Hoạt động thanh toán quốc tế tại ngân hàng công thương Bắc Ninh đều có sự tăng trưởng qua các năm. Doanh thu thu được từ hoạt động này ngày càng tăng và chiếm tỷ trọng ngày càng lớn trong tổng doanh thu của ngân hàng công thương Bắc Ninh. Bên cạnh những thành tựu đã đạt được, hoạt động thanh toán quốc tế tại ngân hàng công thương Bắc Ninh còn gặp phải những khó khăn nhất định.
2.3.1. Những ưu điểm đã đạt được trong hoạt động thanh toán quốc tế tại ngân hàng công thương Bắc Ninh.
Trong những năm qua, hoạt động thanh toán quốc tế tại ngân hàng công thương Bắc Ninh luôn có sự tăng trưởng, doanh thu từ hoạt động thanh toán quốc tế trong tổng doanh thu của ngân hàng ngày càng tăng. Điều này cho thấy hoạt động thanh toán quốc tế ngày càng đóng vai trò quan trọng đối với các ngân hàng nói chung và ngân hàng công thương Bắc Ninh nói riêng. Doanh thu từ hoạt động thanh toán quốc tế chiếm khoảng 30% trong số tổng doanh thu của ngân hàng. Trong các phương thức TTQT thì phương thức tín dụng chứng từ luôn mạng lại nguồn thu lớn nhất, chiếm khoảng trên 90% doanh thu từ hoạt động thanh toán quốc tế. Trong quá trình xử lý các nghiệp vụ, ngân hàng công thương luôn lấy lợi ích của khách hàng lên trên hết nhưng vẫn đảm bảo không vi phạm các đạo luật và thông lệ quốc tế. Do đó, ngân hàng công thương Bắc Ninh đã dần chiếm được lòng tin của khách hàng và tạo dựng được uy tín trên trường quốc tế.
Một thành công nữa của hoạt động thanh toán quốc tế đó là góp phần thúc đẩy hoạt động xuất nhập khẩu phát triển. Hoạt động TTQT và hoạt động xuất nhập khẩu là hai hoạt động không thể tách rời. Một hợp đồng thương mại chỉ có thể được thực hiện và thành công khi hoạt động thanh toán được đảm bảo và không mang lại rủi ro cho các bên tham gia. Đặc biệt trong hoạt động ngoại
thương, điều khoản thanh toán là cực kỳ quan trọng, vì các bên mua bán có thể không biết mặt nhau.
Hoạt động thanh toán quốc tế phát triển góp phần nâng cao trình độ và kinh nghiệm của các thanh toán viên. Để có thể xử lý các tình huống phát sinh một cách kịp thời và hợp lý đòi hỏi thanh toán viên phải có sự hiểu biết nhất định về ngoại ngữ, các thông lệ và tập quán quốc tế... Thông qua việc xử lý các nghiệp vụ phát sinh trong quá trình thực hiện TTQT sẽ giúp cho các thanh toán viên tích luỹ được kinh nghiệm, nâng cao trình độ nghiệp vụ của mình. Hiện nay, tại NHCT BN đã cử các cán bộ thanh toán quốc tế đi học các lớp đào tạo để có thể nâng cao được trình độ nghiệp vụ, nhân tố quan trọng thúc đẩy sự phát triển của hoạt động TTQT.
2.3.2. Những tồn tại trong việc phát triển hoạt động thanh toán quốc tế của ngân hàng công thương Bắc Ninh.
Hoạt động thanh toán quốc tế tại ngân hàng công thương Bắc Ninh đã đạt được những thành tích nhất định. Bên cạnh đó, hoạt động thanh toán quốc tế của ngân hàng công thương Bắc Ninh vẫn còn những mặt hạn chế:
Thời gian xử lý các giao dịch tại ngân hàng còn chưa nhanh. Trong quy trình TTQT tại hệ thống NHCT Việt Nam thì NHCT BN đóng vai trò là chi nhánh loại 2. Do vậy, các thủ tục liên quan đến mở L/C, thanh toán L/C đều phải thông qua hội sở chính. Điều này sẽ kéo dài thời gian xử lý các giao dịch, kéo dài thời gian thanh toán, ảnh hưởng đến việc kinh doanh của khách hàng cũng như hoạt động của ngân hàng.
Trong hoạt động thanh toán quốc tế, hiện nay NHCT BN mới chỉ cung cấp được các sản phẩm dịch vụ truyền thống như thanh toán L/C, thanh toán bằng phương thức nhờ thu, còn các phương thức khác đặc biệt là trong thanh toán L/C chưa được đa dạng như thanh toán L/C tuần hoàn, thanh toán L/C điều khoản đỏ,
thanh toán L/C giáp lưng... Sản phẩm dịch vụ tại NHCT BN còn chưa đa dạng, chưa đáp ứng được hết nhu cầu khách hàng.
2.3.3. Nguyên nhân của những tồn tại đó.