Tình hình hoạt động tư vấn cổ phần hóa tại ACBS

Một phần của tài liệu Phát triển hoạtđộng tư vấn cổ phần hóa của Công ty chứng khoán ACB (Trang 48)

Cổ phần hóa doanh nghiệp Nhà nước là một chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế của các Doanh nghiệp Nhà nuớc. Quá trình cổ phần hóa bắt đầu tiến hành từ năm 1992, đến nay đã được 15 năm, song với quá trình cổ phần hóa, thị trường chứng khoán Việt Nam đã chính thức ra đời vào năm 2000, cho dù ra đời muộn hơn, nhưng quá trình phát triển TTCK và quá trình cổ phần hóa có tác động qua lại lẫn nhau. Cùng với sự phát triển của TTCK, hàng loạt các CTCK ra đời; các CTCK đã chú

trọng đến các nghiệp vụ tư vấn đầu tư và hoạt động với nhiều loại hình phong phú và đa dạng, góp phần không nhỏ trong việc thực hiện chủ trương của Nhà nước về đẩy mạnh cổ phần hóa doanh nghiệp.

Trước đây, khi Chính phủ ban hành nghị định 64/2002/NĐ-CP ban hành ngày 16 tháng 9 năm 2002 các doanh nghiệp được lựa chọn việc định giá thông qua hợp đồng hoặc thuê công ty tư vấn cổ phần hóa nhưng kết quả đạt được còn thiếu tính khách quan và chưa thực sự mang tính thị trường. Vì thế Chính phủ đã ban hành NĐ 187/2004/NĐ-CP ban hành ngày 16 tháng 11 năm 2004 về việc chuyển công ty nhà nước thành công ty cổ phần, theo nghị định này bắt buộc phải thuê các tổ chức để tư vấn cổ phần hóa; kể từ đó hoạt động tư vấn cổ phần hóa của CTCK cũng phát triển.

Hiện nay, thị trường dịch vụ tư vấn cổ phần hóa ngày càng mang tính cạnh tranh. Được thành lập cùng với thị trường chứng khoán Việt Nam, Công ty chứng khoán ACB là một trong ba CTCK đứng đầu ở Việt Nam về hoạt động tư vấn cổ phần hóa. Năm 2007, ACBS cung cấp dịch vụ tư vấn cổ phần hóa từ xác định giá trị DN, lập phương án cổ phần hóa, bán đấu giá và tổ chức đại hội cổ đông cho 6 doanh nghiệp. Đó là:

• Trung tâm kim hoàn Sài Gòn

• Công ty xuất nhập khẩu Saigontourist

• Công ty xuất nhập khẩu y tế II

• Trung tâm thiết kế điện - Trung tâm Điện lực Hà Nội

• Xí nghiệp chế biến gỗ - Công ty cao su Dak Lak

• Công ty DIC du lịch

Ngoài ra, công ty thực hiện lập phương án cổ phần hóa và bán đấu giá cho 16 doanh nghiệp, 89 doanh nghiệp chỉ thực hiện bán đấu giá.; trong số đó, ACBS đã thực hiện tư vấn cổ phần hóa cho Công ty vàng bạc đá quý Sài gòn

SJC là công ty lớn trực thuộc UBND TP HCM, ACBS thực hiện tư vấn cổ phần hóa cho 4 chi nhánh và 1 trung tâm của công ty.

Với kết quả như vậy, hoạt động tư vấn cổ phần hóa của ACBS đứng thứ 2 trên thị trường về số lượng hợp đồng tư vấn, tính đến tháng 6/2007 toàn thị trường có 305 hợp đồng tư vấn cổ phần hóa và bán đấu giá, Công ty chứng khoán Sài gòn (42 hợp đồng), công ty chứng khoán ACB (35 hợp đồng), Công ty chứng khoán Ngân hàng Công thương (32 hợp đồng). Đến nay, ACBS đã chiếm 15% thị phần của hoạt động tư vấn cổ phần hóa trên toàn thị trường.

