷ đồng.
Diện tích đất trồng cỏ năm 2005 là 15.600 ha, năm 2010 là 30.200 ha.
2.2. Về nâng cao giống bò sữa :
- Nhân nhanh đàn bò sữa trong nước theo công nghệ tạo bò sữa lai F1, F2, F3…với 50%; 75%; 87,5% … máu bò HF trở lên.Sử dụng tinh bò HF để thụ tinh nhân tạo cho bò cái nền Laisind đủ tiêu chuẩn để tạo bò sữa lai F1 HF, tiếp tục sử dụng tinh bò HF để phối cấp tiến với các con lai để tạo bò lai F2,F3.
- Tiếp tục thực hiện chương trình cải tạo đàn bò Việt Nam bằng tinh bò đực Zêbu, tạo ra nhiều bò cái lai Zêbu làm nền cho chương trình phát triển bò sữa.
- Chọn lọc những bò sữa tốt để làm giống và sản xuất sữa, loại bỏ những bò không đủ tiêu chuẩn giống như năng suất sữa thấp, khả năng sinh sản kém, sức khỏe không đảm bảo.
- Áp dụng các tiến bộ kỹ thuật trong công tác giống : + Nhập nguồn gen mới;
+ Nhập một số bò đực giống Hà Lan cao sản thuần chủng đã kiểm tra năng suất cá thể từ nước ngoài.
2.3. Về phát triển vùng chăn nuôi bò sữa
Xây dựng và phát triển mối quan hệ giữa Nhà nông, Nhà doanh nghiệp, Nhà nước và Nhà khoa học trên cơ sở bảo đảm lợi ích và trách nhiệm của các chủ thể thông qua hợp đồng kinh tế dài hạn.
Rà soát quỹ đất hiện có, dành một phần đất phù hợp để hướng dẫn nông dân phát triển đồng cỏ phục vụ chăn nuôi bò sữa.
Tạo quỹ hỗ trợ phát triển vùng nguyên liệu bằng việc trích tỷ lệ 2-5%
trên giá trị nguyên liệu nhập khẩu để sản xuất sữa vào chi phí sản xuất . 2.4.Giải pháp khác :
- Tạo dựng mối liên kết giữa người chăn nuôi bò sữa với nhà sản xuất chế biến sữa để cùng đầu tư cho một quy trình nuôi bò công nghiệp quy mô, để chia sẻ chi phí , hạ giá thành thức ăn chăn nuôi và mở
thêm nguồn thu nhập phụ từ trồng cỏ, vỗ béo bò thịt, và các dịch vụ khác.
- Hỗ trợ vốn để phát triển các trạm thu mua sữa. Đầu tư mua sắm các bồn trữ lạnh cho các trạm thu mua, các thiết bị kiểm tra chất lượng sữa thu gom để có thể thu mua được hầu hết lượng sữa tươi trong sản xuất, nâng cao chất lượng sữa.
- Cần đánh thuế cao đối với sữa bột nhập vào, có thể gắn quyền lợi nhập sữa bột rẻ với nghĩa vụ nộp thuế cao và nghĩa vụ mua sữa tươi của nông dân với giá cao.
3. Giải pháp về thị trường
Hiện nay, sức mua của thị trường sữa Việt Nam vẫn còn thấp so với các nước trên Thế giới nhung tiềm năng thị trường nội địa tới với các sản phẩm của ngành sữa được dự báo là sẽ rất rộng.Tuy nhiện, từ nay đến năm 2010, Việt Nam phải hội nhập vào AFTA, WTO, bảo hộ của Chính phủ đối với ngành sữa hầu như phải cắt giảm hết nên ngành sữa phải cạnh tranh gay gắt với các sản phẩm sữa ngoại nhập. Việc có còn chiếm lĩnh được một thị phần cao nữa hay không là hoàn toàn phụ thuộc vào ngành sữa trong việc nghiên cứu xác định những giải pháp kịp thời và thích hợp. Các doanh nghiệp thực hiện đăng ký nhãn hiệu, mẫu mã và chất lượng sản phẩm theo quy định.
Tăng cường tuyờn truyền để nhõn dõn hiểu rừ lợi ớch của việc sử dụng sữa trong việc nâng cao sức khỏe, tăng cường thể chất. Duy trì và cải tạo giống nòi. Thực hiện các chương trình về sữa học đường.
Phối hợp với Bộ Thương mại và các tham tán thương mại Việt Nam ở nước ngoài giúp cung cấp thông tin, xúc tiến mở rộng thị trường xuất khẩu các sản phẩm sữa.
