II. Thực trạng hoạt động tự doanh tại HBBS 1 Thực trạng nguồn vốn tự doanh của HBBS
2. Định hướng hoạt động tự doanh của HBBS.
2.1. Mục tiêu trước mắt
• Đẩy mạnh hoạt động tự doanh cổ phiếu, trái phiếu
Cần mở rộng hoạt động kinh doanh chứng khoán của Công ty, để nghiệp vụ này trở thành hoạt động thường xuyên và đạt hiệu quả cao cho Công ty.
Nghiên cứu áp dụng phân tích kỹ thuật trong việc quyết định mua, bán cổ phiếu, trái phiếu bởi TTCK Việt Nam đã bắt đầu chuyên nghiệp hơn, do đó chắc chắn sẽ đi theo quy luật, nếu phân tích kỹ thuật tốt sẽ tránh được rủi ro và tăng thêm lợi nhuận.
Đẩy mạnh nghiệp vụ Repo và Rerepo của Công ty.
• Đại lý nhận lệnh:
Mở rộng mạng lưới Đại lý nhận lệnh ở khắp nơi trên toàn quốc Triển khai các nghiệp vụ khác ngoài môi giới tại Đại lý nhận lệnh.
• Hoạt động đối ngoại: Bước đầu triển khai hoạt động đối ngoại theo chức
năng, nhiệm vụ đã được phê duyệt.
• Thu thập và phân tích thông tin:
Thực hiện thu thập và phân tích thông tin có bài bản và thường xuyên. Hàng tháng, phải có báo cáo về tình hình tự doanh của Công ty và thông tin về các công ty, cổ phiếu, loại trái phiếu nằm trong Danh mục đầu tư của Công ty.
Cố gắng triển khai phát hành bản tin Công ty một cách đầy đủ về Công ty và về thị trường
• Quảng bá hình ảnh Công ty:
Hoàn thành nội dung chương trình phát sóng giới thiệu Công ty định kỳ hàng tháng trên VTC (Truyền hình kỹ thuật số Việt Nam) để quảng bá hình ảnh Công ty cho đại công chúng biết.
Nhanh chóng hoàn thiện trang Web của công ty để quảng bá hình ảnh của công ty thông qua trang Web này.
• Sản phẩm mới:
Nghiên cứu hoàn thành hệ thống nhập lệnh qua điện thoại, qua Internet. Nghiên cứu lập Sàn giao dịch OTC của Công ty.
Nghiên cứu vấn đề liên doanh, thu hút vốn đầu tư của nước ngoài vào Công ty
Một số số liệu về lợi nhuận dự kiến năm 2007:
Lợi nhuận từ Repo và Rerepo: 2 tỷ VNĐ (tăng 49,66 % so với năm 2006).
Lợi nhuận từ hoạt động tự doanh
Mức sinh lời: 12% trên số vốn sử dụng bình quân.
Lợi nhuận thực: 2 tỷ Vnđ (tăng 19,7 % so với năm 2006).
2.2. Mục tiêu lâu dài của Công ty
2.2.1. Nghiên cứu TTCK Việt Nam
Nghiên cứu TTCK Việt Nam đến năm 2010 trong chiến lược đã được Chính phủ phê duyệt là chiếm từ 25- 30% GDP từ đó đưa ra chiến lược riêng cho Công ty mình.
Mục tiêu: Với sự phát triển của TTCK cả về quy mô và chất lượng hoạt
động đã tạo ra kênh huy động vốn trung và dài hạn cho đầu tư phát triển của nền kinh tế, cũng đã góp phần phát triển thị trường tài chính Việt Nam, mở rộng
lợi ích hợp pháp của người đầu tư, từng bước nâng cao khả năng cạnh tranh và chủ động hội nhập thị trường tài chính quốc tế. Mặt khác, trên quan điểm: phát triển TTCK phù hợp với điều kiện thực tế và định hướng phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, với các tiêu chuẩn và thông lệ quốc tế, thúc đẩy tiến trình cổ phần hoá các doanh nghiệp nhà nước. Từ sự hội nhập trên Công ty đã vận dụng vào Công ty và đặt ra các mục tiêu lâu dài cùng với mục tiêu của TTCK Việt Nam.
Định hướng: Mở rộng quy mô của TTCK tập trung, phấn đấu đưa tổng giá
trị thị trường đến năm 2010 đạt mức 25-30% GDP; tập trung phát triển thị trường Trái phiếu, trước hết là Trái phiếu Chính phủ để huy động vốn cho Ngân sách Nhà nước và cho đầu tư phát triển; tăng số lượng các loại cổ phiếu niêm yết trên TTCK tập trung nhằm tăng quy mô về vốn cho các doanh nghiệp và nâng cao hiệu quả sản xuất, kinh doanh của các công ty niêm yết. Xây dựng thị trường giao dịch cổ phiếu của các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Hà Nội, chuẩn bị điều kiện để sau năm 2010 chuyển thành thị trường Giao dịch Chứng khoán phi tập trung OTC. Phát triển các công ty chứng khoán theo hai loại hình: công ty chứng khoán đa nghiệp vụ và công ty chứng khoán chuyên doanh, nhằm tăng chất lượng cung cấp dịch vụ và khả năng chuyên môn hoá hoạt động nghiệp vụ. Khuyến khích các công ty chứng khoán thành lập các chi nhánh, phòng giao dịch, đại lý nhận lệnh ở các tỉnh, thành phố lớn, các khu vực đông dân cư trong cả nước.
