trình thanh toán tín dụng chứng từ
Trong thanh toán quốc tế bằng L/C luôn tồn tại nhiều rủi ro, trong đó có rủi ro tín dụng. Rủi ro tín dụng phát sinh trong trường hợp khách hàng vay để ký quỹ mở L/C mà khi đến hạn, khách hàng không hoàn trả đầy đủ cả gốc và lãi. Hệ thống quản trị rủi ro đã được Techcombank chú trọng phát triển ngay từ những ngày đầu đi vào hoạt động. Sau khi phòng quản trị rủi ro được thành lập, bộ phận này đã tích cực rà soát lại công tác kiểm soát tín dụng trên toàn hệ thống, nghiên cứu và áp dụng các kỹ thuật quản lý danh mục (các con số, các ràng buộc, tài sản thế chấp, các khoản thanh toán, xem xét lại tín dụng) tiên tiến trên thế giới. Một loạt các hệ thống báo cáo kiểm soát đã được đề xuất áp dụng như:
- Hệ thống báo cáo kiểm soát rủi ro sản phẩm thấu chi tín chấp với các kỹ thuật lần đầu tiên được giới thiệu và áp dụng như: net flow, hard core, vintage analysis…
- Hệ thống chấm điểm rủi ro tín dụng doanh nghiệp được xây dựng tiếp nối phương pháp định lượng đã được ban hành từ năm 2005 và có sửa đổi cải tiến áp dụng một phần các thông lệ của Basel II theo các chuyên gia của HSBC.
Hệ thống quản trị rủi ro tín dụng nói chung và rủi ro trong thanh toán quốc tế bằng L/C nói riêng đã giúp ban lãnh đạo Techcombank có cái nhìn tốt hơn về diễn biến chất lượng tín dụng của toàn bộ hệ thống và là thông tin quan trọng tham mưu đắc lực trong việc đưa ra các quyết định quan trọng trong kinh doanh. Về việc đầu tư công nghệ hiện đại vào quy trình thanh toán, ngoài việc sử dụng có hiệu quả hệ thống quản trị rủi ro cùng các giải pháp công nghệ, TTGDHS cần quán triệt tới từng thanh toán viên các nguyên tắc sau:
Thứ nhất, mỗi cán bộ, mỗi bộ phận phải sử dụng và khai thác tốt tính năng và hiệu quả các thiết bị công nghệ sẵn có; luôn nâng cấp các chương trình phần mềm, cải tiến hệ thống máy móc thiết bị, thiết lập mạng cục bộ đảm bảo trao đổi dữ liệu nội bộ thông suốt liên tục, sử dụng hệ thống truyền tin qua mạng SWIFT để phục vụ cho nhu cầu truyền tin, chú trọng việc giảm thiểu sai sót do máy móc công nghệ gây ra.
Thứ hai, do nhu cầu ngày càng hiện đại hoá ngân hàng, TTGDHS cần đặc biệt chú trọng tới đầu tư trang bị các thiết bị máy móc hiện đại, đầu tư vào việc nghiên cứu áp dụng những công nghệ tiên tiến của ngành ngân hàng để đáp ứng những đòi hỏi trong phương thức tín dụng chứng từ và đòi hỏi ngày càng cao, khắt khe của khách hàng. Việc đầu tư này đòi hỏi chi phí đáng kể đối với Trung tâm giao dịch nhưng đổi lại sẽ giảm được những thao tác thủ công mất nhiều thời gian, giảm rủi ro trong thanh toán do các thao tác thủ công gây ra, tốc độ thanh toán nhanh và đương nhiên hiệu quả thanh toán sẽ tăng lên.