3.1.Đối với thị trường trong nước
- Tổ chức nghiên cứu tìm hiểu những nhu cầu mong muốn của khách hàng đối với những sản phẩm của ngành, từ đó cho ra đời những sản phẩm phù hợp với thị hiếu , sở thích của từng đối tượng khách hàng.
- Tích cực tham gia các hội chợ triển lãm các sản phẩm trong nước để giới thiệu sản phẩm.Tăng cường khuếch trương, quảng cáo sản phẩm trên các phương tiện thông tin đại chúng.
- Chú trọng đến việc duy trì và phát triển các kênh phân phối.Củng cố các đại lý sữa đã có, tăng cường kiểm soát, mở rộng mạng lưới phân phối, thực hiện phương thức bán lẻ đến tận phường , xã trên cả nước.
- Đa dạng hóa sản phẩm kết hợp với việc cải tiến bao bì, mẫu mã, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, hấp dẫn thị hiếu người tiêu dùng, bảo vệ môi trường sinh thái.
- Xây dựng chính sách ‘’ Sữa học đường’’. Mục tiêu của chính sách là đưa sữa vào các trường học, khuyến khích học sinh, sinh viên uống sữa để nâng cao thể lực, trí tuệ, tạo thói quen uống sữa ngay từ bé, đồng thời dần dần mở rộng thị trường tiêu thụ.
Sản phẩm chất lượng tốt, mẫu mã đa dạng phù hợp với sở thích và khả năng thanh toán của thị trường sẽ là các yếu tố làm tăng sức mua của thị trường và khả năng chiếm lĩnh thị trường của ngành công nghiệp chế biến sữa cả hiện tại và trong tương lai.
3.2. Đối với thị trường ngoài nước
Mấy năm trở lại đây, ngành công nghiệp chế biến sữa Việt Nam đã tìm được thị trường xuất khẩu sang một số nước khác như Irac, các nước SNG.Thị trường nước ngoài còn rất hạn chế, chủ yếu tập trung ở các nước có đời sống còn thấp. Các thị trường khác như Anh, Mỹ, Pháp… rất khó thâm nhập vì yêu cầu về chất lượng srn phẩm rất khắt khe.
- Tăng uy tín của sản phẩm trên thị trường ngoài nước từ mẫu mã kiểu cách đến chất lượng sản phẩm.
- Luôn tiếp cận các thông tin về ngành sữa trên thị trường thế giới để tìm hiểu nhu cầu, sở thích cũng như những xu hướng biến động, từ đó có hướng phân đoạn thị trường thích hợp, lựa chọn và khai thác thị trường tiềm năng cũng như đối phó được với những biến động có thể xảy ra.
- Tăng cường các mối quan hệ quốc tế ngành nói chung và các đơn vị trong ngành nói riêng.Tích cực tìm kiếm thị trường tiêu thụ quốc tế thông qua các chuyến thăm viếng cấp chính phủ, các chuyến du lịch hay là các chuyến khảo sát, thu thập các thông tin về những quy định hạn ngạch nhập khẩu, thuế, phí buôn bán, các thủ tục và chính sách khác của thị trường, quốc tế, tìm hiểu sở thích, tập quán, thị hiếu tiêu dùng để mở rộng khả năng xuất khẩu.
4.Về nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ
Khuyến khích các doanh nghiệp nghiên cứu sản phẩm mới, áp dụng công nghệ mới, đặc biệt nghiên cứu sử dụng nguyên liệu trong nước thay thế nhập khẩu.
Tăng cường hoạt động của các cơ quan nghiên cứu khoa học xây dựng mối liên kết bền vững giữa nghiên cứu và ứng dụng khoa học trong sản xuất kinh doanh.
Tiếp tục đầu tư, nâng cấp các cơ sở nghiên cứu khoa học và đào tạo để nâng cao chất lượng nghiên cứu từ giống, kỹ thuật chăn nuôi, thú y, thức ăn và chuyển giao tiến bộ kỹ thuật cho người chăn nuôi.
5. Về phát triển vùng chăn nuôi bò sữa
Xây dựng và phát triển mối quan hệ giữa Nhà nông, Nhà doanh nghiệp, Nhà nước và Nhà khoa học trên cơ sở bảo đảm lợi ích và trách nhiệm của các chủ thể thông qua hợp đồng kinh tế dài hạn.
Rà soát quỹ đất hiện có, dành một phần đất phù hợp để hướng dẫn nông dân phát triển đồng cỏ phục vụ chăn nuôi bò sữa.
Tạo quỹ hỗ trợ phát triển vùng nguyên liệu bằng việc trích tỷ lệ 2-5%
trên giá trị nguyên liệu nhập khẩu để sản xuất sữa vào chi phí sản xuất