Kiến nghị với Chính phủ, Bộ tài chính và các cơ quan liên quan

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng thẩm định tín dụngtronghoạt động cho vay khách hàng doanh nghiệp tại MaritimeBank Thanh Xuân (Trang 69 - 70)

DOANHNGHIỆP TẠI MARITIME BANK THANH XUÂN

3.3.1.Kiến nghị với Chính phủ, Bộ tài chính và các cơ quan liên quan

Năm 2008 nền kinh tế Việt Nam có nhiều biến động khi giá cả leo thang, lạm phát gia tăng, đồng tiền trở lên mất giá tác động tới việc huy động vốn trở lên khó khăn đối với tất cả các NHTM. Cho nên hoạt động tín dụng ngân hàng cũng gặp phải khó khăn, do gặp phải trở ngại trong việc huy động tiền gửi từ các dân cư, các tổ chức kinh tế nên có một khoảng thời gian Maritime Bank chỉ có thể tiến hành cho vay đối với các doanh nghiệp là khách hàng quen, có uy tín còn đối với khách hàng mới thì khó đáp ứng được. Vì vậy để tạo điều kiện thuận lợi cho Maritime Bank, toàn hệ thống NHTM Việt Nam có điều kiện phát triển và cạnh tranh thì cần sự hỗ trợ, phối hợp, điều hành và quản lý của Nhà nước

3.3.1. Kiến nghị với Chính phủ, Bộ tài chính và các cơ quan liên quan quan

Chính phủ cần chỉ đạo các doanh nghiệp thực hiện nghiêm túc các quy định trong văn bản pháp luật về thực hiện hoạt động sản xuất kinh doanh, về các chuẩn mực kế toán hiện hành, các báo cáo tài chính cần được kiểm toán định kỳ hàng năm. Tiến hành kiểm tra, thanh tra các doanh nghiệp, kịp thời phát hiện và xử lý các doanh nghiệp phạm pháp. Tổ chức xếp loại doanh nghiệp và khen thưuởng các doanh nghiệp hoạt động tốt có đóng góp tích cực cho nền kinh tế quốc gia. Tạo điều kiện cho các doanh nghiệp cạnh tranh và phát triển, nâng cao uy tín và thương hiệu trên thị trường trong nước, khu vực và trên toàn thế giới

Chính phủ cần hoàn thiện và thống nhất các văn bản luật, quy định và nghị định để tạô ra môi trường kinh tế, môi trường chính trị - xã hội, môi trường văn hoá lành mạnh giúp các doanh nghiệp tồn tại và phát triển. Tạo sự bình đẳng giữa doanh nghiệp vừa và nhỏ, doanh nghiệp quốc doanh và doanh nghiệp ngoài quốc doanh trong việc cạnh tranh và tiếp cận với các nguồn vốn đầu tư và mở rộng sản xuất kinh doanh

Việt Nam đã chính thức gia nhập WTO nên sẽ có thêm cơ hội tiếp cận với các nguồn vốn đầutư từ nước ngoài. Vì vậy trong quá trình đàm phán song phương cũng như đa phương, Chính phủ cần tận dụng tối đa ưu thế của mình để thu hút các nguồn vốn tài trợ, đầu tư của Chính phủ, tổ chức kinh tế và cá nhân ngoài nước

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng thẩm định tín dụngtronghoạt động cho vay khách hàng doanh nghiệp tại MaritimeBank Thanh Xuân (Trang 69 - 70)