Kết quả phân tích tổng Cr, Zn trong các mẫu nước mặt.

Một phần của tài liệu Ô nhiễm kim loại nặng (Trang 68 - 70)

Đồ thị 5.2. Đồ thị biểu diễn kết quả phân tích tổng Cr và Zn.

Kết quả phân tích ∑ Cr đối với các mẫu nước mặt ở các dòng sông Hà Nội thì ta thấy đa số ô nhiễm nặng về Cr gấp từ 1 – 8 tiêu chuẩn cho phép. Trong đó cao nhất là tại sông Tô Lịch (gấp từ 1 – 9 lần) và sông Sét (gấp từ 6 – 8 lần). Tại sông Lừ nồng độ gấp từ 4 – 5 lần tiêu chuẩn cho phép. Riêng sông Hồng nồng độ Cr rất thấp do lưu lượng dòng của sông Hồng là rất lớn. Điều đó cho thấy các nguồn thải Cr dọc các sông Tô Lịch, sông Sét và sông Lừ là khá lớn nhất là dọc sông Tô Lịch và sông Sét. Môi trường nước Hà Nội bị ô nhiễm nhiễm kim loại nặng Cr là vì trên địa bàn thành phố Hà Nội có rất nhiều nhà máy mạ điện, và đa số nước thải của các nhà máy này đều được xả vào các dòng sông này.

Nồng độ Zn của hầu hết các sông nội thành Hà Nội đều thấp hơn tiêu chuẩn cho phép chỉ riêng vị trí phố Định Công trên sông Lừ là vượt quá tiêu chuẩn cho phép (gấp 1,5 lần). Như vậy các nguồn thải Zn trong nội thành Hà Nội là tương đối nhỏ.

Trên sông Lừ nồng độ Zn tăng dần theo chiều dài sông từ Đại học Y(= 0,8 lần tiêu chuẩn cho phép ) đến phố Định Công (gấp 1,5 lần tiêu chuẩn cho phép ) chứng tỏ các nguồn thải phân bố dọc theo chiều dài sông và càng về cuối sông nồng độ Zn trong nước thải đổ vào sông càng tăng. Nước thải của các nguồn phân bố từ Đại học Y đến phố Định Công có nồng độ Zn rất cao so nướcthải ở thượng nguồn của sông. Nằm ven sông Lừ hầu như không có nhà máy lớn nào, như vậy nồng độ Zn ở đây chủ yếu do sinh hoạt của dân cư và các cơ sở sản xuất nhỏ thải vào dòng sông và nguồn thải Zn này là rất lớn so với các nguồn thải khác nằm trên địa bàn Hà Nội.

Nồng độ Cr của sông Lừ giảm dần theo chiều dài sông từ gấp 3 lần tiêu chuẩn cho phép (tại vị trí Đại học Y) xuống còn gấp 2 lần tiêu chuẩn cho phép (tại vị trí phố Định Công). Điều đó cho thấy các nguồn thải Cr tập trung chủ yếu ở phía thượng nguồn sông và nồng độ thải là khá lớn.

Nồng độ Cr trên sông Tô Lịch tại địa điểm Cầu Giấy (S2) và cầu Đại Kim (S3) đều cao hơn nồng độ cho phép, đặc biệt tại ngã tư Sở nồng độ Cr gấp hơn 2 lần nồng độ cho phép. Đó là do hoạt động của các nhà máy cơ khí (mạ điện, sản xuất ô tô ….) , sơn của khu công nghiệp Thượng Đình đã thải trực tiếp nước thải vào sông mà chưa qua xử lý. Nồng độ Cr tăng dần từ cầu Đại Kim (S3) đến Cầu Giấy (S1) đến ngã tư Sở (S2) chứng tỏ nguồn thải Cr phân bố dọc theo chiều dài sông và càng về cuối nguồn nồng độ Cr trong nước thải vào sông càng tăng. Nồng độ Zn trên sông Tô Lịch tại vị trí Cầu Giấy (S1) là lớn nhất chứng tỏ các nguồn thải Zn tập trung nhiều tại khu vực này.

Nồng độ Cr và Zn trên sông Hồng nhỏ hơn TCVN – 1995 khá nhiều. Đó là do lưu lượng của sông rất lớn đã pha loãng nồng độ chất ô nhiễm nhiều.

Nồng độ Cr trên sông Sét tại Đại học Bách Khoa (S8) và khu công nghiệp Đuôi Cá (S9) đều cao hơn tiêu chuẩn cho phép. Đặc biệt tại Đại học Bách Khoa (S8) nồng độ Cr gấp 2,1 lần nồng độ cho phép (cao hơn vị trí S9) mặc dù địa điểm này nằm

trên vị trí S9 (Khu công nghiệp Đuôi Cá). Điều này là do các hoạt động học tập, nghiên cứu của các phòng thí nghiệm, các trung tâm, các khoa, viện, các xưởng thực nghiệm của Đại học Bách Khoa đã thải một lượng lớn Cr vào dòng sông. Và nguồn thải Cr chính nằm tại khu vực này.

Hàm lượng Zn trên sông Sét nhỏ hơn tiêu chuẩn cho phép khá nhiều. Thêm nữa nồng độ Zn cũng giảm từ vị trí Đại học Bách Khoa (S8) đến khu công nghiệp Đuôi Cá chứng tỏ các nguồn thải kim loại nặng Cr, Zn tập trung tại khu vực Đại học Bách Khoa Hà Nội là chủ yếu.

Nhìn chung các sông của Hà Nội ít bị ô nhiễm Zn. Ô nhiễm Cr là tương đối nặng và phổ biến đặc biệt tại sông Tô Lịch và sông Sét. Điều đó cho thấy cần phải chú ý đến ô nhiễm nhiễm Cr khi tiến hành xử lý nước thải của các dòng sông này.

Một phần của tài liệu Ô nhiễm kim loại nặng (Trang 68 - 70)