Chính sách thuế TNDN

Một phần của tài liệu Xây dựng chính sách cổ tức cho các công ty cổ phần niêm yết tại việt nam (Trang 103 - 104)

6. KẾT CẤU ĐỀ TÀI

3.5.2.1. Chính sách thuế TNDN

Tại thời điểm năm 2003, việc giảm mức thuế suất là 32% xuống cịn 28% của Việt Nam so với các nước trong khu vực như: Malaysia (32%), Thái Lan (30%), Philippin (35%), Trung Quốc (33%) đã đáp ứng sự khuyến khích thu hút đầu tư, tạo điều kiện cho các DN cĩ thêm tiềm lực, tích luỹ vốn, nâng cao năng lực cạnh tranh và đĩng gĩp nhiều hơn vào ngân sách nhà nước. Tuy nhiên, do tác động của quá trình tồn cầu hĩa, cạnh tranh giữa các quốc gia ngày càng gay gắt, cải cách thuế TNDN được các nước trên thế giới và khu vực được xem là một trong những nội dung trọng tâm, Trung Quốc đã cĩ lộ trình 5 năm để điều chỉnh giảm thuế suất thuế TNDN từ 33% xuống cịn 25%, Philippin giảm thuế suất thuế TNDN từ 35% xuống cịn 30%, Singapore từ 20% xuống 19% ... và đặc biệt là khi gia nhập WTO, sức ép về cải cách chính sách thuế TNDN đối với Việt Nam càng trở nên cấp thiết hơn. Chính vì vậy luật thuế TNDN sửa đổi đã thể hiện những điểm thay đổi hết sức cơ bản là: giảm thuế suất thuế TNDN từ 28% xuống 25%, lãi vay của các tổ chức, cá nhân khơng phải là tổ chức tín dụng được tính tối đa vào chi phí bằng 150% lãi suất cơ bản do Ngân hàng Nhà nước cơng bố, thu hẹp các trường hợp được miễn giảm thuế, xố bỏ ưu đãi thuếđối với đầu tư mở rộng mà thay vào đĩ là chếđộ khấu hao nhanh đối với tài sản cố định đầu tư mới, cho phép DN được trích tối đa 10% trên thu nhập chịu thuế hàng năm để lập quỹ phát triển khoa học và cơng nghệ của DN, đã thể hiện

quan điểm minh bạch, đơn giản, để nâng cao tính hiệu quả trong quản lý thuế.

Việc xây dựng một thuế suất chung như hiện nay là một nội dung cần sửa đổi trên cơ

sở hai lý do cơ bản sau:

− Chính sách thuế khơng phải nhằm đến mục tiêu thu được số thuế cao mà phải tạo điều kiện cho các DN tích lũy vốn để tái đầu tư, từđĩ sẽ tạo ra thu nhập lớn hơn và số thuế thu được chắc chắn sẽ cao hơn.

− Chính sách thuế phải nhằm đến các đối tượng nộp thuế theo khả năng của người nộp thuế, tạo sự cơng bằng trong nghĩa vụ thuế. Nghĩa là đối tượng cĩ thu nhập chịu thuế cao sẽ phải chịu mức thuế suất cao hơn.

Tư cơ sở này, chính phủ cần nghiên cứu xây dựng biểu thuế suất thuế TNDN lũy tiến trên hai tiêu chí phân nhĩm các DN theo số vốn bình quân, tỷ suất sinh lợi trên vốn chủ sở hữu bình quân trong các nhĩm. Từ đĩ xác định khung thu nhập và các mức thuế suất từ thấp đến cao tương ứng.

Một phần của tài liệu Xây dựng chính sách cổ tức cho các công ty cổ phần niêm yết tại việt nam (Trang 103 - 104)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)