Hình ảnh uy tín của sản phẩm:

Một phần của tài liệu Hoàn thiện chiến lược phát triển thị trường của tổng công ty cổ phần dệt may Hà Nội Hanosimex (Trang 54 - 56)

II. Thực trạng kinh doanh phát triển thị trường của Tổng công ty

2. Tăng cường hoàn thiện các hoạt động Marketing nhằm thúc đẩy hoạt

2.3.1. Hình ảnh uy tín của sản phẩm:

* Căn cứ đề xuất giải pháp:

Ở công ty dệt may Hà Nội hiện nay, sản phẩm chỉ được biết là được sản xuất tại Việt Nam thông qua vài dòng chữ ghi trên conteiner, mà đặc biệt không có chút thông tin nào về sản phẩm. Nhưng trong tương lai, để làm cho hình ảnh của sản phẩm (bán FOB) và công ty có trong tiềm thức của quảng

đại người tiêu dùng, sản phẩm của công ty phải mang nhãn hiệu, tên hoặc biểu tượng của công ty. Việc ghi nhãn và bao bì giúp người tiêu dùng có đủ thông tin trung thực về chất lượng và nguồn gốc của sản phẩm. Trong thực tiễn, nhãn hiệu hàng hoá là một công cụ cạnh tranh đảm bảo lợi thế trên thị trường nước ngoài. Việc gắn tên mác vào sản phẩm không chỉ đơn thuần để xác nhận sản phẩm của công ty và để phân biệt với sản phẩm của công ty khác, mà còn để duy trì một danh tiếng.

Đối với công ty, việc sản xuất gia công và gắn tên, mác nước ngoài có thể có thuận lợi cho công ty không phải lo lắng trong khâu tiêu thụ trực tiếp với người tiêu dùng, nhưng có bất lợi là về lâu dài công ty không khẳng định được mình trên thị trường. Tuy nhiên, điểm bất lợi này có thể được khắc phục trong ngày một ngày hai. Để thâm nhập vào thị trường nước ngoài, nhất là thị trường các nước công nghiệp phát triển, việc tạo uy tín qua nhãn hiệu hàng hoá sẽ gặp phải những khó khăn nhất định và công ty cần phải khắc phục những khó khăn đó trong phạm vi có thể.

* Nội dung giải pháp

- Kỹ thuật: hàng hoá đã đăng kí nhãn hiệu phải đảm bảo chất lượng ổn định, công ty không nên để tính chất lao động thủ công ảnh hưởng tới chất lượng của sản phẩm.

- Tài chính: chi phí cho các hoạt động quảng cáo, xúc tiến… là rất cao, do đó công ty cần sử dụng và kết hợp chi tiêu một cách hợp lí và có hiệu quả.

- Cung cấp: sản phẩm đã có nhãn hiệu phải đảm bảo lúc nào cũng cung cấp đủ nhu cầu thị trường, nếu chỉ vắng bóng trên thị trường một thời gian vì lí do nào đó sẽ bị lưu mờ và bị sản phẩm khác thế chỗ.

Vị trí của những người đến sau thường thấp và không có được thị phần lớn. Nhưng khi đã có đủ điều kiện, công ty cần mạnh dạn gắn nhãn mác riêng của mình lên sản phẩm, bước đầu có thể gặp khó khăn do chưa được người mua tin tưởng, song nếu không có bước đầu đó công ty sẽ không bao giờ đến được với khách hàng bằng chính tên tuổi của mình.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện chiến lược phát triển thị trường của tổng công ty cổ phần dệt may Hà Nội Hanosimex (Trang 54 - 56)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(73 trang)
w