Kiến nghị đối với các doanhnghiệp

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng thẩm định tín dụngtronghoạt động cho vay khách hàng doanh nghiệp tại MaritimeBank Thanh Xuân (Trang 73 - 77)

DOANHNGHIỆP TẠI MARITIME BANK THANH XUÂN

3.3.4. Kiến nghị đối với các doanhnghiệp

Công tác thẩm định tín dụng đạt được hiệu quả và có chất lượng cao phụ thuộc rất nhiều vào khách hàng. Vì doanh nghiệp là đối tượng vay vốn và xử dụng vốn của ngân hàng nên nếu doanh nghiệp cung cấp đầy đủ yêu cầu của ngân hàng, cùng với phương án, dự án vay vốn hợp lý…sẽ tạo điều kiện cho công tác thẩm định được diễn ra nhanh chóng giúp doanh nghiệp thuận lợi trong việc triển khai PASXKD, DAĐT. Doanh nghiệp cần công khai tài chính, có trách nhiệm trong việc cung cấp thông tin và đảm bảo tính chính xác, trung thực trong hồ sơ cho ngân hàng,; đặc biệt doanh nghiệp phải tuyệt đối tuân thủ các điêù kiện trong hợp đồng vay vốn đã ký kết với ngân hàng.

KẾT LUẬN

Thẩm định tín dụng cho vay là một vấn đề hết sức phức tạp, tác động mạnh mẽ tới sự tồn tại và phát triển của Ngân hang, đặc biệt là đối với các dự án đầu tư có nhu cầu vốn lớn và thời gian vay dài cũng như những ảnh hưởng của DA đến nền kinh tế, xã hội và đời sống của nhân dân. Khi công tác thẩm định có hiệu quả, chất lượng phản ánh quyết định tài trợ, đầu tư của Ngân hàng là đúng đắn, mang lại nhiều lợi ích cho Ngân hàng cũng như khách hàng, góp phần quảng bá thương hiệu của Ngân hàng thêm vững mạnh trên thị trường. Nhưng nếu công tác thẩm định gặp phải những vướng mắc, sai sót dẫn đến quyết định đầu tư sai lầm thì thiệt hại đầu tiên là Ngân hàng phải gánh chịu: Ngân hàng không thu hồi được khoản cho vay, làm giảm uy tín của Ngân hàng, gây tiếng xấu, có thể làm cho khách hàng gửi tiền co tâm lý hoang mang, lo sợ, không an tâm vào ngân hàng và dẫn đến tình trạng mất khách hàng. Vì vậy, nâng cao chất lượng công tác thẩm định tín dụng (đặc biệt là đối với khách hàng doanh nghiệp) là rất quan trọng trong hoạt động cho vay của Ngân hàng

Trong thời gian thực tập tại MaritimeBank Thanh Xuân và qua nghiên cứu tài liệu, em đã hoàn thành chuyên đề thực tập và đã nêu lên được các nội dung:

Khái quát những vấn đề cơ bản về cho vay doanh nghiệp; công tác thẩm định cho vay doanh nghiệp của ngân hàng thương mại; chất lượng thẩm định tín dụng và các nhân tố ảnh hưởng tới chất lượng thẩm đinh

Khái quát và đánh giá thực trạng công tác thẩm định cho vay doanhn ghiệp tại MaritimeBank Thanh Xuân

Trên cơ sở phân tích thực trạng của công tác thẩm định cho vay tại Maritime Bank Thanh Xuân, em có đề xuất một số giải pháp cũng nhằm nâng cao chất lượng thẩm định tín dụng trong hoạt động cho vay doanh nghiệp tại

chi nhánh. Đồng thời, em cũng có một số kiến nghị với Nhà nước, NHTW, các ban ngành liên quan, Maritime Bank và với khách hàng

Công tác thẩm định cho vay doanh nghiệp là mảng rộng và phức tạp và thời gian thực tập ngắn, trình độ còn hạn chế nên chuyên đề thực tập của em còn sơ sai, chưa đi sau vào nghiên cứu những vấn đề của đề tài, không tránh khỏi những sai sót. Nhưng với những kiến thức đã được trang bị và sự cố gắng tìm hiểu, học hỏi qua các tài liệu tham khảo cũng như quá trình thực tập tại Maritime Bank Thanh Xuân đã giúp em có sự so sánh giữa lý thuyết và thực tế. Em rất mong nhận được sự tham gia đóng góp ý kiến của các thầy cô giáo, các bạn để em hoàn thiện chuyên đề của mình hơn.

Một lần nữa em xin chân thành cảm ơn sự hướng dẫn tận tình của cô giáo – TS. Cao Ý Nhi cùng toàn thể các anh chị cán bộ của phòng tín dụng của Maritime Bank Thanh Xuân đã giúp em thực hiện được chuyên đề thực tập của mình.

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng thẩm định tín dụngtronghoạt động cho vay khách hàng doanh nghiệp tại MaritimeBank Thanh Xuân (Trang 73 - 77)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(80 trang)
w