Một số điều ước quốc tế quan trọng.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp về vấn đề thương hiệu của các doanh nghiệp Việt Nam trên thị trường trong nước và thế giới (Trang 34 - 35)

II. NGUỒN PHÁP LUẬT ĐIỀU CHỈNH QUAN HỆ SỞ HỮU CÔNG NGHIỆP (SHCN) TẠI VIỆT NAM.

2.2Một số điều ước quốc tế quan trọng.

2. Nguồn quốc tế:

2.2Một số điều ước quốc tế quan trọng.

* Hiệp ước Lisbon về sự bảo vệ tên gọi xuất xứ hàng hoá và đăng ký quốc tế của nó.

Hiệp ước được ký kết năm 1958, sửa đổi tại Stockhom năm 1967, 1979. Hiệp ước mở với các thành viên của công ước Paris.

Mục đích của hiệp ước là sự bảo vệ quốc tế tên gọi xuất xứ hàng hoá đó là tên địa lý của quốc gia, vùng lãnh thổ, địa phương nào đó mà sản phẩm bắt

nguồn từ đó, phẩm chất và đặc điểm của sản phẩm được hình thành bởi các yếu tố: môi trường địa lý, kể cả nhân tố về con người và tự nhiên. Những tên gọi xuất xứ hàng hoá như vậy được đăng ký bởi Văn phòng quốc tế của WIPO ở Geneve theo yêu cầu của các quan chức có thẩm quyền của quốc gia ký kết. Phòng quốc tế thông báo sự đăng ký với các quốc gia ký kết khác, trừ trường hợp quốc gia ký kết trong vòng một năm có công bố (tuyên bố), nó không thể đảm bảo sự bảo vệ tên gọi xuất xứ hàng hoá được đăng ký quốc tế đó.

* Hiệp ước Nice (1957) về phân loại quốc tế về nhãn hàng hoá và dịch vụ cho mục đích đăng ký các nhãn hiệu.

Hiệp ước ký năm 1957, sửa đổi tại Stockhom năm 1967, tại Geneve năm 1977, 1979. Hiệp ước mở với các thành viên của Công ước Paris.

Hiệp ước thiết lập một sự phân loại hàng hoá và nhãn hiệu dịch vụ cho các mục đích đăng ký nhãn hiệu hàng hoá và nhãn hiệu dịch vụ. Sự phân chia được sử dụng trong việc đăng ký quốc tế tuân theo Hiệp ước Madrid hoặc được sử dụng trong việc đăng ký quốc gia của các nước ký kết.

Sự phân chia bao gồm danh sách các loại: có 34 loại cho hàng hoá và 8 loại dịch vụ và một danh sách theo vần a,b,c hàng hoá và dịch vụ. Sau đó bao gồm 11.000 khoản cả 2 loại danh sách theo từng ngày được sửa đổi và bổ sung bởi một hội đồng các chuyên gia trong đó có đại diện tất cả các nước ký kết.

Mặc dù chỉ có 42 nước là thành viên của Hiệp ước Nice văn phòng nhãn hiệu của trên 100 nước trên thế giới cũng như Văn phòng quốc tế của WIPO, Văn phòng nhãn hiệu Benelux và tổ chức Quyền sở hữu kiến thức Châu Phi (OAPI) đều sử dụng phân loại này.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp về vấn đề thương hiệu của các doanh nghiệp Việt Nam trên thị trường trong nước và thế giới (Trang 34 - 35)