5 68.90 Nguồn : Phòng kế toán công ty Quang Minh
2.2.3. Thực trạng hiệu quả sử dụng vốn lưu động của công ty.
2.2.3.1.Nguồn vốn lưu động của công ty TNHH Thiết Bị Điện Quang Minh Công ty TNHH Thiết Bị Điện Quang Minh có tổng số vốn sản xuất kinh doanh năm 2008 là 8.494.726.721 đồng.( Phòng kinh doanh Công ty).
Trong đó:
- Vốn lưu động và đầu tư ngắn hạn: 4.458.881.710 đồng.. - Vốn cố định và đầu tư dài hạn: 4.035.845.011 đồng..
Như vậy Vốn lưu động của công ty chiếm 52.49 % tổng vốn, vốn cố định chiếm 47.51 %. Nhu cầu Vốn lưu động của Công ty là khá lớn và để đảm bảo cho nhu cầu sản xuất kinh doanh của mình, công ty vay ngắn hạn số tiền là 658.129.412 đồng, chiếm 14.76 % tổng Vốn lưu động.
Căn cứ vào thời gian huy động vốn thì nguồn vốn Vốn lưu động được chia thành:
- Nguồn vốn tạm thời
- Nguồn vốn thường xuyên. Trong đó:
Nguồn Vốn lưu động thường xuyên = Vốn lưu động – Nợ ngắn hạn = 3.800.752.298 đồng.
Cụ thể nguồn Vốn lưu động của công ty được sắp xếp bằng số liệu của bảng sau: Bảng 7 : Nguồn Vốn lưu động. ĐVT: đồng. Chỉ tiêu Số tiền Tỷ trọng (%) I. Vốn lưu động. 4.458.881.710 100,00
II. Nguồn VLĐ thường xuyên. 3.800.752.298 100,00
1. Nợ ngắn hạn. 658.129.412 17.32
2. Nguồn VLĐ tạm thời. 3.142.622.886 82.68
Nguồn : Báo cáo tài chính năm 2008. Theo số liệu tính toán ở trên cho thấy, hầu hết Vốn lưu động thường xuyên của công ty là nợ ngắn hạn, chiếm 17.32% tổng số Vốn lưu động được huy động vào sản xuất kinh doanh. Nếu xem xét tính ổn định của nhu cầu thì 17.32% nguồn Vốn lưu động có tính chất tạm thời và 82.68% được đảm bảo bằng nguồn Vốn lưu động thường xuyên, ổn định.
Vốn lưu động thường xuyên cần thiết của công ty được tài trợ bằng nguồn vốn dài hạn và Vốn lưu động tạm thời được tài trợ bằng nguồn vốn ngắn hạn. Quy mô này cho ta thấy ưu điểm là xác lập được sự cân bằng về thời hạn sử dụng vốn và nguồn vốn, vì vậy có thể hạn chế chi phí sử dụng vốn phát sinh thêm của công ty. Ngoài ra, mô hình này cũng phù hợp với đặc điểm sản xuất kinh doanh của công ty . Để tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh, các doanh nghiệp đi vay nợ là việc không tránh khỏi. Công ty TNHH thiết bị điện Quang Minh cũng vậy, để đáp ứng nhu cầu vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh của mình công ty cũng phải huy động từ nhiều nguồn khác nhau. Ngày 31/12/2008 nguồn VLĐ tạm thời của công ty là
3.142.622.886 đồng đây là nguồn Vốn lưu động chủ yếu của công ty nên cần phải quan tâm xem nó bao gồm các khoản nào, số tiền và tỷ trọng của từng loại là bao nhiêu để phục vụ cho sản xuất kinh doanh của Công ty. Có thể chi tiết hóa nợ của công ty ở bảng 11 sau:
Bảng 8: Tình hình nợ ngắn hạn của công ty Quang Minh năm 2008.
ĐVT: đồng.
