III .Nhận xét và đánh giá thực trạng
2. Các giải pháp
2.1. Phân tích công việc
Phân tích công việc là căn cứ để phối hựop đồng bộ các bộ phận cơ cấu trong công ty, để đánh giá được chính xác yêu cầu của các công việc, tuyển được đúng nhân viên cho đúng công việc, đánh giá được đúng năng lực thực hiện công việc của nhân viên và là căn cứ để trả lương, kích thích người lao động kịp thời, chính xác. Phân tích công việc là công cụ rất hữu hiệu cho giúp các tổ chức, doanh nghiệp đang cần có sự thay đổi, cải tổ hoặc thay đổi về cơ cấu tổ chức, tinh giảm biên chế nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh.
Từ thực tế cho thấy hoạt động phân tích công việc của công ty chưa rõ rang, chi tiết, có khoa học nên công ty cần tiến hành xây dựng các bản mô tả công việc, bản yêu của công việc với người thực hiện, bản tiêu chuẩn thực hiện công việc. Việc phân tích công việc phải làm rõ: ở từng công việc cụ thể, người lao động có những nhiệm vụ, trách nhiệm gì, họ thực hiện những hoạt động nào, tại sao phải thực hiện và thực hiện như thế nào, những máy móc, thiết bị, công cụ nào được sử dụng, những mối quan hệ nào được thực hiện, các điều kiện làm việc cụ thể, những yêu cầu về kiến thức, kỹ năng và các khả năng mà người lao động phải có đẻ thực hiện công việc.
Để tiến hành phân tích công việc một cách rõ ràng, chi tiết, khoa học công ty nên mời những chuyên gia, nhà tư vấn về quản trị nhân lực kết hợp với phòng Tổ chức- Hành chính của công ty để thiết kế, thiết kế lại công việc và xây dựng các bản phân tích công việc.
Để thu thập các thông tin về công việc công ty nên áp dụng một số phương pháp như: phương pháp quan sát, phương pháp phỏng vấn, phương pháp sử dụng bảng câu hỏi, phương pháp ghi chép những sự kiện quan trọng.v.v.
2.2. Đánh giá thực hiện công việc
Tiền lương của cán bộ công nhân viên trong công ty phụ thuộc khá nhiều vào kết quả đánh giá thực hiện công việc của trưởng phòng với các nhân viên trong phòng. Chính vì vậy việc đánh giá thực hiện công việc có công bằng hay không sẽ ảnh hưởng lớn đến thái độ của người lao động, đến động lực làm việc của họ.
Công tác đánh giá thực hiện công việc của công ty chủ yếu dựa trên phương pháp xếp hạng đơn giản, phụ thuộc nhiều vào ý kiến chủ quan của người đánh giá. Công ty nên áp dụng một phương pháp đánh giá mới, hiệu quả hơn và chính xác hơn, chú ý đến việc sử dụng tổng hợp các phương pháp trong đánh giá thực hiện công việc của người lao động.
Em xin đề xuất một vài phương pháp công ty có thể áp dụng:
Phương pháp thang đo đồ hoạ: Phương pháp này được áp dụng phổ biến nhất, trong phương pháp này người đánh giá sẽ cho ý kiến đánh giá dựa trên ý kiến chủ quan của mình theo một thang đo từ thấp đến cao
Phương pháp danh mục các kiểm tra
Phương pháp ghi chép các sự kiện quan trọng Phương pháp thang đo dựa trên hành vi .v.v.
2.3.Tiền lương
Hình thức trả lương theo chức danh- vị trí công việc sẽ phát huy hiệu quả nếu công ty tuân thủ theo các nguyên tắc sau:
- Hợp lý, hiệu quả: Phù hợp giữa lợi ích của CBCNV và khả năng của Công ty.
- Công bằng: Đảm bảo công bằng giữa các chức danh công việc
- Cạnh tranh: Có khả năng khuyến khích và thu hút lao động có chất lượng
- Nâng cao năng suất lao động: phát huy được năng lực của CBCNV
- Đối với chức danh công việc của nhóm phòng ban chuyên môn, nghiệp vụ cũng cần tiến hành xây dựng vị trí công việc cụ thể( phòng chuyên môn, phòng kinh doanh)
Để áp dụng hình thức trả lương này cần tiến hành xác định giá trị công việc đó là tiến hành phân hạng, xếp nhóm các chức danh trên cơ sở đánh giá một cách có hệ thống các yếu tố cấu thành lao động như: mức độ phức tạp, tầm quan trọng, trách nhiệm của công việc, đánh giá bao gồm:
- Kiến thức, kỹ năng chuyên môn - Kinh nghiệm thực tế
- Trách nhiệm với tập thể, công việc được giao - Khả năng tìm kiếm cơ hội kinh doanh
- Quan hệ công tác trong và ngoài công ty - Kỹ năng quản lý và giám sát
- Mức độ ảnh hưởng đối với toàn bộ( hoặc một bộ phận) sản xuất kinh doanh của công ty
- Mức hao tổn về thể lực và trí lực
- Điều kiện làm việc môi trường làm việc - Chấp hành nội qui, qui chế của cơ quan
Việc phân tích, mô tả từng chức danh - vị trí công việc một cách rõ ràng, đầy đủ là cơ sở quan trọng để xác định vị trí công việc và cùng giúp cho cán bộ - nhân viên biết rõ công việc mình phải làm và cũng biết rõ giá trị công việc của mình so với những chức danh còn lại trong công ty như thế nào.
2.4. Tiền thưởng
Tiền thưởng của Công ty chưa thực sự hấp dẫn với cán bộ công nhân viên ở công ty. Để phát huy vai trò của tiền thưởng Công ty cần xây dựng, mở rộng thêm các hình thức thưởng như: