D, Kết luận chung:
3.1.PHƯƠNG HƯỚNG HOẠT ĐỘNG CHO VAY CỦA NGÂN HÀNG TRONG THỜI GIAN TỚ
TRONG THỜI GIAN TỚI
Ngân hàng thương mại cổ phần Quân đội đã trải qua 11 năm hoạt động, mặc dù hoạt động kinh doanh có gặp nhiều khó khăn vì là một trong Ngân hàng thương mại cổ phần hoạt động trong hệ thống các ngân hàng thương mại lớn có sự bảo hộ của NHNN, chịu nhiều áp lực về cạnh tranh như Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam, Ngân hàng công thương Việt Nam, Ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam, Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam… Lại hoạt động trong một nền kinh tế kém phát triển, hoạt động ngân hàng chưa thực sự phổ biến rộng rãi. Song Ngân hàng thương mại cổ phần Quân đội đã tìm được thế đứng cho mình, cụ thể đã đạt danh hiệu Thương hiệu mạnh Việt nam năm 2005. Những kết quả thu được cũng đáng kể, nhưng những khó khăn trước mắt cũng rất lớn, còn nhiều việc mà ngân hàng tiếp tục hoàn thành trong thời gian tới trong đó có hoạt động cho vay căn cứ vào tình hình hiện tại và những kết quả đạt, đối với công tác cho vay, phương hướng và mục tiêu nhiệm vụ đề ra năm 2006 là:
Tổng dư nợ cho vay của ngân hàng đến cuối 2006 là 5780 tỷ đồng, tăng 32,5 % so với năm 2005. Trong năm 2006 Ngân hàng chủ trương nâng cao chất lượng tín dụng, cơ cấu lại danh mục nợ vay, tăng cường các khoản tín dụng có tài sản bất động và đẩy mạnh cho vay các doanh nghiệp vừa và nhỏ.
Chất lượng tín dụng của Ngân hàng sẽ được cải thiến đáng kể, Ngân hàng tích cực triển khai tăng cường soát hoạt động tín dụng, cơ cấu lại nợ,
chuẩn hoá lại quy trình, từng bước hoàn thiện hệ thống kiểm soát rủi ro và các công cụ quản lý, chấp hành tốt các quy định hiện hành…
Nhờ đó, Ngân hàng sẽ hạn chế được khoản nợ quá hạn mới phát sinh, thu hồi được phần lớn số nợ đọng năm trước và tỷ lệ tính lập dự phòng đạt trên 60% các khoản nợ quá hạn.
Để đạt được mục tiêu đề ra năm 2006 trong hoạt động cho vay, Ngân hàng thương mại cổ phần Quân đội sẽ thực hiện các giải pháp sau:
-Tiếp cận và tăng số lượng khách hàng mới có nguồn thu lớn và tương đối ổn định. Để thực hiện mục tiêu này cần phải có một chính sách tiếp thị đúng mực.
-Tăng cường cơ sở vật chất, công nghệ hiện đại phục vụ cho khách hàng khiến chất lượng sản phẩm dịch vụ được nâng cao, thực hiện việc phục vụ khách hàng kịp thời, nhanh chóng, chính xác. Điều đó cũng làm cho uy tín, hình ảnh, biểu tượng của Ngân hàng tăng lên.
-Quan tâm đến việc bố trí thời gian giao dịch phù hợp với thời gian của khách hàng, tổ chức làm việc ngoài giờ hành chính và ngày nghỉ đang là hoạt động phổ biến của nhiều Ngân hàng hiện nay.
-Tăng cường chính sách ưu đãi đối với những khách hàng có quan hệ tốt, thường xuyên và lâu dài với Ngân hàng bằng cách miễn giảm lệ phí chuyển tiền, phát hành séc bảo chi, mở thư tín dụng hoặc tăng lãi suất tiền gửi, giảm lãi suất cho vay nhằm duy trì khách hàng cũ. Đồng thời Ngân hàng phải quan tâm, lôi kéo khách hàng mới bằng cách phân loại và có chính sách ưu đãi, kích thích họ nhưng cung ứng cho khách hàng nhiều loại sản phẩm, dịch vụ với chất lượng cao, thái độ phục vụ lịch sự, tận tình, hiểu biết, thông cảm, tạo sự tin cậy lẫn nhau, hoà đồng lợi ích cả hai: Ngân hàng – Khách hàng.
-Tiếp tục mở rộng cho vay các thành phần kinh tế đặc biệt chú trọng cho vay thành phần kinh tế ngoài quốc doanh, hộ kinh doanh cá thể và cho vay tiêu dùng có phương án khả thi.
-Quản lý tín dụng: Thực hiện đúng, đầy đủ, nghiêm ngặt quy trình cho vay, nâng cao chất lượng công tác thẩm định, phân tích đánh giá tình hình tài chính kế hoạch nhằm thu hồi nợ đúng hạn, giảm nợ quá hạn định mức tối thiểu.Thực hiện việc phân tích đánh giá khách hàng trước khi vay, trong khi vay, sau khi vay một cách thường xuyên, liên tục, tiến hành phân loại nợ và tính lập dự phòng rủi ro theo đúng quy định, nhằm đảm bảo an toàn trong hoạt động tín dụng của ngân hàng.
-Không ngừng nâng cao công tác đào tạo và đào tạo lại cán bộ ngân hàng cả về trình độ chuyên môn nghiệp vụ, các lĩnh vực khác cùng với đạo đức, nghề nghiệp của cán bộ tín dụng. Lành mạnh hoá hoạt động ngân hàng. Bám sát định hướng phát triển kinh doanh của ngành cũng như định hướng phát triển kinh tế của chính phủ, từ đó tạo được chiến lược kinh doanh phù hợp, tạo hướng đi đúng đắn, tạo được thế và lực trên thị trường, tạo ra những mối quan hệ tốt với khách hàng, tăng cường uy tín, nâng cao khả năng cạnh tranh với các Ngân hàng khác. Việc tăng trưởng dư nợ được xây dựng trên cơ sở an toàn, hiệu quả và vững chắc.