Chỉ tiêu Số tiền Tỷ trọng (%)
Vay ngắn hạn. 658.129.412 41.11
Phải trả người bán. 658.129.412 41.11
Người mua ứng trước. 0
Các khoản nộp ngân sách. (284.702.158) 17.78
Phải trả công nhân viên. 0
Chi phí phải trả. 0
Phải trả nội bộ. 0
Phải trả phải nộp khác. 0
Cộng 1.600.960.982 100.00
Nguồn: Báo cáo tài chính năm 2008 Đây là số liệu trên Báo cáo tài chính năm 2008 của công ty cho thấy: Khoản vay ngắn hạn là 658.129.412 đồng, chiếm 41.11% tổng nợ ngắn hạn. Vay ngắn hạn là nguồn vốn quan trọng của công ty đảm bảo nhu cầu cốn lưu động của công ty. Khoản vay nợ này sẽ phải trả lãi, do vậy cần phải sử dụng sao cho nó đem lại hiệu quả cao nhất.
Phải trả cho người bán chiếm 41.11% tổng nợ ngắn hạn. Đây là hình thức tín dụng thương mại mà công ty nhận được song chưa phải trả tiền ngay, bên cạnh đó công ty không phải trả chi phí cho việc sử dụng khoản tiền này có thể bổ sung cho nhu cầu Vốn lưu động khi cần. Sử dụng tài khoản này
công ty cũng phải sử dụng sao cho hợp lý, giữ được uy tín với bên mua, bên bán để đảm bảo cho hoạt động sản xuất kinh doanh của mình.
Các khoản nợ ngân sách Nhà nước nhưng chưa đến hạn nộp 284.702.158 đồng, chiếm 17,78 % tổng nợ ngắn hạn. 8.195.908 nghìn đồng, chiếm 0,56 % tổng nợ. Đây là nguồn thứ yếu chiếm tỷ trọng một phần năm trong tổng nợ ngắn hạn của công ty và nó cũng góp phần giúp công ty đảm bảo nhu cầu Vốn lưu động khi cần.
Để thấy công tác thu hồi nợ của công ty như thế nào ta cần so sánh nợ ngắn hạn (các khoản phải trả) với nợ phải thu của công ty.
Dựa vào Báo cáo tài chính năm 2008 của công ty để xác định được nợ phải thu của công ty đầu năm và cuối năm như sau:
- Nợ phải thu đầu năm: 2.572.230.611 đồng. -Nợ phải thu cuối năm: 2.891.064.426 đồng.
Vậy tỷ lệ giữa số tiền phải thu và phải trả ngắn hạn của công ty là:
Tỷ lệ đầu năm = = 0 611 . 230 . 572 . 2 0 (%) Tỷ lệ cuối năm = 412 . 129 . 658 426 2.891.064. = 439,3 (%)
=>Kết quả cho thấy : Công ty chưa có những biện pháp để đẩy nhanh tốc độ thu hồi các khoản nợ cũng như để hạn chế tối đa việc bị chiếm dụng vốn nhằm giảm các khoản nợ phải thu, đẩy nhanh vòng quay của vốn nhưng ta thấy tỷ lệ phải thu trên phải trả tăng từ 0% lên 493,3 %. Các khoản phải thu tăng và tốc độ tăng của các khoản phải thu là 12,4 % lớn hơn tốc độ của các khoản phải trả là: -4,11%, đây là một dấu hiệu tốt đối với công ty bởi nó làm cho công ty tự chủ về tài chính của mình.
Để nghiên cứu sự ảnh hưởng của các khoản phải trả đối với tình hình tài chính của công ty ta cần xác định tỷ trọng của nó chiếm trong tổng số Vốn lưu động. Tỷ trọng đầu năm = 000 . 000 . 625 . 3 0 = 0 % Tỷ trọng cuối năm = 412 . 129 . 476 . 3 412 . 129 . 658 = 18.93%
Tỷ trọng các khoản nợ phải trả trên tổng Vốn lưu động của công ty đầu năm là
0%, cuối năm đã tăng lên là 18,93%. Cả nợ phải trả và tổng Vốn lưu động đều tăng lên nhưng tốc độ tăng của tổng số Vốn lưu động ( -0.46 % ) chậm hơn tốc độ tăng của nợ phải trả ( 0 % ) nên tỷ lệ này đã tăng lên.
Đây là một cách nhìn tổng quát, toàn diện về hiện trạng công tác quản lý và sử dụng Vốn lưu động của công ty TNHH Quang Minh, ta sẽ xem xét mối quan hệ tỷ lệ giữa các loại vốn từ đó thấy được chất lượng trong quản lý Vốn lưu động.
