Cơ cấu mặt hàng xuất nhập khẩu

Một phần của tài liệu Xây dựng và hoàn thiện các biện pháp phi thuế quan nhằm bảo hộ sản xuất trong nước trong điều kiện VN hội nhập WTO (Trang 37 - 38)

I. tổng quan tình hình thơng mại của Việt Nam thời kỳ

3.Cơ cấu mặt hàng xuất nhập khẩu

3.1. Cơ cấu mặt hàng xuất khẩu

Cơ cấu mặt hàng xuất khẩu 10 năm qua đợc cải thiện đáng kể, theo hớng tăng dần tỷ trọng hàng xuất khẩu đã qua chế biến, giảm dần tỷ trọng hàng thô và sơ chế. Sự phát triển nhanh chóng của xuất khẩu đạt đợc là do sự mở rộng không ngừng diện mặt hàng xuất khẩu, kết hợp với việc không ngừng chú trọng đầu t xây dựng các mặt hàng kết hợp với việc không ngừng chú trọng đầu t xây dựng các mặt hàng, nhóm hàng xuất khẩu chủ lực.

Trong giai đoạn 1996 – 2000, đáng chú ý là từ năm 1996 đến 1997 đánh dấu mốc biến đổi mạnh mẽ về cơ cấu giữa 2nhóm hàng nông lâm thuỷ sản và công nghiệp nhẹ: năm 1996 nhóm hàng nông, lâm, thuỷ sản chiếm tỷ trọng cao nhất là 42,3%, thì đến năm 1997, nhóm hàng này đã giảm tỉ trọng một cách đáng kể xuống còn 35,3%, và nhóm hàng công nghiệp nhẹ vơn lên dẫn đầu về tỉ trọng (36,7%). Tuy nhiên tỷ trọng nhóm hàng công nghiệp nặng còn biến đổi chậm, đến giai đoạn 1999 – 2000 mới tăng tỉ trọng lên 31,1% năm 1999, và 34,2% năm 2000.

Trong giai đoạn 2001 – 2005, tính bình quân 5 năm, nhóm hàng công nghiệp nặng và khoáng sản tăng 16,8% và chiếm tỷ trọng 34,2% tổng kim ngạch xuất khẩu; nhóm hàng công nghiệp nhẹ và tiểu thủ công nghiệp tăng 21% chiếm tỷ trọng 40,7%; nhóm hàng nông, lâm, thuỷ sản tăng 12%, chiếm tỷ trọng 25,1%. Nhóm hàng công nghiệp nhẹ và tiểu thủ công nghiệp có tốc độ tăng trởng mạnh

nhất, luôn chiếm tỉ trọng lớn trong tổng kim ngạch xuất khẩu (năm 2001 chiếm tỷ trọng 35,7%, năm 2005 chiếm tỷ trọng gần 41%). Các mặt hàng gạo, cà phê tiếp tục duy trì vị trí thứ 2 trên thế giới, hạt tiêu đứng đầu thế giới, hạt điều đứng thứ 3 thế giới Giai đoạn này cũng đã đánh dấu b… ớc đầu thực hiện đợc mục tiêu cải tiến cơ cấu xuất khẩu theo hớng tăng các mặt hàng chế biến, giảm tỷ trọng các sản phẩm thô, tạo một số mặt hàng có khối lợng lớn và thị trờng tơng đối ổn định.

3.2. Cơ cấu mặt hàng nhập khẩu

Về cơ cấu nhập khẩu, nhóm hàng t liệu sản xuất luôn chiếm tỷ trọng cao trong tổng kim ngạch nhập khẩu của Việt Nam, đặc biệt là nhóm hàng nguyên, nhiên vật liệu.

Tính riêng 5 năm trở lại đây (2001 -2005), tốc độ tăng bình quân của nhóm hàng nguyên, nhiên vật liệu đạt 18,4%, chiếm 61,6% tổng kim ngạch nhập khẩu; nhóm hàng máy móc, thiết bị, phụ tùng có tốc độ tăng bình quân là 20%, chiếm tỷ trọng 31,9%; nhóm hàng tiêu dùng chiếm tỷ trọng 6,8%. Cơ cấu hàng hóa nhập khẩu chuyển dịch theo hớng tăng tỷ trọng nhập khẩu máy móc, thiết bị v phụ tùng, giảm tỷ lệ nhập khẩu nguyên, nhiên vật liệu.à

Một phần của tài liệu Xây dựng và hoàn thiện các biện pháp phi thuế quan nhằm bảo hộ sản xuất trong nước trong điều kiện VN hội nhập WTO (Trang 37 - 38)