Biểu đồ 2.1: Thị phần hoạt động tư vấn cổ phần hóa

Trong các hoạt động tư vấn tài chính của ACBS, tư vấn phát hành, tư vấn bán đấu giá, tư vấn niêm yết vẫn là hoạt động cơ bản, là nguồn thu chủ yếu của công ty; hoạt động tư vấn cổ phần hóa có tỷ trọng thấp; doanh thu trên mỗi hợp đồng tư vấn tài chính của ACBS tương đối thấp khoảng 68 triệu/hợp đồng.

Mặc dù, hoạt động tư vấn cổ phần hóa của ACBS chưa thực sự phát triển nhưng với tính chuyên môn cao của hoạt động; hoạt động tư vấn cổ phần hóa luôn có mức phí lớn hơn nhiều so với các hoạt động khác của công ty. So với mức phí thu được từ hoạt động tư vấn niêm yết khoảng 50-100 triệu/ hợp đồng, hoạt động tư vấn phát hành từ 80-120 triệu/hợp đồng, hợp đồng tư vấn cổ phần hóa phức tạp, bao gồm nhiều quá trình tư vấn, tu vấn xac định giá trị doanh nghiệp, lập phương án cổ phần hóa… mỗi bước tiến hành tư vấn cổ phần hóa lại có những mức phí khác nhau. ACBS trong năm 2007, đã thực hiên tư vấn cổ phần hóa:

- Tư vấn xác định giá trị doanh nghiệp cho công ty TNHH MTV điện lực Hải Phòng, thu được 90 triệu từ phí mà DN trả

- Tư vấn bán đấu giá

• Công ty xây dựng số 3

• Tổng công ty thiết bị y tế Việt Nam

• Công ty đầu tư và phát triển nhà Nghệ An

• Công ty TNHH nhà nước 1 thành viên SĐ4

với hoạt động tư vấn này, ACBS thu được phí từ 30-40 triệu/ hợp đồng

- Tư vấn quản lý cổ đông

• Công ty cổ phần thép Đình Vũ

• Công ty cổ phần cao su Sao vàng

• Công ty cổ phần Sông Đà 6.06 Mức phí thu được là 15 triệu/ hợp đồng

ACBS thực hiện một hợp đồng tư vấn cổ phần hóa sẽ thu được 150-170 triệu, đóng góp lớn vào doanh thu của công ty.

Nhờ sự nỗ lực nâng cao trình độ của bộ phận tư vấn cổ phần hóa dưới sự hỗ trợ của ACBS, hoạt động tư vấn cổ phần hóa đã và đang phát triển nhanh hơn. Hoạt động này luôn tiếp cận với khách hàng chủ yếu là các doanh

nghiệp cổ phần hóa; vì thế, nó góp phần tìm kiếm khách hàng cho các hoạt động khác của ACBS như: hoạt động tư vấn niêm yết, tư vấn phát hành.

2.2.3 Một ví dụ ACBS đã tư vấn cổ phần hóa thành công

Công ty cổ phần Sông Đà 5 với vốn điều lệ là 22 000 000 000 đồng Ngành nghề đăng ký kinh doanh:

• Xây dựng công trình công nghiệp

• Xây dựng công trình dân dụng

• Xử lý công trình bằng phương pháp khoan phun, khoan phụt;

• Xây dựng công trình ngầm dưới đất, dưới nước;

• Xây dựng công trình giao thông;

• Khai thác, sản xuất, kinh doanh: Điện, vật liệu, vật tư xây dựng, cấu kiện bê tông;

• Đầu tư, xây dựng, lắp đặt và vận hành nhà máy thuỷ điện vừa và nhỏ

• Mua, bán, nhập khẩu: vật tự, phụ tùng thiết bị, xe máy thi công

• Đầu tư tài chính vào các công ty con, công ty liên kết

 Căn cứ vào nghị định 187/2004/NĐ-CP ban hành ngày 16 tháng 11 năm 2004 về việc chuyển công ty nhà nước thành công ty cổ phần

 Căn cứ vào thông tư 126/2004/TT-BTC ban hành ngày 24 tháng 12 năm 2004 về việc hướng dẫn thực hiện nghị định 187 chuyển công ty Nhà nước thành công ty cổ phần

 Căn cứ vào hợp đồng tư vấn cổ phần hóa của công ty chứng khoán ACB và công ty Sông Đà 5.