Bảng 9: Kết cấu Vốn lưu động của công ty năm 2008
Đơn vị: Đồng
Hoàng Thanh Loan Tài
Chỉ tiêu
Đầu năm Cuối năm Chênh lệch
Số tiền (đồng ) Tỷ trọng (%) Số tiền (đồng ) Tỷ trọng (%) Số tiền (đồng ) Tỷ lệ (%) 1. Tiền 309.188.943 6.96 92.160.236 2.22 -217.028.707 -70.19
2. Các khoản phải thu 2.572.230.611 57.9 2.891.064.426 69.55 +318.833.815 +12.40
3. Hàng tồn kho 1.450.720.000 32.66 792.519.317 19.06 -658.200.683 -45.37
4. Tài sản lưu động khác 110.054.843 2.48 381.080.509 9.17 +271.025.666 +246.26
5. Tổng cộng 4.442.194.397 100,00 4.156.824.488 100,00 -285.369.909 -6.42
36
Từ bảng 9 cho ta thấy, Vốn lưu động chiếm một tỷ trọng lớn trong tổng số vốn sản xuất kinh doanh của công ty, đầu năm là 4.442.194.397 đồng, cuối năm là 4.156.824.488 đồng, giảm 285.369.909 đồng (tương ứng giảm 6,42%) so với đầu năm.
Trong cơ cấu Vốn lưu động đầu năm, Các khoản phải thu chiếm chiếm tỷ trọng lớn nhất 57,9 % kế đến Hàng tồn kho chiếm 32,66 %. Đến cuối năm cơ cấu Vốn lưu động có sự thay đổi. Cụ thể các khoản phải thu tăng 318.833.815 đồng tương ứng tăng 12,40 %, trong khi hàng tồn kho giảm 658.200.683 đồng tương ứng giảm 45,37 %, tài sản lưu động khác tăng mạnh 271.025.666 đồng tương ứng tăng 246,26 % và tiền giảm 217.028.707 đồng tương ứng giảm 70,19 % so với đầu năm. Như vậy, các khoản phải thu xét trên tổng thể chiếm tỷ trọng lớn nhất, vốn của công ty nằm trong các khoản phải thu cũng rất lớn chiếm 69,55 %. Vì vậy, công ty cần tăng cường các biện pháp thu hồi công nợ để vốn nằm trong khâu lưu thông giảm bớt.
Như vậy kết cấu Vốn lưu động có sự thay đổi, giữa đầu năm và cuối năm. Để thấy rõ hơn về tình hình tổ chức quản lý và sử dụng Vốn lưu động tại công ty ta đi phân tích tình hình Vốn lưu động theo từng khoản mục
Bảng 10: Kết cấu vốn bằng tiền. Đơn vị: Đồng Tiền 2007 2008 Chênh lệch Số tiền (đồng) Tỷ trọng (%) Số tiền (đồng) Tỷ trọng (%) Số tiền (đồng) Tỷ lệ (%) Tiền mặt tại quỹ 216.048.772 69.87 63.741.916 69.16 -152.306.856 -70.49 Tiền gửi ngân hàng 93.140.171 30.12 28.418.320 30.84 -64.721.851 -69.49 Tổng cộng 309.188.943 100 92.160.236 100 -217.028.707 -70.19
Nguồn báo cáo tài chính năm 2007, 2008. Ở mỗi doanh nghiệp đều có một tỷ trọng vốn bằng tiền nhất định. Vốn bằng tiền của công ty gồm: Tiền mặt tại quỹ và tiền gửi ngân hàng.
Vốn bằng tiền của công ty năm 2008 giảm 217.028.707 đồng so với cùng kỳ năm 2007, với tốc độ giảm 70,19 %. Cụ thể là:
-Tiền mặt tại quỹ giảm rất nhiều 152.306.856 đồng với tốc độ giảm 70.49 %.
-Tiền gửi ngân hàng giảm 64.721.851 đồng với tốc độ giảm 69.49 %. Qui mô vốn bằng tiền giảm so với năm trước, chiếm một tỷ lệ nhỏ là 2.22 % trong tổng số Vốn lưu động. Thông qua việc xem xét các luồng nhập, xuất ngân quỹ tại công ty cho thấy tiền mặt tại quỹ và tiền gửi ngân hàng giảm nhiều là do công ty mở rộng lĩnh vực kinh doanh như thi công lắp đặt, sửa chữa các công trình về điện, mở rộng các lĩnh vực kinh doanh ...
