Thực trạng rủi ro tín dụng

Một phần của tài liệu Giải pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng trong hoạt động kinh doanh tại chi nhánh NHNN&PTNT tỉnh Hải Dương (Trang 36 - 39)

II Phân theo nguồn VHĐ

6 Bội chi (USD) 5.821 025 204 9.101 3.07 7 Tổng thu EUR572.081.4292.87

2.2.2. Thực trạng rủi ro tín dụng

2.2.2.1. Tình hình nợ xấu

Tín dụng mang nội dung ứng trước cho người vay , bởi vậy rủi ro là một thuộc tính vốn có của tín dụng . Rủi ro tín dụng có thể được biểu hiện trựo tiếp là vốn cho vay ra không thu hồi được đủ cả gốc và lãi khi đến hạn , hoặc cũng có thể được biểu hiện dưới dạng rủi ro tiềm ẩn như là những khoản nợ được giãn nợ , khoanh nợ , gia hạn nợ hoặc nợ trong hạn nhưng thực tế đã có nguy cơ khách hàng không trả được nợ đúng hạn trong tương lai khi đến hạn do sản xuất kinh doanh thua lỗ hoặc do những nguyên nhân khác mà hiện tại khách hàng và ngân hàng không lường trước hết được .

Bảng 07: Thực trạng nợ quá hạn theo thời gian quá hạn

Đơn vị: Tỷ đồng

Nội dung

Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006

Tăng, giảm 2005 so với 2004 Tăng, giảm 2006 so với 2005 Số tiền % Số tiền % Số tiền % Số tiền % Số tiền % Tổng dư nợ 1555,7 1895,3 2322,3 Tổng NQH 12,3 100 14,2 100 27,8 100 1,9 15,4 13,6 95,7 NQH < 180 8,63 70,1 9,71 68,3 17,8 64 1,08 12,5 8,09 83,3 180 <NQH < 360 3,01 24,47 3,06 14,5 7,53 27,68 0,05 1,6 4,47 146,07 NQH > 360 0,66 5,36 1,43 17,1 2,47 8,8 0,77 116,6 1,04 72,7 NQH/Tổng dư nợ 0,79 % 0,75 % 1,2%

( Trích bảng cân đối kế toán)

Qua bảng số liệu trên ta thấy nợ quá hạn có xu hướng tăng lên trong những năm gần đây . Nợ quá hạn năm 2004 tăng chủ yếu là do chuyển từ nợ khoanh , nợ giãn có thời hạn phát sinh từ những năm trước mà Chi nhánh vẫn chưa xử lý được triệt để . Nợ quá hạn ( 6 tháng và trên 6 tháng đến 1 năm tăng chút ít nhưng có khả năng thu hồi ) . Năm 2005 nợ quá hạn vẫn tiếp tục tăng hơn so với năm trước là 1,9 tỷ đồng , tỷ lệ tăng 15,4 % , Năm 2006 nợ quá hạn tăng hơn so với năm trước đó là 13,6 tỷ đồng , tỷ lệ tăng 95,7 % điều này đã phản ánh một thực trạng về công tác phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng tại Chi nhánh vẫn còn yếu kém , chưa có biện pháp tích cực để thu hồi nợ quá hạn .

Để phân tích và tìm ra nguyên nhân dẫn đến nợ quá hạn tập trung ở loại cho vay nào và đối với các thành phần kinh tế nào ta tiếp tục xem xét diễn biến nợ quá hạn của Chi nhánh qua bảng số liệu sau :

Bảng 08 :Nợ quá hạn theo tài sản đảm bảo

Đơn vị: tỷ đồng

Nội dung Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006

Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng

Nợ quá hạn 0 0% 0 0% 0 0%

Có TSĐB 0 0% 0 0% 0 0% NQH phân theo thành phần kinh

tế

12.354 100% 14.235 100% 27.890 100%

KTQD 0 0% 0 0% 0 0%

KTNQD 12.354 100% 14.235 100% 27.890 100%

NQH phân theo thời hạn cho vay 12.354 100% 14.235 100% 27.890 100% NQH ngắn hạn 2.170 17,56% 4.890 34,3 12.486 44,7 NQH trung và dài hạn 10.184 469,3 9.345 65,6 15.404 55,2

(Trích bảng cân đối kế toán)

Qua bảng số liệu trên và tình hình diễn biến nợ quá hạn tại chi nhánh cho thấy nợ quá hạn năm 2004 và 2005,2006 tăng chu yếu là nợ quá hạn theo thành phần kinh tế đặc biệt là kinh tế ngoài quốc doanh có tỷ lệ nợ quá hạn cao do khách hàng bị khó khăn về tài chính lên chậm trả nợ khi đến hạn thanh toán dẫn đến nợ quá hạn . Tỷ trọng nợ quá hạn trong những năm gần đây của chi nhánh liên tục tăng là do chi nhánh đầu tư vào các phương án , dự án sản xuất kinh doanh của các hộ kinh doanh , cá thế ... với qui mô nhỏ , vốn tự có thấp … Trong khi đó nợ quá hạn theo thời hạn cho vay lại tập trung chủ yếu ở cho vay trung và dài hạn vì đây là khoản cho vay đầu tư vào các khu công nghiệp các dự án , phương án sản xuất kinh doanh với quy mô lớn , khả năng thu hồi vốn trong thời gian dài . Dẫn đến rủi ro trong hoạt động tín dụng

b. Trích lập dự phòng rủi ro Đơn vị :tỷ đồng Stt Chỉ tiêu Tổng dư nợ Số tiền phải trích Tỷ lệ trích / Tổng dư nợ Nợ quá hạn/ Tổng dư nợ 1 Năm 2004 1.556 2,5 0,16% 0.79% 2 Năm 2005 1.895 11 0,58% 0.75% 3 Năm 2006 2.332 17 0,73% 1.2%

(Báo cáo phân loại nợ trích lập dự phòng rủi ro)

Cuối năm 2004 do Chi nhánh phải giải quyết những khoản nợ quá hạn còn tồn đọng do chuyển những khoản nợ khoanh , giãn hết thời hạn khoanh , giãn nợ sang nợ quá hạn . Do đó NHNN&PTNT hàng năm phải trích ra một

khoản tiền rất lớn từ lợi nhuận thu được để bù đắp vào những khoản nợ quá hạn . Trong năm 2004 số tiền phải trích cho dự phòng rủi ro là 2,5 tỷ đồng , tỷ lệ trích là 0,16 % , năm 2005 số tiền phải trích cho rủi ro tín dụng tăng cao đột biến do tỷ lệ nợ quá hạn tăng lên . Năm 2006 Chi nhánh vẫn chưa giải quyết triệt để các biện pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng dấn đến tình trạng nợ quá hạn của năm trước dồn cho năm sau lên tỷ lệ số tiền trích cho dự phòng lên đến 17 tỷ đồng và tỷ lệ trích là 0,73 % đây là vấn đề mà Chi nhánh NHNN%PTNT cần phải chú trọng quan tâm đến công tác cũng như các biện pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng Ngân hàng nâng cao hiệu quả kinh doanh

Một phần của tài liệu Giải pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng trong hoạt động kinh doanh tại chi nhánh NHNN&PTNT tỉnh Hải Dương (Trang 36 - 39)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(76 trang)
w