Công ty chứng khoán ACB quyết định cung cấp dịch vụ tư vấn cổ phần hóa cho công ty cổ phần Sông Đà 5

Giá trị quyền sử dụng thương hiệu Sông Đà

Theo Biên bản xác định giá trị doanh nghiệp của Công ty Sông Đà - Tổng công ty Sông Đà tại thời điểm 31 tháng 03 năm 2004, Hội đồng định giá xác định giá trị quyền sử dụng thương hiệu Sông Đà là 1.000.000.000 (Một tỷ) đồng và được tính vào giá trị phần vốn Nhà nước tại Công ty Sông Đà 5.

Xây dựng phương án cổ phần hóa

 Vốn điều lệ: Theo Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh Công ty số 1503000031 ngày 07 tháng 01 năm 2005 do Sở Kế hoạch & Đầu tư tỉnh Tuyên Quang cấp, vốn điều lệ của Công ty là 22.000.000.000 đồng, tương ứng với số lượng cổ phần là 2.200.000 cổ phần (Mệnh giá: 10.000 đồng/cổ phần).

Bảng 2.2: Cơ cấu vốn điều lệ của công ty Sông Đà 5 T T Thành viên góp vốn Số vốn góp % vốn điều lệ 1 Tổng công ty Sông Đà 1.720.000 78,18% 2 CBCNV Công ty cổ phần Sông Đà 5 Trong đó Cổ đông sáng lập Cổ đông phổ thông 480.000 18.180 461.820 21,82% 0,83% 20,99%

3 Cổ đông bên ngoài Công ty 0 0%

TỔNG 2.200.000 100%

 Tổ chức thực hiện bán cổ phần

Bán cổ phần cho người lao động trong doanh nghiệp và các đối tượng ưu đãi khác với số cổ phần là 480 000.

Tổ chức thực hiện bán cổ phần cho các đối tượng bên ngoài doanh nghiệp, theo quy định của thông tư số 80/TT/BTC ban hành ngày 12/09/2002 của Bộ tài chính về việc hướng dẫn bảo lãnh phát hành và đấu giá bán cổ phần ra bên ngoài của các Doanh nghiệp Nhà nước thực hiện cổ phần hóa, việc bán đấu giá cổ phần lần đầu cho các đối tượng bên ngoài sẽ được thực hiện bằng hình thức đấu giá qua tổ chức tài chính trung gian

Bảng 2.3: Kế hoạch sản xuất trong các năm tới của công ty Sông Đà 5

Chỉ tiêu Năm 2004 Năm 2005 9 T đầu 2006

Tổng giá trị tài sản Doanh thu thuần

Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh

Lợi nhuận khác Lợi nhuận trước thuế Lợi nhuận sau thuế Trong đó:

- Lợi nhuận sau thuế của Công ty

mẹ

- Lợi ích của cổ đông thiểu số

Tỷ lệ lợi nhuận trả cổ tức (%) Tỷ lệ trả cổ tức (%) 231.151.740.430 175.389.610.169 3.096.776.102 39.236.025 3.136.012.127 2.832.313.684 275.989.434.181 324.236.913.792 2.773.469.408 5.815.789.078 8.589.258.486 8.589.258.486 6.908.541.116 1.680.717.370 30,73% 12% 279.758.618.760 276.938.960.421 6.721.583.645 239.585.093 6.961.168.738 6.961.168.738 5.209.032.834 1.752.135.904

(Nguồn: tư liệu của công ty Sông Đà 5 tại ACBS)

TT Trình độ Số lượng Tỉ lệ

1 Đại học 147 8,76%

2 Cao Đẳng 46 2,74%

3 Trung + Sơ cấp 85 5,06%

4 Công nhân kỹ thuật 1.212 72,19%

5 Công nhân lao động 189 11,25%

Tổng cộng 1.679 100%

(Nguồn: tư liệu của công ty Sông Đà tại ACBS)