2.2.3.2. Tình hình hàng tồn kho.
Dự trữ hàng tồn kho là nhu cầu thông thường đối với doanh nghiệp hoạt động sản xuất kinh doanh, doanh nghiệp phải xem xét để cân đối mức dự trữ hàng tồn kho. Nếu doanh nghiệp dữ trữ quá nhiều sẽ làm cho hàng hóa dư thừa và làm giảm hiệu quả kinh doanh. Nếu dự trữ quá thấp thì có thể gây thiếu hụt, … từ đó gây khó khăn cho việc đảm bảo nhu cầu kinh doanh. Vì vậy, việc dự trữ tài sản lưu động phải hợp lý sao cho vừa đảm bảo nhu cầu kinh doanh diễn ra bình thường, liên tục, và tiết kiệm vốn của doanh nghiệp.
Bảng 11: Kết cấu Hàng tồn kho. ĐVT: đồng. Hàng tồn kho 2007 2008 Chênh lệch (đồng) Tỷ lệ (%) Nguyên vật liệu tồn kho 868.077.880 378.270.325 -489.807.555 -56.42 Hàng hoá tồn kho 582.642.120 414.248.992 -168.393.128 -28.90 Cộng 1.450.720.000 792.519.317 -658.200.683 -45.37
Nguồn báo cáo tài chính năm 2007; 2008 Qua bảng kết cấu hàng tồn kho ở bảng trên ta thấy: Hàng tồn kho trong năm 2008 giảm 658.200.683 đồng so với cùng kỳ năm 2007, với tỷ lệ giảm 45.37 % trong đó:
+,Nguyên vật liệu tồn kho giảm 489.807.555 đồng với tỷ lệ giảm là 56,42%. +,Hàng hoá tồn kho giảm là 168.393.128 đồng với tỷ lệ giảm là 28,90%. Hai khoản mục trên trong hàng tồn kho giảm so với cùng thời điểm năm ngoái cho thấy công tác quản lý chi phí, công tác quản lý trong khâu dự trữ nguyên vật liệu và khâu sản xuất chưa đạt hiệu quả.
2.2.3.3.Tài sản lưu động khác.
Toàn bộ Tài sản lưu động khác của công ty là chi phí trả trước, chi phí chờ kết chuyển, thuế GTGT được khấu trừ, Thuế và các khoản phải thu Nhà nước khác…
Bảng 12: Kết cấu Tài sản lưu động khác.
ĐVT: đồng. Chỉ tiêu 2007 2008 Chênh lệch (đồng) Tỷ lệ (%) Chi phí trả trước 0 0 0 0 Thuế GTGT được khấu trừ 50.706.849 284.702.158 233.995.309 +461.46 Thuế và các
khoản phải thu Nhà nước
0 17.355.064 17.355.064 0
Tài sản lưu động
khác 110.054.843 381.080.509 271.025.666 +246.26
Cộng 160.761.692 683.137.731 522.376.039 +324.94
Nguồn báo cáo tài chính năm 2007; 2008. Năm 2008, Tài sản lưu động khác tăng 271.025.666 đồng tăng 246,26 % so với cùng kỳ năm ngoái. Con số này là rất lớn, nếu công ty xem xét giảm được các khoản này thì sẽ tránh được thất thoát Vốn lưu động.
Tóm laị, qua việc nghiên cứu về Vốn lưu động của công ty trong năm 2008 ta thấy kết cấu Vốn lưu động này tuy chưa hợp lý: Các khoản phải thu chiếm tỷ trọng lớn trong tổng số Vốn lưu động nhưng cũng phù hợp với đặc điểm kinh doanh của công ty là thu của khách hàng.
