II. Thực trạng kinh doanh phát triển thị trường của Tổng công ty
2. Tăng cường hoàn thiện các hoạt động Marketing nhằm thúc đẩy hoạt
2.1. Hoàn thiện chính sách về sản phẩm
Nâng cao chất lượng sản phẩm trong nền kinh tế thị trường là vấn đề sống còn với mỗi doanh nghiệp. Ngày nay khách hang đòi hỏi những chỉ tiêu rất khắt khe với chất lượng mỗi sản phẩm hang hoá dịch vụ. Chất lượng mỗi sản phẩm là nhân tố quan trọng nhất quyết định khả năng cạnh tranh cuar doanh nghiệp trên thị trường vì chất lượng cao sẽ tạo được uy tín, danh tiếng lâu dài cho doanh nghiệp. Tăng chất lượng sản phẩm tương đương với tăng
năng suất lao động xã hội, nhờ tăng chất lượng sản phẩm dẫn đến tăng giá trị sử dụng và lợi ích kinh tế - xã hội trên một đơn vị chi phí đầu vào, giảm lượng nguyên liệu sử dụng, tiết kiệm tài nguyên. Nó còn là biện pháp hữu hiệu kết hợp với các loại lợi ích của doanh nghiệp, người tiêu dung xã hội và người lao động.
Việc tăng cường quản lí chất lượng có một ý nghĩa rất quan trọng trong việc tăng sức cạnh tranh. Trong thời gian qua, công ty cũng đã chú ý đến việc quản lí và nâng cao chất lượng sản phẩm tuy nhiên chất lượng của công ty là chưa cao và chưa ổn định, lúc tăng, lúc giảm. Do vậy việc nâng cao chất lượng sản phẩm là rất cần thiết.
* Sản phẩm sợi:
Theo xu thế hiện nay, các sản phẩm sợi sản xuất ra chủ yếu phục vụ thị trường miền Nam và nhu cầu sợi Peco tại khu vực này dự đoán sẽ tăng một cách ổn định trong những năm tới. Việc xác định các chủng loại sản phẩm để sản xuất phải dựa vào các yêu cầu sau:
- Đảm bảo chất lượng ổn định nhằm giữ uy tín cho Công ty.
- Tăng năng suất sản xuất sợi Peco để phục vụ thị trường miền Nam . - Nhu cầu của sợi cotton để dệt vải chất lượng cao trên thị trườngtuy không nhiều nhưng Công ty cần định hướng sản xuất tăng lên bởi mặt hàng này có khả năng tăng trong thời gian tới.
- Chú trọng về chất lượng đối với những sản phẩm sợi sản xuất ra để xuất khẩu sang nước ngoài nhằm tăng doanh số bán.
Để có thể đạt được yêu cầu trên, Công ty cần phải thực hiện một số công việc cụ thể sau:
+ Đầu tư, đổi mới máy móc thiết bị.
Đầu tư thêm máy ghép có uster cho hai nhà máy sợi 1, và sợi 2 nhằm tăng cường chất lượng và độ đồng đều cho sản phẩm sợi của nhà máy. Ngoài
ra, Công ty cần đổi mới một số máy móc thiết bị đã cũ, lạc hậu hiện còn đang sử dụng nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm, giảm thiểu những sản phẩm có chất lượng kém.
+ Đầu tư kinh phí cho công tác đào tạo.
Mở thêm các lớp đào tạo tay nghề cho công nhân nhằm tạo ra một đội ngũ công nhân có tay nghề cao, thích ứng với các công nghệ sản xuất mới.
Để có thể tiến hành nâng cao chất lượng sản phẩm sợi nhằm đẩy mạnh tiêu thụ ở các khu vực trong nước và quốc tế, Công ty cần phải không ngừng đổi mới máy móc thiết bị, công nghệ. Tuy nhiên, việc đổi mới phải căn cứ vào khả năng của Công ty để có thể mang lại hiệu quả thiết thực và cao nhất.