Bảng 2.5: Cơ cấu doanh thu năm 2005 và 2006 của công ty Sông Đà 5

Cơ cấu doanh thu 2005 Cơ cấu doanh thu 2006

Lĩnh vực Doanh thu Tỷ lệ Doanh thu Tỷ lệ

Hoạt động xây lắp 235.625 72,67% 201.253 72,67% Hoạt động ngoài

xây lắp và sản xuất công nghiệp

81.858 25,24% 74.088 26,75%

Hoạt động khác 6.753 2,09% 1.597 0,58%

TỔNG 324.236 100% 276.938 100%

(Nguồn tư liệu của công ty Sông Đà 5 tại ACBS)

* Bán đấu giá cổ phần của công ty Sông Đà 5

ACBS sẽ tiến hành tư vấn về hình thức bán đấu giá và thông báo cho tất cả các nhà đầu tư về thời gian, địa điểm và nội dung của buổi đấu giá.

Thời gian đặt cọc tiền tham gia đấu giá được chốt trước tối thiểu là 3 ngày theo quy định của pháp luật.

Công ty Sông đà 5 có giới hạn về tỷ lệ nắm giữ của cổ đông nước ngoài đối với cổ phần của công ty.

Hiện nay, công ty chưa có cổ đông nước ngoài và Điều lệ Công ty không quy định giới hạn tỷ lệ nắm giữ cổ phần của công ty đối với nhà đầu tư nước ngoài.

Sau khi đăng ký giao dịch tại Trung tâm Giao dịch Chứng khoán Hà Nội, tỷ lệ nắm giữ của người nước ngoài tuân theo quy định tại Quyết định số 238/QĐ-TTg ban hành ngày 29/09/2005 của Thủ tướng Chính phủ về tỷ lệ tham gia của nhà đầu tư nước ngoài vào thị trường chứng khoán Việt Nam, theo đó tổ chức, cá nhân nước ngoài mua, bán cổ phiếu trên thị trường chứng khoán Việt Nam được nắm giữ tối đa 49% tổng số cổ phiếu đăng ký giao dịch của tổ chức phát hành.

Ngày 30/9/2006, ACBS tiến hành buổi đấu giá cổ phần cho Công ty Sông Đà 5

Giá khởi điểm 14 233 VNĐ/cổ phiếu

Các nhà đầu tư trúng thầu phải nộp tiền mua cổ phần trúng thầu, đồng thời trả tiền đặt cọc cho các nhà đầu tư không trúng thầu theo đúng quy định của pháp luật.

CTCK ACBS hoàn tất việc hoàn trả tiền thu được từ đợt bán đấu giá cho công ty cổ phần bằng số tiền thu được trừ đi phí thuê tổ chức đấu giá.

* Tổ chức đại hội cổ đông

ACBS tư vấn cho công ty bầu hội đồng quản trị, chủ tịch hội đồng quản trị và bầu ban kiểm soát.

Công ty hoạt động theo mô hình chuẩn của một công ty cổ phần gồm có Đại Hội Cổ Đông, Hội Đồng Quản Trị, Ban Kiểm Soát, Ban Giám Đốc với 1 Tổng giám đốc điều hành & 03 Phó Tổng Giám Đốc, 05 Xí Nghiệp trực thuộc, 01 Công ty con & các phòng ban chức năng khác như Hành chính Tổng hợp, Tài chính Kế toán, Kinh tế Kế hoạch, Kỹ thuật Chất lượng,Thi công An toàn, Cơ giới Vật tư, Đội Trắc đạc.

2.3 Đánh giá thực trạng hoạt động tư vấn cổ phần hóa của công ty chứng khoán ACB

2.3.1 Các kết quả đạt được

Sự mở cửa của nền kinh tế Việt Nam trong những năm gần đây cùng với các chính sách của Chính Phủ về đẩy mạnh tiến trình cổ phần hóa các doanh nghiệp Nhà nước, làm cho nhu cầu doanh nghiệp cổ phần hóa ngày càng nhiều, khiến cho số lượng các doanh nghiệp cần thuê tổ chức tư vấn cổ phần hóa tăng lên. Tư vấn cổ phần hóa là hoạt động tạo tiền đề cho việc xây dựng mạng lưới khách hàng chiến lược và truyền thông của công ty; đồng thời góp phần thúc đẩy các nghiệp vụ khác của công ty phát triển.