Có thể nói, Vốn lưu động là loại vốn linh hoạt, dưới các hình thức khác nhau, nó luôn luôn vận động, chuyển hóa để hòan thành một vòng tuần hoàn
vốn. Vì vậy, muốn Vốn lưu động quay vòng nhanh thì vốn ở mỗi khâu phải quay vòng nhanh, không có vốn tồn đọng, không có vốn chết mà đồng vốn phải luôn vận động từ khâu này qua khâu khác. Nếu vốn vật tư hàng hóa quay vòng nhanh thì vốn tiền tệ cũng quay vòng nhanh. Vì vậy vòng quay của vốn còn phụ thuộc vòng quay từng khoản vốn.
2.2.3.4.Tình hình tài chính
Trong Vốn lưu động , tiền là tài sản linh hoạt nhất, dễ dàng có thể chuyển hóa thành các tài sản khác, đó là cơ sở để đánh giá khả năng thanh toán hiện thời của Doanh nghiệp, tiền mặt tồn quỹ và tiền gửi ngân hàng luôn luôn biến động bởi nó nằm trong dòng lưu chuyển cùng với nhịp độ sản xuất kinh doanh cũng như tình hình tài chính của Doanh nghiệp. Có một lượng tiền nhiều thì các Doanh nghiệp sẽ chủ động hơn trong kinh doanh, có thể ứng phó với những nhu cầu vốn bất thường chưa dự đoán được, nhưng vốn bằng tiền nhiều chưa hẳn đã tốt, mà tiền phải luôn luôn vận động, chuyển hóa đẩy nhanh vòng quay của Vốn lưu động, nâng cao hiệu quả sử dụng Vốn lưu động.
Mỗi doanh nghiệp hoạt động sản xuất kinh doanh đều có nhiều khoản phải thu, phải trả. Để thực hiện nợ và trả nợ thì cần phải có thời gian, cho nên việc nợ nần lẫn nhau giữa các đơn vị, chiếm dụng vốn lẫn nhau giữa các đơn vị kinh doanh là vấn đề bình thường nhưng nếu để tình trạng công nợ dây dưa kéo dài thì hậu quả là một công ty sẽ bị phá sản và dẫn đến nguy cơ phá sản dây chuyền. Vì vậy, việc chiếm dụng vốn quá hạn của khách hàng một mặt gây khó khăn về vốn, mặt khác làm cho đơn vị thiếu tiền mặt để thanh toán các khoản phải trả. Công ty sẽ đi vay hay đi chiếm dụng của đơn vị khác, đi vay sẽ phải trả lãi suất tín dụng, còn chiếm dụng nhiều sẽ làm giảm uy tín của Doanh nghiệp. Qua việc phân tích tình hình thanh toán của công ty ta sẽ đưa ra phương pháp giải quyết vấn đề này.
ĐVT : đồng.
Số tiền phải thanh toán Đầu năm Cuối năm Chênh lệch
-Vay ngắn hạn 0 0 0
-Phải trả người bán 0 658.129.412 658.129.412
-Người mua trả tiền trước 0 0 0
-Thuế và các khản nộp NN 0 0 0 -Phải trả CNV 0 0 0 -Chi phí phải trả 0 0 0 -Phải trả phải nộp khác 0 0 0 Tổng cộng 658.129.412 658.129.412 Số tiền có thể dùng để thanh toán Vốn bằng tiền 309.188.943 92.160.236 -217.028.707 Các khoản phải thu 2.572.230.611 2.891.064.426 +318.833.815 Tài sản ngắn hạn khác 1.611.481.692 1.475.657.048 -135.824.644
Tổng cộng 4.492.901.246 4.458.881.710 -34.019.536
Nguồn báo cáo tài chính năm 2008 Tổng số tiền phải trả luôn lớn hơn tổng số tiền có thể dùng để thanh toán, điều này làm cho tình hình tài chính của công ty không bình thường và công ty không dễ dàng trong việc thanh toán các khoản nợ. Nguyên nhân là lượng vốn lưu động của doanh nghiệp nằm trong các khoản phải thu vì vậy doanh nghiệp cần đẩy mạnh hơn trong việc thu tiền hàng.
Đến thời điểm cuối năm so với đầu năm thì tổng số tiền phải trả tăng lên 658.129.412 đồng trong khi đó, tổng số tiền có thể sử dụng để thanh toán cuối năm so với đầu năm giảm là 34.019.536 đồng, với tốc độ giảm 0,76 % điều này càng làm tăng thêm sự căng thẳng về tình hình tài chính cho doanh