MA TRẬN SWOT

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực cạnh tranh trong đấu thầu xây lắp của Công ty Cổ Phần Thương Mại Và Kỹ Thuật Ứng Dụng” (Trang 53 - 55)

III. Đánh giá khái quát công tác đấu thầu của Công ty Cổ Phần

4. Phân tích ma trận SWOT trong hoạt động đấu thầu xây lắp của Công ty

MA TRẬN SWOT

Kỹ Thuật Ứng Dụng đưa ra các đối sách hợp lý hơn trong nâng cao khả năng cạnh tranh trong đấu thầu xây lắp.

Đối với Công ty Cổ Phần Thương Mại Và Kỹ Thuật Ứng Dụng, ma trận SWOT có thể được trình bày tóm tắt như sau:

MA TRẬNSWOT SWOT

Cơ hội (O)

- Vốn đầu tư cho xây lắp khá nhiều

- Nhu cầu đầu tư cho CSHT, công trình công nghiệp tăng

Nguy cơ (T)

- Đối thủ cạnh tranh - Yêu cầu cao của chủ đầu tư

- Giá cả đầu vào thay đổi

Mặt mạnh (S) - Chất lượng công trình - Nhân sự S/O - Chất lượng công trình - Nhân sự

- Nhu cầu đầu tư xây dựng CSHT

S/T

- Chất lượng công trình - Đối thủ cạnh tranh mạnh

- Yêu cầu cao của chủ đầu tư

Mặt yếu (W)

- Marketing

- Chiến lược giá cả và sự linh hoạt của giá

W/O

- Marketing yếu

- Nhu cầu đầu tư cho CSHT, công trình công nghiệp tăng

W/T

- Chiến lược giá cả và sự linh hoạt của giá

- Đối thủ cạnh tranh mạnh

- Giá đầu vào thay đổi

4.4. Những hạn chế về khả năng cạnh tranh trong đấu thầu xây lắp của Công ty Cổ Phần Thương Mại Và Kỹ Thuật Ứng Dụng

Mặc dù trong công tác đấu thầu xây lắp của Công ty Cổ Phần Thương Mại Và Kỹ Thuật Ứng Dụng đã cố gắng tạo ra những ưu thế để nâng cao khả năng cạnh tranh của mình, nhưng Công ty không thể tránh khỏi một số mặt yếu làm giảm khả năng cạnh tranh đó. Sau đây là một số hạn chế chủ yếu của Công ty Cổ Phần Thương Mại Và Kỹ Thuật Ứng Dụng trong cạnh tranh theo nhận định chủ quan.

- Giá bỏ thầu nhiều khi không phù hợp, khi quá cao so với giá xét thầu của chủ đầu tư hoặc so với giá bỏ thầu của đối thủ cạnh tranh, có khi là quá thấp nên dù có trúng thầu thì việc thực hiện cũng không hiệu quả. Điều này tất nhiên làm giảm khả năng cạnh tranh về giá của Công ty.

- Trong thi công ở một số khâu hầu hết các công trình còn chưa bảo đảm chất lượng gây chi phí cho Công ty trong quá trình xây dựng cũng như trong bảo hành và ảnh hưởng xấu tới uy tín của Công ty.

- Một số công trình sau khi trúng thầu không đảm bảo được tiến độ thi công. Đặc biệt là tiến độ thi công từng hạng mục công trình.

Nguyên nhân chủ yếu của những hạn chế nói trên:

- Về thiết bị, tuy Công ty có năng lực thiết bị tương đối tốt nhưng vẫn còn một số thiết bị đã cũ, lạc hậu nên sử dụng không có hiệu quả. Điều này tạo ra sự không đồng bộ về máy móc, thiết bị của Công ty.

- Việc lập dự toán giá dự thầu còn chưa sát với thực tế (chưa sát với giá dự toán do chủ đầu tư lập), vấn đềlựa chọn mức giá bỏ thầu còn thiếu linh hoạt. Điều này đã làm giảm khả năng cạnh tranh của Công ty.

- Về vốn sản xuất, vốn lưu động của Công ty luân chuyển chậm dẫn tới tình trạng thiếu vốn lưu động để Công ty có thể mạnh dạn dưa ra các biện pháp cạnh tranh trong đấu thầu xây lắp những công trình có giá trị lớn, thời gian thi công lâu dài.

- Quá trình thi công xây lắp, việc phát hiện xử lý các vi phạmdo làm ẩu chưa được kịp thời và nghiêm túc ảnh hưởng đến chất lượng công trình. Việc

kiểm tra chưa được thực hiện thường xuyên và trực tiếp nên không nắm rõ được những sai sót để sửa chữa kịp thời.

- Khả năng nắm bắt thông tin về thị trường, đối thủ cạnh tranh, về chủ đầu tư, … còn yếu, do đó không giúp ích nhiều cho hoạt động đấu thầu xây lắp.

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực cạnh tranh trong đấu thầu xây lắp của Công ty Cổ Phần Thương Mại Và Kỹ Thuật Ứng Dụng” (Trang 53 - 55)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(73 trang)
w