Trong quá trình hoạt động tư vấn cổ phần hoá, công ty chứng khoán ACB đã đạt được những kết quả đáng kể sau:

Một là, ACBS đã dần khẳng định được uy tín, chất lượng và hình ảnh

trong hoạt động tư vấn cổ phần hóa doanh nghiệp nhằm thúc đẩy nhanh tiến trình cổ phần hóa và giảm chi phí cho doanh nghiệp.

Kể từ khi thành lập đến nay, ACBS đã thực hiện số lượng lớn các dự án và các hợp đồng tư vấn trong lĩnh vực tư vấn cổ phần hoá, tư vấn phát hành, tư vấn niêm yết chứng khoán trên thị trường chứng khoán. Là công ty trực thuộc của ACB - Ngân hàng TMCP phát triển năng động nhất Việt Nam, ACBS nhận được sự hỗ trợ chặt chẽ của ACB và thừa hưởng những kinh nghiệm tốt nhất trong việc xây dựng, quản lý tổ chức tài chính trung gian. Do

đó, ACBS có thể đem đến cho khách hàng những kinh nghiệm mà ACBS đã thực hiện trong thời gian qua.

Đồng thời, đội ngũ chuyên viên tư vấn cổ phần hóa của ACBS hiện nay được đào tạo bài bản, chuyên sâu tại các trường Đại học chuyên ngành tài chính trong và ngoài nước, có kinh nghiệm nhiều năm trong lĩnh vực tài chính - ngân hàng, có đạo đức nghề nghiệp và am hiểu hệ thống Pháp luật Việt Nam. Ngoài ra ACBS còn nhận được sự hỗ trợ toàn diện từ các chuyên gia của ACB, cũng như từ các cổ đông nước ngoài là các định chế tài chính quốc tế như Tập đoàn Jardine Matheson, Công ty tài chính quốc tế (IFC) của ngân hàng thế giới, ngân hàng Standard Chartered…

ACBS hiện là một trong các công ty chứng khoán có vốn điều lệ lớn nhất Việt Nam. ACBS có thể tiếp cận và sử dụng các nguồn vốn của ACB như một công cụ hỗ trợ hoàn hảo khi thực hiện các hợp đồng bảo lãnh phát hành, hoạt động tư vấn cổ phần hóa…

Vì thế, ACBS luôn tạo được ấn tượng tốt đẹp với khách hàng và được ưu tiên lựa chọn khi doanh nghiệp có nhu cầu về bất kì một dịch vụ khác. Hoạt động tư vấn cổ phần hóa của ACBS đạt được những kết quả tốt cả về số lượng và chất lượng, hoạt động tư vấn cổ phần hóa đứng thứ 2 trên thị trường về số lượng hợp đồng tư vấn (chỉ sau SSI). Số lượng các doanh nghiệp sử dụng dịch vụ tư vấn cổ phần hóa của ACBS tăng lên đáng kể.

Hai là, Công ty chứng khoán ACB đã nâng cao chất lượng và năng

suất công việc, đẩy mạnh triển khai xây dựng quy trình nghiệp vụ tư vấn cổ phần hóa, có thể áp dụng một cách linh hoạt và có hiệu quả đối với các doanh nghiệp khác nhau. Mỗi khâu thực hiện của quá trình cổ phần hóa, ACBS đều nắm bắt chặt chẽ chủ trương, đường lối chính sách của Nhà nước để triển khai một cách thận trọng, hiệu quả và theo một quy trình thống nhất. Quy trình nêu rõ trình tự các công việc nhà tư vấn phải thực hiện trong quá trình tư vấn cổ

Một phần của tài liệu Phát triển hoạtđộng tư vấn cổ phần hóa của Công ty chứng khoán ACB (Trang 48)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(85 trang)
w