Nguyên nhân từ phía ngân hàng công thương Bắc Ninh.

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển hoạt động thanh toán quốc tế tại ngân hàng công thương chi nhánh tỉnh Bắc Ninh (Trang 42 - 43)

Từ năm 1991 ngân hàng công thương Việt Nam mới tham gia hoạt động thanh toán quốc tế. Cũng như hoạt động thanh toán quốc tế của toàn hệ thống ngân hàng công thương Việt Nam ngân hàng công thương Bắc Ninh bắt đầu tham gia vào hoạt động thanh toán quốc tế khi các ngân hàng khác đã ổn định hoạt động thanh toán quốc tế của mình. Một trong những nguyên nhân dẫn đến doanh số hoạt động thanh toán quốc tế tại ngân hàng công thương Bắc Ninh hiện nay còn thấp là do hoạt động thanh toán quốc tế triển khai chậm dẫn đến cơ cấu khách hàng giao dịch tại ngân hàng công thương Bắc Ninh đại đa số là những khách hàng kinh doanh nội địa, số lượng khách hàng có hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu còn rất hạn chế nhất là các đơn vị có hoạt động xuất khẩu.

Hơn thế nữa, các sản phẩm dịch vụ thanh toán quốc tế khác của ngân hàng công thương Việt Nam như thanh toán séc du lịch, thanh toán thẻ tín dụng quốc tế cũng tham gia vào thị trường muộn khi các sản phẩm dịch vụ cùng loại của các ngân hàng khác đã và đang trong giai đoạn phát triển chín muồi. Điều này dẫn đến việc rất khó khăn trong việc phát triển các sản phẩm dịch vụ của mình và tìm được vị trí xứng đáng. Cụ thể:

Thứ nhất, ngân hàng công thương Bắc Ninh chưa quan tâm đúng mức đến công tác marketing: Tại ngân hàng công thương Bắc Ninh, các hoạt động marketing chưa được tiến hành một các có tổ chức và hệ thống. Hoạt động marketing còn mang tính thụ động. Đặc biệt các biện pháp kích thích tiêu thụ chưa có, chính vì vậy chưa khuyếch trương được các hoạt động thanh toán quốc tế của ngân hàng công thương Bắc Ninh, chưa lôi kéo được khách hàng, lượng

khách hàng sử dụng các sản phẩm dịch vụ thanh toán quốc tế của ngân hàng còn ít.

Thứ hai, chính sách khách hàng của ngân hàng còn chưa hợp lý: Hiện nay, ngân hàng công thương mới chỉ có chính sách ưu đãi lãi suất tín dụng đối với những khách hàng có dư nợ tín dụng cao mà chưa có một chính sách khuyến khích cụ thể nào đối với những khách hàng có doanh số tham gia hoạt động thanh toán quốc tế tại ngân hàng lớn. Điều này dẫn đến việc không khuyến khích được khách hàng đã tham gia hoạt động thanh toán quốc tế tại ngân hàng, cũng như lôi kéo thêm khách hàng sử dụng các sản phẩm dịch vụ thanh toán quốc tế của mình.

Thứ ba, giá cả dịch vụ thanh toán quốc tế vẫn theo một biểu phí cứng nhắc không thay đổi nhanh nhạy kịp với thị trường. Ngân hàng công thương Bắc Ninh phải tuân thủ biểu phí dịch vụ đối ngoại chung do ngân hàng công thương ban hành. Biểu phí này thông thường phải có một khoảng thời gian rất lâu từ lúc có dự thảo đến khi đưa vào thực hiện. Tính nhanh nhạy không được đảm bảo, tính cập nhật với thị trường yếu.

Thứ tư, công nghệ ngân hàng vẫn chưa được tự động hoá cao: Hiện nay trong hệ thống ngân hàng công thương Việt Nam, mọi giao dịch bằng điện đi đến đều phải thực hiện thông qua ngân hàng công thương, mọi điện đi đến phát sinh của các chi nhánh đều phải truyền lên trung ương bằng hệ thống thanh toán nội bộ IBS. Do đó các điện đều phải đọng lại ở trung ương ít nhất một ngày để chờ kiểm soát và chuyển sang hệ thống thanh toán liên ngân hàng quốc tế (SWIFT). Mọi bức điện đến trung ương thông qua mạng SWIFT cũng phải đọng lại ở trung ương ít nhất 1 ngày để xác thực và chuyển sang mạng thanh toán nội bộ để truyền về chi nhánh.

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển hoạt động thanh toán quốc tế tại ngân hàng công thương chi nhánh tỉnh Bắc Ninh (Trang 42 - 43)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(53 trang)
w