+ Cải tiến chất lượng, mẫu mã thông tin trên bao bì:
Để hoạt động tiêu thụ sản phẩm được tiến hành thuận lợi, việc đóng bao bì sản phẩm cũng cần được chú trọng. Đối với sản phẩm cần phân làm 2 loại bao bì:
Với khách hàng cần bao bì đẹp thì có thể đóng gói bằng bìa carton 3 hoặc 5 lớp, hoặc có thể bằng thùng gỗ. Khi thiết kế bao gói cần chú ý kích thước dài rộng phù hợp với không gian và phương tiện vận tải được sử dụng, số lượng bao gói phải phù hợp và thuận tiện cho việc phân phối và tiêu thụ.
Với những khách hàng chỉ cần bao gói đơn giản, Công ty có thể đóng gói bằng các vải dây hoặc vải dệt ở dạng mộc hoặc vải dứa để giảm chi phí bao bì. Việc in ấn các thông tin trên bao bì cũng vô cùng quan trọng. Bao bì hàng hoá phải đảm bảo chứa đầy đủ các thông tin như: tên chủng loại sản phẩm, số lượng, chất lượng sản phẩm, tên Tổng công ty, nơi sản xuất, biểu tượng của Tổng công ty, kích thước bao bì, hướng dẫn sử dụng bảo quản. Đối với những mặt hàng có mẫu mã và cách bảo quản đặc biệt, Tổng công ty cần phải có những hướng dẫn kèm theo.
* Sản phẩm dệt kim và khăn bông
Qua nghiên cứu phân tích thực trạng cho thấy, đây là chủng loại sản phẩm chủ yếu dùng để xuất khẩu, số lượng tiêu dùng trong nước còn hạn chế. Trong những năm tới, tuy xuất khẩu vẫn là mục tiêu chính nhưng Tổng công ty cần phải quan tâm hơn nữa tới thị trường trong nước và thị trường trong nước cũng có tiềm năng tiêu thụ lớn cho Tổng công ty về mặt hàng này. Vì vậy, Tổng công ty cần có các chính sách sản phẩm theo hai hướng xuất khẩu và tiêu dùng nội địa cho rõ ràng.
- Với mục tiêu để xuất khẩu:
Trong những năm tới, việc sản xuất theo hợp đồng của các nhà buôn là chính. Việc sản xuất này có đặc điểm là mẫu mã, kích thước sản phẩm … đều do phía nước ngoài đưa ra, nhiệm vụ của công ty là trên cơ sở những mẫu mã đó, tiến hành sản xuất theo yêu cầu của khách hàng. Các yêu cầu đặt ra đối với khâu sản xuất là:
+ Đảm bảo cung ứng đúng thời hạn theo hợp đồng vì trong kinh doanh yếu tố thời gian là yếu tố vô cùng quan trọng, đôi khi nó còn quyết định tơi sự thành công hay thất bại của Tổng công ty bởi nó ảnh hưởng trực tiếp tới uy tín của Tổng công ty.
+ Chất lượng sản phẩm phải luôn được đảm bảo đúng như đã thoả thuận trong hợp đồng.
- Với mục tiêu phục vụ tiêu dùng trong nước:
Thị trường trong nước cũng là một thị trường có tiềm năng rất lớn. Vì vậy, Tổng công ty cần phải quan tâm không nên bỏ lỡ tiềm năng này. Nhu cầu trong nước về các sản phẩm này không đòi hỏi cao lắm về chất lượng nhưng lại đòi hỏi chủng loại sản phẩm phải đa dạng, phong phú, phù hợp với nhu cầu khác nhau của từng vùng. Tổng công ty nên quan tâm tới một số yếu tố sau:
+ Các mặt hàng quần áo dành cho các môn thể thao thì chất lượng không cần cao lắm nhưng mẫu mã phải luôn bám kịp thị hiếu của giới trẻ, màu sắc đa dạng, tạo khả năng lựa chọn phong phú hơn cho khách hàng.
+ Tăng số lượng áo phông có chất lượng cao với các thiết bị máy in, in lưới thủ công tạo nên sự đa dạng về màu sắc, hình vẽ thể hiện trên áo.
+ Giảm số lượng áo polo Shirt nội địa may bằng vải lacost do chất liệu vải này không phù hợp với tiêu dùng trong nước.