Lộ trình phát triển của TTCK Việt Nam do các chuyên gia của Ngân hàng phát triển Châu á (ADB) đề xuất đệ trình Chính phủ cho rằng: đến năm 2010, khi GDP của Việt Nam đạt được khoảng 65 tỷ USD thì quy mô vốn trong TTCK phải đạt 19,5 tỷ USD, chiếm khoảng 30% GDP. Đến giai đoạn sau năm 2010,
TTCK Việt Nam phải trở thành trung tâm tài chính của Tiểu vùng Mê Kông. Với việc lấy mô hình chuẩn là thị trường vốn Trung Quốc. Thị trường vốn Việt Nam hiện nay có thể so sánh với thị trường vốn Trung Quốc vào cuối những năm 1980. Theo mô hình chuẩn có thể dự báo đến năm 2010:
Tỷ lệ tổng giá trị thị trường trên GDP đạt tỷ lệ của Trung Quốc vào năm 1997, tức là khoảng 23,26%.
Tổng số Công ty niêm yết là 1.550. Số cổ phiếu lưu hành khoảng 6.841 triệu.
Tổng giá trị thị trường khoảng 15.050 triệu USD.
Hàng ngày thực hiện 5,5 triệu lệnh, trong đó có 0,5 triệu lệnh tại Hà Nội. Tỷ lệ doanh thu của TTGDCK Thành phố Hồ Chí Minh là 6%, Hà Nội là 2%. Sẽ có khoảng 50 công ty chứng khoán quản lý 2,5 triệu tài khoản.
Phí mối giới đạt 700 triệu USD, bình quân 14 triệu USD/công ty/năm.
2.2.2. Nghiên cứu ảnh hưởng của môi trường quốc tế tới sự phát triển của TTCK
Như vậy, so sánh với thời điểm lập Chiến lược năm 2003, điều kiện vận hành TTCK đã được cải thiện. Chính phủ xác định được vai trò quan trọng của TTCK đối với nền kinh tế và sự phát triển xã hội, nên đã có những chính sách thích hợp.
Tiến trình hội nhập quốc tế của Nước ta đang ở vào giai đoạn cuối cùng (AFTA - 2006, Hiệp định Thương mại Việt Mỹ - 2006, WTO - đến 2010. Để các doanh nghiệp Việt Nam (đặc biệt là doanh nghiệp Nhà nước - DNNN) có thể hoà nhập với môi trường kinh doanh “sau Hội nhập”, nhiều biện pháp đang được thực thi. Trong đó, việc nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp được coi là hàng đầu. Vì vậy, Chính phủ đang đẩy nhanh tiến trình CPH các DNNN, nhằm
mục đích nâng cao hiệu quả của những doanh nghiệp này khi có các thành phần kinh tế khác tham gia sở hữu.
Kinh tế Việt Nam trong những năm qua tăng trưởng liên tục với tốc độ cao. Dự báo, trong những năm tới, nền kinh tế Nước ta vẫn tiếp tục tăng trưởng ổn định. Điều này khẳng định nhu cầu vốn dài hạn cho phát triển kinh tế là vấn đề rất cấp bách hiện nay, khi mà vốn ODA (viện trợ phát triển chính thức của Ngân hàng Thế giới, Ngân hàng Phát triển Châu á...) và FDI (đầu tư nước ngoài trực tiếp) ngày càng có dấu hiệu sụt giảm, vốn nhàn rỗi trong dân cư lại chưa được phát huy hết. TTCK Việt Nam chính là cầu nối giữa nhu cầu vốn (dài hạn) của nền kinh tế với khả năng cung ứng vốn từ nguồn tiết kiệm của mọi tầng lớp dân cư, mọi thành phần kinh tế.
Những nhận định trên đây cho thấy, triển vọng của TTCK rất tốt đẹp, tương lai của các công ty chứng khoán cũng rất tốt đẹp, do đó cần phải chuẩn bị thật kỹ lưỡng cho thời kỳ phát triển.
Một số yêu cầu dài hạn của Công ty cần đạt được trong thời gian tới
Mở rộng, phát triển đa dạng các nghiệp vụ kinh doanh, triển khai và đưa vào hoạt động các nghiệp vụ kinh doanh mới, đáp ứng nhu cầu của một TTCK đang trên đà phát triển nói riêng và nền kinh tế đang tăng trưởng nói chung.
Mở rộng thị trường, địa bàn hoạt động. Đa dạng hoá cơ sở khách hàng.Hướng công ty về miền nam, nơi có sự phát triển về Công nghiệp, dịch vụ cao nhất cả nước
Hội nhập quốc tế, hướng đầu tư ra các chứng khoán nước ngoài, liên kết, liên doanh về vốn, nhân lực, công nghệ với nước ngoài, thực hiện kinh doanh, hoạt động dịch vụ với các cá nhân, tổ chức là nhà đầu tư nước ngoài.
TTCK Việt Nam trong thời gian tới.