+ Nên tăng cường sản xuất sản phẩm quần áo trẻ em. Khi sản xuất cần đặc biệt chú ý mẫu mã và mầu sắc của sản phẩm.
Để có thể đạt được các mục tiêu trên Tổng công ty cần triển khai một số công việc cụ
* Nội dung và cách thức thực hiện:
Để nâng cao chất lượng sản phẩm một cách có hiệu quả nhất thì công ty nên thực hiện theo các phương hướng sau:
Thứ nhất: Đảm bảo chất lượng dựa trên sự kiểm tra.
Kiểm tra là một khâu quan trọng không thể thiếu trong việc đảm bảo chất lượng sản phẩm cho người tiêu dung vì có khiểm tra mới phát hiện ra được các khuyết tật của sản phẩm. Việc kiểm tra sẽ cho chúng ta biết quá trình thực hiện đến đâu, hiệu quả thế nào, từ đó sẽ biết được điểm mạnh, điểm yếu để đưa ra các biện pháp khắc phục thích hợp nhất. Nhưng để đảm bảo chi phí là thấp nhất thì việc đưa các bộ phận kiểm tra vào vị trí nào nếu như thấy nó là cần thiết.
Tuy nhiên, trong quá trình kiểm tra thì những thông tin ngược từ phòng KCS đến bộ phận sản xuất thường mất nhiều thời gian và nhiều khi là vô ích, các trục trặc vẫn lặp đi lặp lại trong quá trình sản xuất. Còn kiểm tra nghiệm thu cho phép chấp nhận một tỷ lệ sản phẩm không đạt tiêu chuẩn chất lượng. Điều này cũng không thể chấp nhận được vì cứ như vậy sẽ làm giảm uy tín
của công ty. Ngoài ra, việc kiểm tra dù tiến hành chặt chẽ tới đâu cũng không bao giờ loại bỏ hểt được các khuyết tật của sản phẩm và trong bất kể trường hợp nào cũng làm giảm bớt năng suất lao động. Do đó để khắc phục nhược điểm này thì công ty có thể kết hợp với cách sau
Thứ hai: Đảm bảo chất lượng trong quá trình sản xuất
Việc đảm bảo chất lượng trong quá trình sản xuất giúp thấy được sản phẩm không đảm bảo chất lượng ở khâu nào thì cần khắc phục ngay ở khâu đó để tránh sự lãng phí.
Không ngừng ứng dụng các thiết bị khoa học mới, hiện đại hoá trang thiết bị cho doanh nghiệp dệt may để từng bước nâng cao chất lượng và hà giá thành sản phẩm, giữ chữ tín với khách hang.
Kiểm tra chặt chẽ chất lượng NPL đầu vào, tạo bạn hang cung cấp nguyên phụ liệu ổn định, đúng thời hạn, đảm bảo chất lượng.
Tuân thủ nghiêm ngặt yêu cầu của bên đặt hang về nguyên liệu, quá trình sản xuất, tiêu chuẩn kỹ thuật, quy trình kiểm tra chất lượng hang trước khi xuất khẩu qua hệ thống kiểm tra bắt buộc.
Đảm bảo yêu cầu về thời gian giao hang, chủ động trong vận chuyển bốc xếp hang hoá.
Song song với việc nâng cao chất lượng cần cải tiến mẫu mã, kiểu dáng bao bì sản phẩm để phù hợp với nhu cầu hiện nay, phù hợp với từng thời điểm tiêu dung và phù hợp với từng tập quán của từng quốc gia.
* Ý nghĩa của giải pháp:
Nâng cao chất lượng và cải tiến mẫu mã sản phẩm sẽ làm tăng uy tín của công ty, từ đó tăng sản lượng chè xuất khẩu cũng như tiêu dung trong nước, tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường quốc tế, và kiếm được nhiều lợi nhuận hơn.
Việc nâng cao chất lượng sản phẩm của công ty phải được thực hiện bằng cách tổ chức tốt công tác quản lí kỹ thuật, kiểm tra chất lượng sản phẩm ở tất cả các khâu.